Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC dạy học gắn KIẾN THỨC vào THỰC TIỄN NHẰM TIẾP cận đề THI ĐÁNH GIÁ NĂNG lực CHO học SINH TRONG các kì THI TUYỂN SINH THÔNG QUA CHƯƠNG CHẤT KHÍ vật lý 10 THPT (Trang 49 - 52)

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Thực nghiệm sư phạm

5.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích của quá trình thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết đặt ra trong sáng kiến: Nếu xây dựng được một hệ thống BT thực tiễn và sử dụng chúng một cách thích hợp khi dạy học chương “Chất khí”, Vật lí 10 thì sẽ tạo được hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS khi học chương “Chất khí”. Đồng thời, thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm, tác giả có thêm nguồn thông tin để điều chỉnh lại hệ thống BT, giáo án dạy học sao cho phù hợp với thực tiễn hơn.

5.2. Đối tượng thực nghiệm

Để thực nghiệm đề tài này, tác giả đã lựa chọn hai lớp có lực học ngang nhau là 10A9 và lớp 10A11 đều do Thầy Đặng Hữu Đạt, GV của trường giảng dạy. Trong đó, lớp thực nghiệm là lớp 10A9 và lớp 10A11 là lớp đối chứng.

5.3. Thời gian thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm sư phạm được thực hiện từ ngày 09/03/2022 đến ngày 23/03/2022, các tiết thực nghiệm được thực hiện đúng theo phân phối chương trình.

5.4. Phương pháp thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, tác giả đã tiến hành các phương pháp sau:

+ Đầu tiên, tác giả đã tiến hành trao đổi với Thầy Đặng Hữu Đạt về tình hình học tập của hai lớp trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm.

+ Dựa trên những thông tin đã biết, tác giả đã tiến hành soạn giáo án, giảng dạy lớp 10A9 bằng các BT thực tiễn của hệ thống BT đặt ra trong sáng kiến. Quá trình học tập của lớp 10A11 vẫn diễn ra bình thường do Thầy Đặng Hữu Đạt giảng dạy. + Trong quá trình thực nghiệm, tác giả đã được sự giúp đỡ của nhân viên thiết bị quay phim lại quá trình dạy học ở lớp 10A9 và lớp 10A11, kết hợp với các sản phẩm của HS để đánh giá sự tiến bộ, sự tích cực và sáng tạo của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua mỗi tiết học. Bên cạnh đó, tác giả cũng dự giờ

lớp10A11 để theo dõi thái độ, sự tiến bộ của HS lớp đối chứng trong quá trình thực nghiệm.

5.5. Kết quả của quá trình thực nghiệm và nhận xét

Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn đến tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

Đánh giá biểu hiện tích cực, sáng tạo của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong giờ học kiến thức mới và tiết luyện tập.

Bảng 5.1. Biểu hiện của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong giờ học kiến thức mới khi chia lớp thành 6 nhóm

Nội dung quan sát Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số nhóm thảo luận sôi nổi trong quá

trình học khi GV giao câu hỏi 4 2

Số nhóm nhận ra được giả thuyết cần nghiên cứu ở tình

huống mở đầu bài học trước khi GV gợi ý.

3 2

Số nhóm đề xuất được phương án kiểm chứng giả thuyết đề ra trước khi GV đưa ra gợi ý về dụng cụ.

2 1

Số nhóm đề xuất được phương án kiểm chứng giả thuyết đề ra sau khi GV đưa ra gợi ý về dụng cụ.

4 2

Số nhóm mô tả được quá trình thí nghiệm sau khi GV cho xem thí

nghiệm kiểm chứng. 6 3

Số nhóm đưa ra nhận xét, đề xuất những cách giải quyết vấn đề khác ngoài phương án của GV đưa ra.

1 0

Số HS giải thích được hiện tượng thực tiễn đặt ra sau khi học xong bài trước khi GV gợi ý

4 1

Số HS giải thích được hiện tượng thực tiễn đặt ra sau khi học xong bài sau khi GV gợi ý

10 5

Đánh giá biểu hiện tích cực, sáng tạo của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong tiết luyện tập bài “ Định luật Bôi lơ – Mariot và Định luật Sác lơ”

Bảng 5.2. Biểu hiện của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong giờ luyện tập

Nội dung quan sát

Lớp thực nghiệm (sĩ số 40)

Lớp đối chứng (sĩ số 40)

Số HS giải được BT trước khi GV đưa ra gợi ý 15 10 Số HS giải được BT sau khi GV đưa ra gợi ý 30 20 Số HS giải được BT sau khi GV hướng dẫn

mẫu 35 25

Số HS không giải được bài 5 15

HS đưa ra nhận xét, đề xuất những cách giải quyết vấn đề khác ngoài phương án của GV đưa ra.

10 2

Nhận xét:

Dựa vào Bảng 5.1 và Bảng 5.2, ta thấy rằng sau những buổi thực nghiệm sư phạm, tinh thần, thái độ và hiệu quả học tập ở lớp thực nghiệm ngày càng được cải thiện một cách rõ nét so với lớp đối chứng, các em không chỉ tích cực hơn trong quá trình học tập mà số lượng nhóm/ HS tự đưa ra phương án giải quyết vấn đề trước khi GV đưa ra gợi ý và chỉ gợi ý ngày một nhiều hơn. Ngoài ra, một số HS có những biểu hiện vượt bậc, làm trước những nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ GV giao cho. Điều đó chứng tỏ các yếu tố thực tiễn trong đề bài đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo hứng thú cho HS, giúp HS nhận ra kiến thức được học được sử dụng như thế nào trong đời sống, giáo dục cho HS về khoa học kĩ thuật trong đời sống. Ngoài ra, việc cho các nhóm HS thảo luận tìm ra cách giải giúp năng lực hợp tác giữa các HS và năng lực giải quyết vấn đề được nâng cao, phát triển năng lực sáng tạo của HS qua việc HS đưa ra những ý tưởng mới lạ.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC dạy học gắn KIẾN THỨC vào THỰC TIỄN NHẰM TIẾP cận đề THI ĐÁNH GIÁ NĂNG lực CHO học SINH TRONG các kì THI TUYỂN SINH THÔNG QUA CHƯƠNG CHẤT KHÍ vật lý 10 THPT (Trang 49 - 52)