Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (Trang 66 - 67)

15- 3 0% 3 Điều kiện vệ sinh cơ sở không đạt 15 33 %

2.3.1. Kết quả đạt được

Cơng tác quản lý và bảo đảm ATTP có tiến bộ rõ rệt. Một số nơng sản, thực phẩm chủ lực như lúa gạo, ngô... cơ bản đáp ứng yêu cầu ATTP. Điều kiện ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bước đầu được cải thiện hơn. Diện tích trồng rau an tồn, chăn ni quy mơ trang trại, số lượng chợ đầu mối, siêu thị kinh doanh thực phẩm tăng dần theo từng năm. ATTP của thực phẩm chế biến cơng nghiệp được kiểm sốt tốt. Ô nhiễm vi sinh vật trong một số sản phẩm thực phẩm tươi sống như rau, thịt, thủy sản... có chiều hướng giảm; số người bị ngộ độc thực phẩm trong một năm có xu hướng

giảm dần; tỷ lệ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có tiến bộ.

Bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về ATTP đang từng bước được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương, có sự phân công, phân cấp trách nhiệm giữa các Bộ và địa phương nên đã phát huy hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng ATTP.

Thanh tra chuyên ngành ATTP tại Trung ương và đang triển khai thành lập ở cấp tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường hơn trước, góp phần nâng cao ATTP trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng thực phẩm, thể hiện qua các năm ATTP đã được tăng dần.

Bước đầu hình thành được mạng lưới kiểm nghiệm ATTP ở Trung ương và địa phương; trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước đang từng bước được đầu tư, nâng cấp.

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP đã bước đầu tạo sự chuyển biến về nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)