Thử nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phối hợp hoạt động giữa trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch với phòng giáo dục đào tạo trong việc tổ chức các lớp năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh (Trang 94 - 114)

- Về tính khả thi: Biện pháp 1 xếp thứ nhất (87%) Biện pháp 2 xếp thứ nhì (84%) Biện pháp 3 xếp thứ ba (78%) Biện pháp 4 xếp thứ năm (71%) Biện pháp 5 xếp thứ năm (71%) Biện pháp 6 xếp thứ tư (76%) Tính trung bình về tính khả thi: 78%

- Số ý kiến cho rằng không khả thi và lưỡng lự:

Biện pháp 2: 16% trong đó ý kiến lưỡng lự: 7% xếp thứ năm. Biện pháp 3: 22% trong đó ý kiến lưỡng lự: 12% xếp thứ tư. Biện pháp 4: 29% trong đó ý kiến lưỡng lự: 15% xếp thứ nhất. Biện pháp 5: 29% trong đó ý kiến lưỡng lự: 14% xếp thứ nhì. Biện pháp 6: 247% trong đó ý kiến lưỡng lự: 14% xếp thứ ba. Tính trung Bình: 22% trong đó số ý kiến lưỡng lự 11%.

Từ kết quả khảo nghiệm trên chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau: * Tất cả 6 biện pháp đều nhận được sự đồng thuận cao.

- Về tính cần thiết và rất cần thiết: Trung bình là: 78%

Trong đó: - Biện pháp 1 chiếm tỷ lệ đồng thuận cao nhất: 91%

- Biện pháp 4 thấp nhất: 72%

Chứng tỏ 6 biện pháp tác giả đề xuất là phù hợp với thực tiễn của đại bộ phận các đối tượng tham gia vào hoạt động phối hợp các LLGD cho HS. Tất nhiên cũng xuất phát từ vị trí công tác, nhận thức của các đối tượng khảo nghiệm nên vẫn có bình quân 22% ý kiến lưỡng lự và không cần thiết, trong đó có 14% cho là không cần thiết. Theo chúng tôi đây cũng là biểu hiện bình thường vì trình độ xem xét vấn đề của các đối tượng khác nhau

- Về tính khả thi và rất khả thi: Trung bình là: 78%

Trong đó:

- Biện pháp 1 chiếm tỷ cao nhất: 87%

- Biện pháp 4 và 5 chiếm tỷ lệ thấp nhất: 71%

Điều này khẳng định 6 biện pháp đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng được trong điều kiện về kinh tế, xã hội cụ thể hiện nay và phù hợp với thực tiễn của đại bộ phận các đối tượng tham gia vào hoạt động phối hợp các LLGD cho HS. Tuy nhiên xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng gia đình, từng hoàn cảnh, điều kiện làm việc, phương tiện làm việc, môi trường làm việc, lĩnh vực công tác, mức độ công tác, cường độ làm việc theo không gian cũng như thời gian, nhận thức của các đối tượng khảo nghiệm nên vẫn có bình quân

22% ý kiến lưỡng lự và cho rằng khó thực hiện không khả thi, trong đó có 11% cho là không cần thiết. Theo chúng tôi đây cũng là biểu hiện bình thường vì trình độ xem xét vấn đề của các đối tượng khác nhau, điều kiện, hoàn cảnh, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ ở mỗi địa phương, mỗi gia đình, mối đối tượng khác nhau.

Xét tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp chúng tôi thấy cả 6 biện pháp đều nhận được sự đồng tình nhất trí cao trên 70%, những ý kiến đồng tình chiếm đa số vậy chứng tỏ 6 biện pháp chúng tôi xây dựng và đưa ra đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trong việc phối hợp, liên kết 3 môi trường GD cho HS giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Kết luận chương 3

Sau khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổ chức phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD- ĐT trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho học sinh huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi tiến hành khảo sát mối quan hệ và tính cấp thiết, khả thi các biện pháp. Kết quả cho thấy: Tất cả 6 biện pháp đều nhận được sự đồng thuận cao. Chứng tỏ 6 biện được đề xuất là phù hợp với thực tiễn của đại bộ phận các đối tượng tham gia vào hoạt động phối hợp các LLGD cho HS. Về tính khả thi và rất khả thi, điều này khẳng định 6 biện pháp đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng được trong điều kiện về kinh tế, xã hội cụ thể hiện nay và phù hợp với thực tiễn của đại bộ phận các đối tượng tham gia vào hoạt động phối hợp các LLGD cho HS.

