MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 68 - 72)

3.1.1. Mục tiêu về hiệu quả

Đây là mục tiêu có liên quan đến việc quản lý tốt hơn những tiềm lực sẵn có, đặc biệt là việc sử dụng tốt hơn các hệ thống giao thông và vận tải hiện có, đó là kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phƣơng tiện vận tải và các thiết bị, đồng thời hạn chế việc sử dụng các tiềm lực về chiếm dụng đất đai trong giao thông. Do đó, mục tiêu này nhằm nhấn mạnh việc tìm kiếm những giải pháp quản lý ít tốn kém hơn, nó không đòi hỏi những mức đầu tƣ lớn vào việc xây dựng các loại đƣờng giao thông công cộng đặc biệt và đắt tiền.

3.1.2. Mục tiêu chất lƣợng

Là giảm bớt đƣợc những ảnh hƣởng tiêu cực ngoài ý muốn của giao thông, đặc biệt là tiếng ồn, ô nhiễm không khí, tai nạn giao thông,... cải thiện chất lƣợng quản lý các dịch vụ giao thông và vận tải, đặc biệt cần chú ý những yếu tố thuận lợi cho các khu vực trung tâm nhất là về thời gian cho một chuyến đi và hạn chế tắc nghẽn giao thông ở mức tối thiểu.

3.1.3. Mục tiêu về tính hợp lý

Có liên quan đến vấn đề đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cƣ đô thị, nghiên cứu những chính sách sao cho điều chỉnh đƣợc sự chênh lệch giữa những ngƣời có và không có khả năng mua xe cộ loại sang đắt tiền. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung chính sách về lệ phí giao thông hợp lý và công bằng xã hội.

Các mục tiêu về hiệu quả và chất lƣợng đƣợc tăng cƣờng do tình hình kinh tế chung đòi hỏi phải đƣợc quản lý chặt chẽ hơn bằng cách tăng cƣờng

quyền lực và pháp chế cho chính quyền đô thị đối với những vấn đề liên quan đế giao thông vận tải. Các điều khiển và định giờ tốt hơn cho các tín hiệu giao thông trên đƣờng phố, cải thiện các biển báo hiệu trên lề đƣờng, các biện pháp ƣu tiên trên hệ thống đƣờng phố chính, đƣờng khu vực,... các nút giao nhau và phân luồng giao thông có cơ sở khoa học, nhằm giảm lƣu lƣợng xe qua lại trên đƣờng phố để đạt đƣợc mục tiêu về hiệu quả, chất lƣợng sử dụng mặt đƣờng phố tốt hơn, giảm đƣợc ô nhiễm.

3.1.4. Đảm bảo chính quyền đô thị thực hiện đúng chức năng của mình

- Quan tâm đến việc chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại một số ngành nghề kinh doanh ở đô thị nhƣ: tổ chức và quy hoạch lại các khu buôn bán, các chợ lƣu động vào một khu vực thƣơng mại theo vùng quy hoạch nhất định. Chính quyền các cấp ở đô thị cần xây dựng những khu kinh doanh mới ở ven nội hoặc ngoại ô, sau đó ký hợp đồng cho tƣ nhân thuê từng lô buôn bán với những chính sách ƣu đãi nhƣ có thể giảm mức thuế với những ai tình nguyện buôn bán ở khu mới này đồng thời có chính sách tăng thuế đối với những ai buôn bán ở vùng trung tâm.

- Đầu tƣ xây dựng đƣờng xá, cầu cống và duy tu, bảo dƣỡng, nâng cấp. ở đây, chính quyền đô thị chịu trách nhiệm trong việc đầu tƣ và giao cho cơ quan chuyên môn thực hiện quy hoạch, thiết kế kỹ thuật, xây dựng và bảo dƣỡng các tuyến đƣờng phƣờng xã trong lãnh thổ của mình quản lý.

3.1.5. Mục tiêu cụ thể của năm 2014

Tiếp tục phấn đấu giảm tai nạn giao thông so với năm 2013, cải thiện một bƣớc hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ.

Công tác quản lý giao thông đƣờng bộ phải đảm bảo đƣợc các mục tiêu chung của công tác quản lý giao thông đô thị.

* Mục tiêu cho mô hình tổ chức quản lý

- Các biện pháp quản lý đô thị (quản lý nhà nƣớc và quản lý kinh doanh) phải tạo đƣợc cơ chế, điều kiện... để tổ chức bảo quản, khai thác hiệu

quả nhất hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và các phƣơng tiện vận tải, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ vận tải (hành khách và hàng hoá) với mục tiêu cuối cùng là nâng cao tốc độ lƣu thông, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn và hạn chế môi trƣờng.

