Số lượng trường, khách thể khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 60 - 125)

Stt Trường Cán bộ quản lý Giáo viên Học sinh

1 Trường Tiểu Học Thanh Lâm 5 18 20

2 Trường Tiểu Học Nghĩa Phương Số 1 5 14 15

3 Trường Tiểu Học Lan Mẫu 5 14 20

4 Trường tiểu học Phương Sơn 5 14 20

5 Trường Tiểu Học Đan Hội 5 18 15

6 Trường Tiểu Học Đông Phú 2 5 18 20

7 Trường Tiểu Học Bình Sơn 5 14 20

8 Trường Tiểu Học Bảo Sơn 1 5 20 20

TỔNG 170 150

2.2.4. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

- Phương pháp khảo sát:

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi... Trong đó điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản.

Chúng tôi thiết kế 03 mẫu phiếu điều tra đối với các khách thể: cán bộ quản lý, giáo viên (phụ lục 1); Học sinh là đối tượng được kiểm tra đánh giá (phụ lục 2); Phiếu khảo nghiệm (phụ lục 3).

- Phương thức xử lý số liệu

Sau khi thu thập số liệu đã phát, chúng tôi tiến hành loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu và thu được 170 phiếu.

Công cụ để xử lý số liệu trong nghiên cứu thực trạng của luận văn này là

phương pháp tính phân trăm theo công thức:

Trong đó:

- a là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá.

- b tổng số phiếu được phát ra.

Và phương pháp tính giá trị trung bình có trọng số theo công thức:

j X =     n i i n i i f x f i 1 1 Trong đó: - j là tiêu chí cần đánh giá;

- x1, x2,..., xn các mức độ được đánh giá đối với một tiêu chí cần đánh giá (có n

mức độ được đánh giá, trong trường hợp này n = 4);

- f1, f2,...,fn là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá (x1, x2,..., xn ); Xj là giá trị trung bình.

Phiếu khảo sát được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn và mức điểm tương ứng:

Rất Quan trọng (Rất cần thiết, rất phù hợp, rất hài lòng...) = 3 điểm Quan trọng (Cần thiết, phù hợp, hài lòng,.... ) = 2 điểm

Dựa trên điểm số thu được của mỗi nội dung, tính điểm trung bình cho từng nội dung đó. Giá trị khoảng cách giữa các mức được tính theo phương án: (3-1)/3 = 0,67, ý nghĩa như sau:

X Từ 1-1,67: mức thấp

X Từ 1,68 - 2,34: mức trung bình X Từ 2,35 - 3,00: mức cao

2.3. Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu họchuyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lựcđánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

Để khảo sát nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV các trường tiểu học huyện Lục Nam, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên

ở các trường tiểu học TT Nội dung Ý kiến đánh giá X Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

SL Điểm SL Điểm SL Điểm

1

Giúp giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng về đánh giá KQHT của HS ở trường tiểu học

45 135 125 250 385 2.26 2

2

Góp phần hoàn thiện năng lực nghề nghiệp cho GV, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cho đội ngũ GV ở trường tiểu học

30 90 140 280 370 2.17 4

3

Giúp GV xác định được mức độ lĩnh hội tri thức của HS, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù hợp.

40 120 130 260 380 2,23 3

4

Giúp giáo viên nắm vững phương pháp kỹ thuật đánh giá KQHT của HS từ đó vận dụng vào phát hiện năng lực, phát triển năng lực học tập cho HS

72 216 98 196 412 2.42 1

Nhận xét bảng 2.5:

Bảng 2.5 cho thấy: Nhìn chung các khách thể điều tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở mức trung bình (x=2.27). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau nhất định. Cụ thể:

- Nội dung 4 “Giúp giáo viên nắm vững phương pháp kỹ thuật đánh giá KQHT của HS từ đó vận dụng vào phát hiện năng lực, phát triển năng lực học tập cho HS” có mức điểm đánh giá cao nhất (x =2.42), xếp thứ bậc 1, kết quả này cho thấy đa số CBQL, GV cho rằng hoạt động bồi dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp GV nắm vững phương pháp kỹ thuật đánh giá và đây là một trong những yêu cầu cần thiết để cho việc đánh giá KQHT của HS chính xác, khách quan, công bằng nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực đặc biệt tạo nguồn bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi ở cấp học trên.

