PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Sử dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Quang
2.4.4. Sử dụng khi tự học ở nhà
Với những nội dung kiến thức mang tính thực tiễn, liên quan đến đời sống như: vấn đề về môi trường, xã hội,... hoặc những nội dung kiến thức, kỹ năng đòi hỏicần có thời gian nghiên cứu dài hơn, GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu, thực hiện bài tập trước ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó báo cáo tại lớp trong giờ ôntập, luyện tập.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích TNSP
Kết quả có được của TNSP là căn cứ để trả lời các câu hỏi:
- Sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA vào kiểm tra đánh giá sẽ giúp GV đánh giá được những năng lực nào đã hình thành và phát triển cho HS trong quá trình dạy học theo phát triển năng lực?
- Bài tập đánh giá năng lực theo tiếp cận PISA vận dụng vào quá trình dạy học có đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 hay không? Chất lượng dạy và học có được nâng cao hay không?
3.2. Đối tượng TNSP
- Hệ thống bài tập tiếp cận PISA phần “Quang học” Vật lí 11 THPT, - Học sinh lớp 11 trường THPT Nghi Lộc và Diễn Châu.
3.3. Phương pháp TNSP
- Chọn mẫu TNSP:
+ Xây dựng hai đề kiểm tra có nội dung và mức độ tương đương nhau, một đề sử dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA, một đề sử dụng các bài tập truyền thống,
+ Lớp TN là lớp 11A1 và lớp 11 A3 trường THPT Nghi Lộc và Diễn Châu, - Tổ chức thực hiện TNSP, lấy số liệu để so sánh, đối chứng.
3.4. Nội dung TNSP
- Tổ chức cho lớp TN làm 2 đề kiểm tra: đề TN và đề ĐC.
3.5. Kết quả TNSP