- Đúc kết, đề xuất kịp thời các giải pháp để bổ sung và hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị (chiến lƣợc, quy hoạch, đầu tƣ, chính sách, giải pháp kinh tế- kỹ thuật).

- Xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh (vi mô) phù hợp cho các thành phần kinh tế tham gia hệ thống giao thông đô thị.

- Kết hợp đồng bộ chức năng quản lý nhà nƣớc (vĩ mô) và quản lý sản xuất (vi mô) trong quá trình điều hành khai thác hệ thống giao thông đô thị.

- Các biện pháp quản lý phải đƣợc thể hiện bằng pháp luật đối với quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống giao thông đô thị nhằm đạt đến mục tiêu: nhanh, an toàn và trong sạch môi trƣờng trong quá trình vận tải. Mục tiêu và biện pháp quản lý giao thông đô thị đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Mục tiêu và biện pháp quản lý giao thông đô thị

Mục tiêu nhanh, an toàn, hạn chế ô nhiễm

Phát triển hệ thống

phƣơng tiện

Xây dựng cải tạo cơ sở

hạ tầng Cung cấp năng lƣợng, nhiên liệu Tổ chức vận tải Định hướng hợp lý tỷ lệ xe cá nhân Xây dựng các trục đường chính Cải tạo nâng cấp đường thành phố Chọn ưu tiên phát triển năng lượng ít ô Khai thác hiệu quả đúng pháp luật Biện pháp nhằm đạt được mục tiêu

- Tiếp tục củng cố, sắp xếp hệ thống trƣờng đào tạo giao thông vận tải từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đảm bảo đáp ứng đào tạo đƣợc tất cả các ngành nghề giao thông vận tải có nhu cầu.

- Chú trọng tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tiên tiến, xây dựng các trƣờng trọng điểm đào tạo chất lƣợng cao ở các khu vực.

- Thực hiện thƣờng xuyên công tác đào tạo- bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, nhanh chóng đạt tiêu chuẩn quy định cả về trình độ khoa học - công nghệ và trình độ sƣ phạm.

- Cải tiến mạnh nội dung đào tạo, ứng dụng phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến, giao lƣu trong nƣớc, hội nhập trình độ đào tạo giao thông vận tải khu vực và quốc tế.

- Thực hiện "xã hội hoá" đào tạo, thu hút rộng rãi sự đóng góp của các doanh nghiệp, đơn vị là ngƣời học để tăng đƣợc kinh phí đầu tƣ cho các loại hình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dƣỡng thêm nghề, nâng cao nghề...

* Mục tiêu của công tác quản lý sử dụng đất trong ngành giao thông vận tải

- Tăng cƣờng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch Ngành và quy hoạch sử dụng đất đai. Phải nâng cao tính pháp lý trong quy hoạch, cụ thể phải đƣa công tác quy hoạch Ngành và quy hoạch sử dụng đất vào nội dung của quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng.

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải phải đƣợc xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc, của đô thị và của địa phƣơng. Phải xác định quỹ đất và cắm mốc quy hoạch cho từng tuyến đƣờng, từng công trình (nhà ga, bến xe,...).

- Tăng cƣờng công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất đai. Không để tình trạng xây dựng công trình nằm ngoài quy hoạch. Trƣờng hợp đặc biệt phải có nghiên cứu bổ sung hoặc điều chỉnh

quy hoạch và phải đƣợc cấp thẩm quyền chấp thuận, đồng thời phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp.

- Cần nghiên cứu biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu đất dành cho hành lang an toàn giao thông kết hợp với việc cải thiện môi trƣờng để bù đắp vào thiệt hại môi trƣờng sinh thái do việc xây dựng các công trình giao thông.

- Nghiên cứu và rà soát lại các qui định, qui phạm thiết kế và xây dựng trên cơ sở đảm bảo an toàn giao thông đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong xây dựng giao thông.

- Cần tiến hành nghiên cứu đƣa chi phí sử dụng đất vào các dự án đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông vì mục đích kinh doanh.

- Cần nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu sử dụng đất để đƣa vào so sánh phƣơng án trong lập và thẩm định dự án đầu tƣ và so sánh lựa chọn phƣơng án thiết kế kỹ thuật, phƣơng án thiết kế tổ chức thi công các công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 68 - 72)