ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 26 - 31)

toàn bộ các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý về TTATGTĐB, cũng như các hoạt động tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật giao thông đường bộ nhằm bảo đảm thiết lập và duy trì TTATGTĐB. Thông qua việc xác lập trật tự quản lý nhà nước về giao thông đường bộ góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

1.2.1. Đặc điểm về chủ thể quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB

Quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB có thể do nhiều chủ thể tham gia, không thể chỉ do nhà nƣớc, nhất là trong xu thế xã hội hóa. Tuy nhiên, trong hệ thống chủ thể quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB, nhà nƣớc, trực tiếp là các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc là chủ thể chủ yếu. Những cơ quan này thực hiện quản lý với tƣ cách đại diện công quyền, mang quyền lực nhà nƣớc. Vì lẽ đó, các quyết định quản lý về TTATGTĐB có giá trị pháp lý, có tính chất bắt buộc, cƣỡng chế; đa số các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình quản lý là những quan hệ hành chính, các bên chủ thể không có địa vị pháp lý bình đẳng; phƣơng pháp điều chỉnh là phƣơng pháp quyền uy, mệnh lệnh - phục tùng.

Từ đặc trƣng trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc nói chung, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB phụ thuộc vào

nhiều yếu tố, nhất là vào cơ chế thực thi quyền lực, trong đó quyền lực của các cơ quan quản lý chỉ là phƣơng tiện bảo đảm cho các quyết định quản lý đƣợc thực thi. Chỉ trên cơ sở nhận thức nhƣ vậy để khắc phục việc tuyệt đối hóa quyền lực, đề cao quyền lực cƣỡng chế thay vì ra các quyết định quản lý, khách quan, khoa học, hợp lòng dân bằng các quyết định cấm đoán phi lý, tùy tiện, nhất là trên lĩnh vực quản lý về TTATGTĐB.

1.2.2. Đặc điểm về nội dung quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB

Quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB dựa trên cơ sở pháp lý trực tiếp là pháp luật về an toàn giao thông (ATGT). Việc ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đƣờng bộ (GTĐB) là toàn bộ nội dung quản lý. Pháp luật về GTĐB đƣợc hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật, có nguồn là các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, trình tự, thủ tục luật định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động GTĐB. Từ đây có thể rút ra một số vấn đề sau:

- Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về GTĐB là các quan hệ phát sinh trong hoạt động GTĐB, trong đó đƣờng bộ gồm đƣờng đi trên đất liền dùng cho ngƣời đi bộ và xe cộ. Theo Luật GTĐB (năm 2001) thì đƣờng bộ đƣợc giải thích cụ thể và mở rộng hơn, bao gồm đƣờng, cầu, đƣờng bộ, hầm đƣờng bộ, bến phà đƣờng bộ.

- Hoạt động GTĐB là hoạt động của con ngƣời, đa số là hoạt động liên quan đến phƣơng tiện và sử dụng phƣơng tiện giao thông trên đƣờng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu công tác, học tập, sản xuất, kinh doanh, đi lại thăm thân của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

Nhƣ vậy, đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật về TTATGTĐB là các quan hệ phát sinh trong hoạt động GTĐB liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau của con ngƣời. Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ đó, nhà nƣớc với

tƣ cách là chủ thể quản lý, thực hiện việc tổ chức, định hƣớng và kiểm soát hoạt động GTĐB, bảo đảm cho các hoạt động đó có trật tự.

Từ phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh trên cho thấy pháp luật GTĐB chỉ là một bộ phận của pháp luật về an toàn giao thông, bên cạnh đó còn có pháp luật về giao thông đƣờng thủy (đƣờng thủy nội địa), pháp luật về giao thông đƣờng sắt, pháp luật về giao thông đƣờng không, và pháp luật về giao thông đƣờng biển.

