1. Kết luận
Nhìn chung việc dạy học, ôn thi TN THPT môn Địa lí tại các trƣờng phổ thông hiện nay đang tồn tại nhiều hạn chế nhƣ quỹ thời gian ôn thi; cách thức tổ chức của từng cơ sở giáo dục; động cơ, mục đích học tập của học sinh; phƣơng pháp, kinh nghiệm của giáo viên, nên kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Việc đề ra các giải pháp hay chia sẻ các kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, ôn thi là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo giảng dạy môn Địa lí. Làm thế nào để học sinh có động cơ học tập đúng đắn, có hứng thú và say mê học tập, học sinh có phƣơng pháp học tập hiệu quả. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, bản thân tôi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và chia sẻ một số kinh nghiệm tập trung vào các vấn đề làm thế nào để học sinh khi thi TN THPT môn Địa lí phải đạt điểm tối đa ở phần thi trắc nghiệm kiến thức kĩ năng thực hành Địa lí. Phần kiến thức này thực sự tuy không khó, nhƣng để đạt điểm tuyệt đối, thầy cô giáo và các em học sinh cần tập trung vào các vấn đề nhƣ: xác định đúng các nội dung kĩ năng trắc nghiệm thực hành Địa lí cần dạy và cần học để phục vụ thi; giáo viên cần xây dựng bảng nội dung về kiến thức lí thuyết đúng, đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ học, kèm theo bài tập thực hành để học sinh thực hành và vận dụng; xây dựng bộ đề trắc nghiệm thực hành kĩ năng đủ số lƣợng, đúng cơ cấu các loại câu hỏi, có các mức độ từ dễ đến khó, đa dạng các tình huống; cho học sinh làm bài kiểm tra thƣờng xuyên để rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo một cách thuần thục; có sổ theo dõi để đánh giá quá trình tiến bộ của các em học sinh.
2. Kiến nghị
Để góp phần nâng cao chất lƣợng ôn, thi TN THPT môn Địa lí nói chung, phần kiến thức trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí nói riêng đạt kết quả cao nhất, tôi xin đề xuất một số ý kiến nhƣ sau:
- Về phía quản lí chuyên môn Sở GD – ĐT:
+) Cần có các cuộc trao đổi, hội thảo riêng về chuyên đề nội dung, phƣơng pháp giảng dạy phần kĩ năng thực hành Địa lí để giáo viên các trƣờng có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp.
+) Xây dựng kho nguồn học liệu, ngân hàng đề để giao viên có thể tham khảo, khai thác, chia sẻ và học tập.
+) Tiếp tục thực hiện việc kí cam kết đảm bảo chất lƣợng chuyên môn giữa Sở GD – ĐT Nghệ An với Nhà trƣờng.
- Về phía Nhà trường:
+) Nhà trƣờng tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác chuyên môn mũi nhọn (Học sinh giỏi, học sinh thi TN THPT đạt điểm cao hàng năm), từ đó có các giải pháp chỉ đạo vĩ mô, đồng thời có các cơ chế chính sách động viên và khích lệ giáo viên, học sinh ôn thi có kết quả cao.
+) Thực hiện việc kí cam kết đảm bảo chất lƣợng chuyên môn giữa Nhà trƣờng với giáo viên giảng dạy ôn thi.
+) Đối với tổ nhóm chuyên môn: cần xây dựng nội dung chƣơng trình, kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy đầy đủ, hợp lí, khoa học, cập nhật, thống nhất, xuyên suốt cho mọi đối tƣợng học sinh, cho mọi khóa học thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atlat Địa lí Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2018. 2. Bộ GD – ĐT. Đề thi minh họa môn Địa lí, năm 2021 và năm 2022.
3. Nguyễn Trọng Đức (chủ biên). Đột phá môn Địa lí. NXB ĐHQG Hà Nội, 2020. 4. Nguyễn Đức Vũ. Hướng dẫn tự học Địa lí. NXB GDVN, 2007.
5. Lê Thông – Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên). Dạy học theo hướng phát triển năng
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về hoạt động dạy ôn thi TN THPT môn Địa lí tại trường THPT DTNT Nghệ An, năm học 2021 – 2022