Xét tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp chúng tôi thấy cả 6 biện pháp đều nhận được sự đồng tình nhất trí cao trên 70%, những ý kiến đồng tình chiếm đa số vậy chứng tỏ 6 biện pháp chúng tôi xây dựng và đưa ra đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trong việc phối hợp, liên kết giữa TT VHTT&DL với PGD- ĐT trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã được trình bày trong luận văn, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1.1. QLPH giữa các LLGD trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS đỏi hỏi sự thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp nhằm phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu của từng lực lượng tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đó là một nguyên tắc cơ bản của quá trình GD hoàn thiện nhân cách cũng như phát huy năng khiếu của HS.

1.2. Trong quá trình GD năng khiếu cho HS, muốn đạt hiệu quả thì phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện. Phải tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các LLGD tham gia, tạo thành mạng lưới GD ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ có như vậy công tác GD mới đạt kết quả mong muốn đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng GD toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

1.3. Kết quả khảo sát CBQL, GV, PHHS, huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ và các trường trên địa bàn huyện cho thấy hiệu quả của việc tổ chức phối hợp và QLPH giữa các LLGD nhằm GD năng khiếu cho HS mặc dù đã mang lại những ý nghĩa thiết thực, song cũng bộc lộ một vài hạn chế chưa được như mong muốn. Điều đó có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về các giải pháp và biện pháp tổ chức phối hợp.

1.4. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về thực trạng tổ chức phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT đề tài đưa ra 6 biện pháp chính: Đã xuất phát từ lý luận của khoa học GD, QLGD … và thực trạng đã được khảo sát đối với các trường của huyện Thanh Thủy và có tiếp thu kinh nghiệm của một số trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Việc QLPH được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau thông qua các con đường khác nhau. Hoạt động QLPH đòi hỏi phải có quan điểm tổng

hợp đồng bộ, khi sử dụng biện pháp, phải khéo léo lựa chọn phối hợp giữa các biện pháp.

Lựa chọn các biện pháp đó cần dựa vào mục đích nội dung từng hoạt động tổ chức phối hợp, dựa vào đặc điểm nhân cách của các bậc PHHS, từng cá nhân trong cộng đồng, dựa vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng địa phương, của cộng đồng dân cư dựa vào điều kiện vật chất và khả năng sử dụng biện pháp của người QL.

1.5. Đề tài nghiên cứu có tính khả thi: Các biện pháp có thể được sử dụng vào thực tiễn nhằm QLPH các LLGD một cách phù hợp bởi chúng chủ yếu huy động nội lực của các CBQL, huy động tiềm năng của các phương pháp QL, phương tiện QL...

Hơn nữa với chất lượng của CBQL không ngừng được nâng cao, mỗi cấp QLGD đều có thể vận dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài này vào thực tiễn của trường trong huyện, tỉnh...

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Hiện nay chúng ta còn thiếu những văn bản pháp quy của nhà nước, cấp trên và địa phương để chỉ đạo các ban, ngành thực hiện phối hợp trong việc GD năng khiếu TDTT HS để nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc GD HS. Vì vậy, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần có những văn bản, những quy định cụ thể về việc phối kết hợp GD.

Biên soạn và phát hành tài liệu nhằm giúp các LLGD và QLGD HS trong và ngoài nhà trường nhằm giúp họ hiểu biết đúng đắn việc phối kết hợp GD, có nội dung thiết thực để GD con em mình trong hoàn cảnh xã hội ngày càng có nhiều tác động phức tạp như hiện nay.

2.2. Đối với Sở giáo dục và đào tạo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Tăng cường chỉ đạo và kiểm tra công tác giáo dục năng khiếu TDTT cho HS ở các trường .

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, năng lực QL, tổ chức công tác phối hợp GD cho CBQL. Thường xuyên tổ chức các giải thể thao, hội khỏe… để các em có cơ hội cọ sát, phấn đấu.

Có cơ chế động viên khen thưởng kịp thời, khuyến khích các em tích cực tham gia.

2.3. Đối với các trường

Dưới sự chỉ đạo của PGD-ĐT huyện, các trường chủ động xây dựng kế hoạch chiến lược và kế hoạch cụ thể việc phối hợp và QLPH các LLGD trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS.

Xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ nhận thức về tầm quan trọng của việc phối hợp GD bằng nhiều hình thức như tập huấn, ký các văn bản liên tịch phối hợp thực hiện; Xây dựng kế hoạch cơ chế phối hợp hoạt động GD; Kế hoạch huy động các nguồn lực phục vụ cho hoạt động GD năng khiếu cho HS.

