DỆT MINH KHAI.

Một phần của tài liệu Luận văn: Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ppt (Trang 66 - 71)

- Phương tiện, vận tả

4- Kỳ thu tiền trung bình (ngày)

DỆT MINH KHAI.

4- Đào tạo mới và đào tạo lại cho 200 CB CNV nhằm nâng cao tay nghề và trình độ quản lý đảm bảo yêu cầu sản xuất và quản lý.

Để đạt được những mục tiêu trước mắt và lâu dài đó, một trong những phương hướng chủ yếu mà công ty xác định hiện nay cũng như trong thời gian tới là phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Trong đó vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng VKD được xem là trọng tâm, là bước đi có tính quyết định.

III.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP

CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD Ở CÔNG TY

DỆT MINH KHAI.

* Ý kiến thứ nhất: Tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp tích cực mà công ty đã áp dụng:

- Thường xuyên theo dõi hiện trạng của TSCĐ, làm tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, tu sửa nhà xưởng.

- Tiếp tục đẩy mạnh cơ chế phân cấp quản lý TSCĐ, giao TSCĐ cho từng bộ phận, từng phòng ban, phân xưởng một cách rõ ràng, qui định trách nhiệm bảo quản, sử dụng.

- Tiếp tục tranh thủ sử dụng một cách hợp lý nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp từ các khoản phải trả chưa đến hạn thanh toán (phải trả người bán, phải trả CNV, thuế và các khoản phải nộp nhà nước…). Tính đến cuối năm 2000, số vốn chiếm dụng của công ty đã tăng lên 15.702.475.408đ. Đây là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn SXKD của công ty.

* Ý kiến thứ hai: Điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và mở rộng hành lang an toàn cho công ty.

Qua phân tích ở trên ta thấy VKD ở công ty đã biến động theo chiều hướng tương đối hợp lý. Tuy nhiên cơ cấu tài chính thì vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý biểu hiện ở sự chênh lệch khoảng cách giữa tỷ trọng vốn tự có (36%) và tỷ trọng nợ phải trả (64%). Mặc dù trong năm 2000, hệ số nợ đã tăng cao 0,64 nhưng chưa tác động làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng lên mà còn bị giảm đi. Bởi vậy, để giảm bớt chi phí sử dụng vốn và mở rộng hành lang an toàn cho công ty, công ty nên tính đến giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn theo hướng hạn chế bớt tỷ trọng nợ phải trả và tăng dần tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu.

Cũng qua xem xét cơ cấu nguồn vốn theo nguồn hình thành của công ty qua 2 năm 1999, 2000 ta thấy: Đại bộ phận nợ dài hạn của công ty là nguồn vốn vay dài hạn Ngân hàng thương mại và nợ ngắn hạn tập trung chủ yếu là các khoản phải trả người bán, phải trả CNV, vay ngắn hạn ngân hàng. Do đó, hướng cơ bản để giảm tỷ trọng nợ phải trả là:

- Đối với khoản nợ ngân hàng: tăng thêm vay ngắn hạn,giảm bớt các khoản nợ khác.

+ Tính đến thời điểm 31/12/2000: số dư có vay dài hạn ngân hàng là: 10.483.129.953đ lớn hơn nhiều so với số dư có vay ngắn hạn là: 3.551.030.280đ. Nếu tăng thêm khoản vay ngắn hạn thì công ty sẽ tận dụng được nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu SXKD một cách nhanh nhất, đem lại hiệu quả SXKD cao hơn.

- Đối với các khoản nợ khác:

+ Tính đến thời điểm 31/12/2000: Khoản phải trả người bán là: 9.382.796.487đ và phải trả CNV: 5.728.899.463đ chiếm tỷ trọng khá lớn trong các khoản nợ ngắn hạn, công ty cũng cần trả bớt để nâng cao uy tín của công ty đối với bạn hàng và cán bộ CNV trong công ty.

Do đó, muốn trả được các khoản trên, công ty phải nhanh chóng dịch chuyển các khoản vốn đang tồn đọng vào quá trình sản xuất và thu hồi nhanh chóng các khoản vốn bị chiếm dụng.

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, công ty phải không ngừng bổ sung, phát triển nguồn vốn này bằng các biện pháp như: Tăng cường huy động lợi nhuận để lại, thông qua các quĩ: Đầu tư phát triển, quĩ dự phòng tài chính, đầu tư XDCB… Đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của nhà nước việc cấp bổ xung nguồn vốn kinh doanh.

* Ý kiến thứ ba: Tiếp tục đầu tư TSCĐ và phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Qua tìm hiểu ta thấy: Trong tháng 12- 2000, công ty đã đầu tư mua sắm và xây dựng mới TSCĐ để tăng cường đầu tư TSCĐ mở rộng chiều sâu. Cần phải đổi mới toàn diện để nâng tổng giá lên cao hơn so với mức hiện có và từ đó sẽ đẩy hệ số hao mòn xuống thấp hơn nữa.

- Công ty cũng cần tăng cường đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn chủ sở hữu thông qua các quĩ do lợi nhuận để lại và nguồn vốn khấu hao cơ bản trên cơ sở trích khấu hao TSCĐ.