- Các nội dung 1,2,3, có mức điểm đánh giá ở mức trung bình (với ĐTB lần lượt là: x =2.26; x=2.17; x =2.23). Qua đó cho thấy, hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường TH huyện Lục Nam còn chưa chú trọng đến một số mục tiêu như “Giúp giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng về đánh giá KQHT của HS ở trường tiểu học; Góp phần hoàn thiện năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cho đội ngũ GV ở trường tiểu học”.

Một trong những yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là giáo viên phải nắm vững kiến thức kỹ đánh giá KQHT của HS, từ đó phân hóa đối tượng học sinh và tổ chức dạy học theo phân hóa. Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì vai trò của người giáo viên cũng có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng, nhiệm vụ nặng nề hơn. Giáo viên phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực và phẩm chất, đặc biệt GV phải chủ động, nhuần nhuyễn các phương pháp, kỹ thuật KTĐG KQHT của HS ; Biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật vào KTĐG KQHT của HS. Bản thân phải luôn tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.. Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là

hướng tới việc đánh giá sự tiến bộ của người học so với chính bản thân họ trong những giai đoạn khác nhau hơn là đánh giá để so sánh, xếp hạng giữa những người học với nhau. Do vậy đánh giá vì sự tiến bộ của người học sẽ giúp họ nhận ra được mình đang ở đâu trên con đường đạt đến đích, còn cách đích bao xa và làm cách nào để đến được đích và quá trình đánh giá phải được diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình dạy học, giúp người học liên tục được phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả người dạy và người học cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học. Để đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực cần phải xem đánh giá với tư cách là một quá trình học tập thì học sinh không phải chỉ là người bị đánh giá mà là người cùng tham gia đánh giá, giáo viên giúp học sinh học cách tự phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để điều chỉnh hoạt động ở chính mình. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, nâng cao năng lực của chính người học, tức là giúp học sinh hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau... để phát triển năng lực tự học của từng học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra.

Do vậy, hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường TH huyện Lục Nam cần tổ chức đa dạng các hình thức, phương pháp, đến đa dạng nội dung bồi dưỡng để nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV.

2.3.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Để khảo sát về nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV các trường tiểu học huyện Lục Nam, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

TT Nội dung bồi dưỡng

Ý kiến đánh giá

X Thứ bậc Thường

xuyên Đôi khi thực hiện Chưa

SL Điểm SL Điểm SL Điểm

1

Giúp giáo viên nắm vững yêu cầu về phẩm chất và thái độ cần thiết đối với người giáo viên trong quá trình Kiểm tra, đánh giá KQHT của HS

80 240 57 114 33 33 387 2.28 2

2

Bồi dưỡng giáo viên nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá thường xuyên

21 63 72 144 77 77 284 1.67 4

3

Bồi dưỡng giáo viên nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá định kỳ

80 240 87 174 3 3 417 2.45 1

4

Bồi dưỡng giáo viên cách thức phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá toàn diện KQHT của HS 18 54 100 200 52 52 306 1.80 3 5 Bồi dưỡng GV về cách thức vận dụng phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập vào việc phát hiện năng lực và phát triển năng lực học tập cho học sinh 9 27 93 186 68 68 281 1.65 5 X 1.97 Nhận xét bảng 2.6:

Bảng 2.6 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra thì việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam đạt mức trung bình (x=1.97). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:

-Nội dung 3 “Bồidưỡng giáo viên về nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá định kỳ” được đánh giá ở mức cao (x =2,45), xếp thứ bậc 1. Kết quả này cho thấy hiện nay, hoạt động bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện lục Nam tập trung vào việc bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, kỹ thuật đánh giá định kỳ của HS tiểu học; CBQL, GV các nhà trường đã quan tâm nhiều đến việc đánh giá quá trình học tập, đặc biệt là việc đánh giá kết quả học tập cuối năm của học sinh vì đó là chứng cứ quyết định việc học sinh có hoàn thành hay không hoàn thành chương trình môn học, lớp học ở cấp tiểu học.