2.4. Đối với địa phương

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của TDTT đối với HS trong giai đoạn hiện nay.

Vận động các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân, cộng đồng dân cư thường xuyên tham gia vào công tác bồi dưỡng TDTT cho HS.

Tăng cường công tác phối hợp vận động quần chúng nhân dân tham gia công tác xã hội hóa GD, tạo nguồn kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi về nhân lực, vật lực để phục vụ cho công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS trên địa bàn huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Affanaxep A. G. (1979), Con người trong quản lý xã hội, Bản tiếng việt, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2008), Tập bài giảng quản lý Nhà nước và vai trò xã hội trong quản lý giáo dục.

4. BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1970), Chỉ thị 180-CT/TW

ngày 26/8/1970 về tăng cường công tác TDTT trong những năm tới.

5. BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.

6. BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 227-CT/TW về công tác TDTT trong tình hình mới.

7. BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Chỉ thị số 227- CT/TW ngày 24/3/1994 về công tác TDTT trong tình hình mới.

8. BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

9. BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, lần thứ 7 và lần thứ 11.

10. Bộ Giáo dục (1997), Điều lệ nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Bộ GD-ĐT (1998), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Nxb, Hà Nội. 12. Bộ Giáo dục (1999), Thông tư 29/TT - Hướng dẫn, đánh giá xếp loại học

sinh và THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Các-Mác, Ph. Ănghen toàn tập (1993), Bản tiếng Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Lý luận đại cương về quản lý.

15. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Sự phát triển các quan điểm giáo dục hiện đại.

16. Phạm Văn Đồng (1999), Giáo dục quốc sách hàng đầu tương lai của dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Lê Văn Giang (2001), Những vấn đề lý luận của Khoa học giáo dục,

Nxb Quốc gia, Hà Nội.

18. Giáo trình Khoa học quản lý (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013).

21. Hoàng Kim Hữu (1995), Liên kết nhà trường, Gia đình và xã hội.

22. Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý,

NXB Lao động, Hà Nội.

23. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

24. Kônđacov M. I. (1984), Cơ sở lý luận Khoa học Quản lý Giáo dục,

Bản tiếng Việt - Trường CBQL GD và viện KHGD.

25. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý Nhà nước về Giáo dục - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Lân (1958), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Nguyễn Văn Lê, Tạ Văn Danh (1994), Khoa học quản lý, Nxb Thành phố

Hồ Chí Minh.

28. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Lưu Xuân Mới (1999), Kiểm tra, thanh tra đánh giá trong giáo dục,

Trường CBQLGD-ĐT, Hà Nội.

30. Mai Văn Muôn (1998), Giáo dục TDTT- vấn đề bức xúc nhất trong công

tác GDTC hiện nay, tuyển tập NCKH GDTC, sức khỏe trong nhà trường các cấp, NXB TDTT.

31. Nguyễn Ngọc Quang (1968), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý

giáo dục, Trường quản lý giáo dục trung ương, Hà Nội.

32. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Pháp lệnh TDTT số 28/2000/ PL-UBTVQH10 ngày 25/9/2000 của UB TVQH.

33. Hồ Đắc Sơn (2012), Đánh giá chương trình môn học thể dục trong giáo

dục phổ thông sau 10 năm đổi mới, NXB Giáo dục.

34. Vũ Văn Tảo (1998), Chính sách và định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ở Việt Nam, Trường CBQL trung ương, Hà Nội.

35. Vũ Đức Thu và cộng sự (1998), Nghiên cứu định hướng và giải pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên TDTT trường học, Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, sức khỏe trường học các cấp.

36. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2198/QĐ/TTg ngày 03/12/2010

về việc phê duyệt chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020.

37. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ/TTg, ngày 28/4/2011

về việc phê duyệt "Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2020".

38. Thủ tướng Chính phủ (2012), Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 7/3/2012, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011- 2016.

39. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp GDTC trường học, Nxb TDTT.

40. Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Kỳ (1984), Một số vấn đề quản lý Giáo dục.

Trường cán bộ Quản lý giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 41. Viện KHGD (1995), Quản lý trường tập 1, Nxb Hà Nội.

42. Viện Khoa học Giáo dục (1998), Giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội

nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay, Nxb Hà Nội.

43. Phạm Viết Vượng (2005), Quản lý Hành chính Nhà nước và Quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

(Dành cho Cán bộ, Quản lý TT và các trường )

Để tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD- ĐT trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS hiện nay. Kính mong quý vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phối hợp hoạt động giữa trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch với phòng giáo dục đào tạo trong việc tổ chức các lớp năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh (Trang 94 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)