Sử dụng khi dạy bài mới

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG bài tập THEO TIẾP cận PISA TRONG dạy học PHẦN “QUANG học” vật lí 11 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG 2018 (Trang 52 - 53)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4. Sử dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Quang

2.4.1. Sử dụng khi dạy bài mới

Bài tập theo tiếp cận PISA được sử dụng trong tiết học nghiên cứu bài mới là những bài tập khá đơn giản, cơ bản; thường với 2 mục đích:

Tạo tình huống cho bài học

Trước khi vào bài “Lăng kính” (Bài 28, SGK Vật lí 11), GV trình chiếu câu hỏi:

Bài 3: Kính tiềm vọng Tuyệt chiêu “cứu mạng” của tàu ngầm Pháp

Ở triển lãm Euronaval 2012 ở Paris, hãng đóng tàu DCNS (Pháp) đã giới thiệu 2 biến thể hệ thống tên lửa phòng không A3SM dùng để tàu ngầm đang lặn tự vệ….Một tàu ngầm trang bị A3SM Mast bị trực thăng chống ngầm phát hiện, các động tác cơ động tránh né vô hiệu, tàu ngầm buộc phải sử dụng A3SM Mast để tự vệ khẩn cấp, tàu ngầm nổi lên độ sâu sử dụng kính tiềm vọng, kính tiềm vọng quang - điện tử và cột gắn bệ phóng xoay (lúc này bệ phóng ở trạng thái thẳng đứng cùng với cột) được nâng nhô lên trên mặt nước, bệ phóng xoay ngang, các nắp đậy 2 đầu ống phóng mở ra, kính tiềm vọng sục sạo phát hiện mục tiêu và ngắm bắn, sau đó tên lửa được phóng đi tiêu diệt một trực thăng chống ngầm; tiếp đó phát hiện tiếp một trực thăng chống ngầm khác; phóng tiếp một tên lửa tiêu diệt mục tiêu này, sau đó tàu ngầm rút hạ kính tiềm vọng và cột gắn bệ phóng rồi lặn xuống độ sâu an toàn.

(Dẫn theo giaoduc.net.vn 09/11/2012)

Câu hỏi 1: Bộ phận không thể thiếu trong kính tiềm vọng của các tàu chiến và tàu ngầm hiện đại là lăng kính phản xạ toàn phần. Tiết diện thẳng của lăng kính phản xạ toàn phần là hình.

A. tam giác B. tam giác vuông cân

C. tam giác vuông D. tam giác cân

HS nêu lựa chọn của mình và giải thích vì sao lại chọn đáp án đó (Giải thích của HS có thể sai, có thể chưa đầy đủ, cũng có thể là không giải thích được). GV sẽ đặt vấn đề tiếp: Bạn đúng hay sai, chúng ta sẽ biết được sau khi tìm hiểu bài “Lăng kính”

Củng cố, khắc sâu kiến thức, tạo cho HS sự hưng phấn, yêu thích môn học, muốn tìm tòi thêm nữa.

+ Cuối bài “Lăng kính”, GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi 2 của bài 3,

Câu hỏi 2: Kính tiềm vọng là một bộ phần quan trọng của tàu ngầm. Em hãy cho biết, tại sao tàu ngầm phải sử dụng kính tiềm vọng? Vẽ hình để giải thích?

+ Thực hiện xong câu hỏi 2 này, GV sẽ gọi HS đánh giá câu trả lời của bạn ở câu hỏi 1 đầu tiết học,

+ Tiếp tục tổ chức cho 4 nhóm của lớp thảo luận câu hỏi 3, sử dụng giấy A0.

Câu hỏi 3: “Năm 1854, Hippolyte Marié-Davy phát minh ra kính tiềm vọng hải quân đầu tiên, bao gồm một ống thẳng đứng với hai gương nhỏ được cố định ở mỗi đầu ở góc 45°” (Wikipedia)

Vì sao hiện nay người ta dùng kính tiềm vọng sử dụng lăng kính phản xạ toàn phần mà không dùng kính tiềm vọng sử dụng gương phẳng?

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG bài tập THEO TIẾP cận PISA TRONG dạy học PHẦN “QUANG học” vật lí 11 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG 2018 (Trang 52 - 53)