- Các nội dung 1,2,4,5 có mức điểm đánh giá ở mức trung bình (với ĐTB lần lượt là: x =2.28, x =1.67, x =1.80, x =1.65). Các nội dung này đã được CBQL các nhà trường quan tâm đưa vào nội dung bồi dưỡng, xong việc quan tâm chưa đúng mức, kết quả đánh giá kiểm tra định kỳ có tính chất quyết định việc hoàn thành chương trình môn học, lớp học nhưng cơ sở để KQ ĐGĐK chính xác khách quan lại phụ thuộc chủ yếu vào đánh giá thường xuyên hằng ngày của giáo viên trên lớp. Mặt khác theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, nếu kết quả ĐGĐK bất thường, không phù hợp với KQ ĐGTX thì có thể tổ chức cho HS làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. Như vậy ĐGTX không trực tiếp tham gia vào việc xét hoàn thành chương trình môn học, lớp học nhưng là nhân tố quan trọng đối với KQĐGĐK.

- Việc bồi dưỡng giáo viên kết hợp nhiều phương pháp, cách thức trong kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh nhằm đánh giá toàn diện và phát hiện và bồi dưỡng năng lực đặc biệt của học sinh ở các trường hiện nay còn nhiều hạn chế.

Qua trao đổi với đ/c N.V.Q hiệu trưởng trường tiểu học Lan Mẫu huyện Lục Nam thì được biết: “Nhiều năm gần đây, với chủ trương bỏ không thi học sinh giỏi văn hóa cấp tiểu học; không tổ chức trường chuyên, lớp chọn như trước đây vì thế việc phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi, học sinh năng khiếu chưa được CBQL,GV các nhà trường quan tâm đúng mức”. Việc thực hiện bỏ trường chuyên lớp chọn và các kỳ thi học sinh giỏi ở cấp tiểu học là để đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, giảm áp lực cho học sinh và phụ huynh học sinh trong các kỳ thi, để từ đó thay đổi cách nghĩ, cách học, cách đánh giá, chuyển từ hình thức dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, chứ không phải chúng ta bỏ một nhiệm vụ quan trọng là phát

hiện và bồi dưỡng những học sinh năng khiếu, có năng lực đặc biệt về một lĩnh nhất định. Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng vì vậy CBQL,GV các trường tiểu học cần quan tâm việc phát hiện những học sinh có năng lực đặc biệt để có kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các cấp học cao hơn.

Từ kết quả phân tích và khảo sát cho thấy: Cùng với việc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học. Nội dung, phương pháp, kỹ thuật đánh giá KQHT của HS huyện Lục Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. Tuy nhiên nội dung bồi dưỡng chưa đầy đủ, chưa phong phú vì vậy năng lực đánh giá KQHT của học sinh đối với giáo viên còn có những mặt hạn chế nhất định. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu bổ sung nội dung bồi dưỡng NL ĐGKQHT của HS cho GV để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

2.3.3. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Để khảo sát về hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV các trường tiểu học huyện Lục Nam, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (Phụ lục 3). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7:

Bảng 2.7. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang TT Hình thức bồi dưỡng Ý kiến đánh giá X Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp

SL Điểm SL Điểm SL Điểm

1 Bồi dưỡng trực tiếp 62 186 57 114 51 51 351 2.06 4 2 Bồi dưỡng Gián tiếp (qua

mạng) 38 114 23 46 109 109 269 1.58 6

3 Bồi dưỡng kết hợp trực

tiếp và qua mạng 93 279 53 106 24 24 380 2.40 3

4 Bồi dưỡng thông qua dự

giờ, thao giảng 100 300 42 84 28 28 412 2.42 2

5 Bồi dưỡng thông qua

chuyên đề 61 183 48 96 61 61 340 2.00 5

6 Bồi dưỡng thông qua sinh

hoạt tổ chuyên môn 117 351 31 62 22 22 435 2.56 1

Nhận xét bảng 2.7:

Bảng 2.7 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra thì việc thực hiện các hình thức bồi năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Lục Nam đạt mức trung bình (x=2.17). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:

- Các hình thức 3,4, 6: “Bồi dưỡng kết hợp trực tiếp và qua mạng”; Bồi dưỡng thông qua dự giờ, thao giảng”;“Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn” được đánh giá ở mức cao (với ĐTB lần lượt là x = 2.40; x = 2.42; x = 2.56). Tổ chuyên môn là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 60 - 125)