- Nội dung của pháp luật GTĐB. Luật GTĐB (năm 2001) - bộ phận cốt lõi của pháp luật GTĐB thể hiện tập trung những nội dung căn bản của pháp luật GTĐB, với các nội dung sau: quy định các quy tắc GTĐB, các điều kiện bảo đảm GTĐB của kết cấu hạ tầng, phƣơng tiện và ngƣời tham gia GTĐB, các điều kiện bảo đảm hoạt động vận tải đƣờng bộ. Cụ thể là những vấn đề sau: + Các quy định chung, gồm quy định về nguyên tắc bảo đảm ATGTĐB; về chính sách pháp luật trên lĩnh vực GTĐB, về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật GTĐB; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên trong bảo đảm TTATGTĐB; các hành vi nghiêm cấm, trong đó có 15 hành vi mà việc vi phạm sẽ gây hậu quả không chỉ phá vỡ TTATGTĐB, mà còn làm thiệt hại về tính mạng, tài sản, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

+ Các quy định về quy tắc GTĐB. Đây là nội dung trọng yếu của Luật Giao thông đƣờng bộ, gồm các quy tắc trong các hoạt động giao thông cụ thể, nhƣ quy tắc đối với ngƣời điều khiển phƣơng tiện trong các loại đƣờng và địa bàn cụ thể, quy tắc về tổ chức và điều khiển giao thông, xử lý tai nạn giao thông.

+ Các quy tắc về kết cấu hạ tầng GTĐB;

+ Các quy định về phƣơng tiện tham gia GTĐB;

+ Các quy định về ngƣời điều khiển phƣơng tiện GTĐB; + Các quy định về vận tải đƣờng bộ

+ Các quy định quản lý nhà nƣớc về GTĐB.

Ngoài ra, Luật GTĐB còn có quy định việc khen thƣởng và xử lý vi phạm, điều khoản thi hành.

Những quy định quản lý nhà nƣớc về GTĐB gồm các nội dung sau: 1, Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tƣ phát triển GTĐB; xây dựng và chủ động thực hiện chƣơng trình quốc gia về ATGTĐB và các biện pháp bảo đảm GTĐB thông suốt, an toàn cũng nhƣ tổ chức thực hiện;

2, Ban hành các văn bản bản quy phạm pháp luật về GTĐB; 3, Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB; 4, Tổ chức quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB;

5, Đăng ký, cấp, thu hồi biển số, phƣơng tiện GTĐB; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lƣợng, an toàn kỹ thuật, về bảo vệ môi trƣờng của phƣơng tiện GTĐB;

6, Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; 7, Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về GTĐB, đào tạo cán bộ và công nhân viên kỹ thuật GTĐB;

8, Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về GTĐB;

9, Hợp tác quốc tế về GTĐB.

Trong nội dung các quy định quản lý nhà nƣớc về GTĐB có các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về GTĐB, khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý về GTĐB, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và UBND các cấp, và về thanh tra GTĐB.

Những nội dung trên của quản lý nhà nƣớc về GTĐB rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, không chỉ là các quy phạm pháp luật thuộc phần riêng của luật hành chính, mà cả các quy phạm pháp luật về tổ

chức nhà nƣớc, pháp luật dân sự, các văn bản pháp luật phục vụ hội nhập quốc tế. Vì thế, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong các quy định liên quan đến TTATGTĐB, và chủ yếu là các quy định về hoạt động GTĐB của ngƣời và phƣơng tiện giao thông cũng nhƣ những vấn đề liên quan nhằm bảo đảm ATGTĐB.

1.2.3. Đặc điểm về khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB

Khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào giao thông đƣờng bộ. Tuy nhiên, do quản lý nhà nƣớc thực chất là quản lý con ngƣời, gắn với những quan hệ xã hội cụ thể, nhằm tạo ra những cơ hội, khả năng phát triển con ngƣời, hƣớng dẫn, định hƣớng hoạt động của họ theo một trật tự phù hợp với quy luật phát triển xã hội thì khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB đƣợc quan niệm là trật tự được thiết lập nhờ đó mà bảo đảm cho GTĐB được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt, bảo đảm mỹ quan, môi trường, hạn chế thấp nhất vi phạm pháp luật GTĐB, ùn tắc giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do TNGT gây ra. Điều cần lƣu ý là quan niệm này về khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB nhƣ trên phải xuất phát từ quan niệm đúng đắn về TTATGTĐB. Theo các tác giả đề tài khoa học cấp Bộ: "Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông", Bộ Công an (1998), và Từ điển Bách Khoa Công an nhân dân thì:

Trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là hệ thống các mối quan hệ xã hội đƣợc hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Giao thông vận tải công cộng mà mọi ngƣời tham gia giao thông phải tuân theo để bảo đảm hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế thấp nhất TNGT, gây thiệt hại về ngƣời và tài sản” [49, tr.130].

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 26 - 31)