Trò chơi: Điền bảng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM tạo sự HỨNG THÚ CHO học SINH TRONG GIỜ dạy học NGỮ văn 10 ở TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG1 (Trang 27 - 30)

- Bước 1: Giáo viên giới thiệu trò chơi với mục đích khởi động tạo sự hứng thú

3.2.4. Trò chơi: Điền bảng

* Đặc điểm:

Thay bằng việc cho HS lập bảng thống kê kiến thức bình thường, ta có thể làm thành những thẻ (tờ phiếu) kiến thức, sau đó phát cho nhóm và yêu cầu các nhóm HS dùng thẻ này để điền vào ô trống trên bảng thống kê. Mục tiêu cuối cùng là giúp HS thống kê được kiến thức.

*Chuẩn bị: Giáo viên làm một bảng tổng kết trong đó chỉ có đề mục và các

tiêu chí thống kê. Phần nội dung các ô trong bảng sẽ được chuyển thành các thẻ, các thẻ này phát cho các nhóm.

* Cách chơi:

- Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, mục đích là ôn tập, củng cố kiến thức đã học

- Bước 2: Hướng dẫn chơi

+ Dụng cụ chơi: Thẻ chơi (keo dính2 mặt) và bút phớt, Bảng kiến thức có trống các nội dung cần điền

+ Cách chơi: HS trong các nhóm hoàn thành kiến thức vào thẻ và dán lên ô nội dung tương ứng

Đại diện các nhóm học sinh lên trình bày và dán phiếu vào bảng tổng kết. Nhóm nào dán đúng thì tất cả thành viên sẽ được khen.

- Bước 3: Thự hiện trò chơi

- Bước 4: Giáo viên nhận xét, tổng kết nội dung kiến thức. Tuyên dương các nhóm làm tốt, khen ngợi những nhóm còn lại đã có cố gắng.

VD: Áp dụng ở Tiết 95-96 PPCT, Ngữ văn 10 tập 2 trang 146, bài Tổng kết phần văn học

- Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành bảng sau: Trong phần lập bảng thống kê các văn bản VH trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2, ta giữ lại các ô: thứ tự, tác giả, tác phẩm, nội dung chủ yếu, đặc điểm nghệ thuật. Các ô nội dung khác bỏ trống để học sinh dán thẻ kiến thức. GV chuẩn bị 4 bảng kiến thức trên giấy A0

- Cách chơi: Giáo viên chia HS thành 4 nhóm. Các nhóm học sinh nhận thẻ kiến thức và tiến hành trao đổi thảo luận để tìm và đưa ra những thẻ kiến thức phù hợp với các ô trống. Thời gian suy nghĩ làm bài 15 phút

Sau khi hết thời gian quy định, các nhóm treo bảng đã dán thẻ kiến thức lên bảng. Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức. Khen thưởng cho các nhóm làm tốt

TT Tác phẩm Tác giả Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật

1 Phú sông Bạch Đằng

2 Đại cáo bình Ngô 3 Chuyện chức phán

sự đền Tản Viên

4 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

5 Trao duyên

6 Chí khí anh hùng

Đáp án:

TT Tác phẩm Tác giả Nội dung

chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1 Phú sông Bạch Đằng Trương Hán Siêu

Lòng yêu nước, niềm tự hào về chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hung, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc VN.

– Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí. – Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng, gợi cảm. 2 Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi Là bản Tuyên ngôn độc lập, tố cáo tội ác kẻ thù, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Là áng “thiên cổ hùng văn”.

-Lí luận chặt chẽ, lời lẽ hùng hồn

- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập… 3 Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ Ngợi ca nhân cách cương trực, đề cao lòng yêu nước, yêu chính nghĩa của Tử Văn ; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà

-Kể chuyện lôi cuốn, nhân vật xây dựng sắc nét, tình tiết, diễn biến giàu kich tính

-Yếu tố kì ảo

4 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Đặng Trần Côn Đoạn trích: đề cao quyền sống, hưởng hạnh phúc lứa đôi và gián tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

-Miêu tả nội tâm nhân vật -Tả cảnh ngụ tình 5 Trao duyên Nguyễn Du Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân

-Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.

cách cao đẹp của Thúy

Kiều - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động 6 Chí khí anh

hùng

Nguyễn Du

Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện quan niệm về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lý.`

- Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật

- Hình ảnh kì vĩ, ước lệ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM tạo sự HỨNG THÚ CHO học SINH TRONG GIỜ dạy học NGỮ văn 10 ở TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG1 (Trang 27 - 30)