- Đi đôi với việc tăng cường đổi mới TSCĐ, công ty cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ hiện có bằng cách.

+ Phân loại TSCĐ đã cũ kỹ, lạc hậu hoặc không sử dụng cho mục đích SXKD để thanh lý, nhượng bán, nhanh chóng thu hồi vốn.

+ Tận dụng tối đa công suất TSCĐ hiện đang sử dụng và mua sắm mới vào để phục vụ cho sản xuất: Qua xem xét ta thấy hệ số hao mòn của bộ phận máy móc thiết bị sản xuất còn dưới 50% nên khả năng sử dụng vẫn còn có thể khai thác được rất lâu. Do đó, để thực hiện việc khai thác tốt năng lực của TSCĐ vào sản xuất một cách có hiệu quả thì trong năm tới, công ty cần tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó tăng số lượng đơn đặt hàng và hợp đồng ký kết, đẩy nhanh vòng quay của vốn.

* Ý kiến thứ tư: Đẩy mạnh SXKD, nâng cao chất lượng, tăng số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, hạ giá thành sản phẩm.

Việc phấn đấu tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trên cơ sở đảm bảo chất lượng là một phương hướng quan trọng giúp cho các doanh nghiệp phấn đấu tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu qủa sử dụng VKD.

Đối với công ty Dệt Minh Khai, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm khác muốn đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong cuộc sống được tốt hơn và lâu dài hơn thì các sản phẩm như khăn bông các loại và vải để sản xuất màn tuyn có vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nếu không đảm bảo tốt về chất lượng sản phẩm thì những sản phẩm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sinh hoạt thường xuyên của người dân và sẽ mất đi tính cạnh tranh của sản phẩm đó. Bên cạnh đó, những sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các nước tư bản phát triển cho nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi rất khắt khe về mẫu mã, chủng loại, thời gian sử dụng… Vì vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần chú trọng làm tốt một số vấn đề sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ CNV. Đặc biệt là đào tạo lại và đào tạo mới những đội ngũ CN bậc cao trong các khâu: nấu, tẩy, nhuộm, dệt và may. Bởi họ là những người trực tiếp tạo ra và cấu thành nên hình hài của sản phẩm.

- Trong quá trình đóng gói, đóng kiện để nhập kho thành phẩm cần quản lý tốt khâu kiểm tra bán thành phẩm và thành phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm vừa thể hiện được trình độ của cán bộ kiểm tra vừa thấy được tay nghề thực tế của từng công nhân trực tiếp sản xuất.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần có biện pháp hạ giá thành sản phẩm bằng cách tiết kiện chi phí trực tiếp, gián tiếp cấu thành nên sản phẩm.

Việc tiết kiệm chi phí sẽ giúp công ty giảm bớt được 1 lượng vốn bỏ vào sản xuất, hoặc có thể mở rộng qui mô sản xuất mà không cần bỏ thêm vốn (hoặc bỏ thêm rất ít). Với ý nghĩa đó, việc phấn đấu tiết

kiệm chi phí, hạ giá thành đang là một yêu cầu đặt ra nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để thực hiện biện pháp này, công ty cần giảm bớt các khoản chi phí sau:

- Đối với chi phí nhân công: Giảm đến mức tối thiểu số CNV trong biên chế, chỉ giữ lại cán bộ quản lý có năng lực và công nhân có nghiệp vụ cao.

- Đối với chi phí NVL: Đây là bộ phận chi phí có tỷ trọng rất lớn trong giá thành. Muốn giảm khoản mục chi phí này cần phải thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm từ khâu thu mua đến khâu sử dụng.

- Đối với chi phí về máy móc, thiết bị: Cần sử dụng triệt để công suất máy móc thiết bị. Trong thời gian sản xuất có lúc máy móc thiết bị không cần dùng hay chưa cần dùng, công ty có thể tìm khách hàng có nhu cầu để cho thuê.

- Đối với chi phí sản xuất chung: Đây là khoản chi phí gián tiếp. Song nếu tiết kiệm được cũng góp phần đáng kể giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Thực tế khoản chi phí này bao gồm rất nhiều loại và đôi khi không có chứng từ gốc để chứng minh. Vì vậy, công ty cần có những qui chế cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí này một cách hợp lý.

* Ý kiến thứ năm: Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua tình hình thực tế cho thấy các sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu tập trung ở thị trường Nhật Bản cho nên trong điều kiện kinh doanh hiện nay không chỉ tập trung tiêu thụ với thị trường truyền thống mà cần phải tìm kiếm những thị trường mới như ở các nước Tây âu và các nước Mỹ la tinh, Châu phi..., để sản phẩm của công ty có thể có mặt ở khắp mọi nơi và cạnh tranh được không chỉ với những mặt hàng do các đơn vị cùng ngành sản xuất ở trong nước mà còn cạnh tranh với nhiều đơn vị khác ở nước ngoài. Muốn đạt được việc mở rộng thị trường công ty phải thường xuyên cải tiến chất lượng sản phẩm về mẫu mã, qui cách, có độ bền cao, sử dụng lâu dài, bên cạnh đó tiến hành mở rộng công tác Marketing quảng cáo sản phẩm của công ty ở nhiều nơi… từ đó phải

tìm mọi cách để phấn đấu nâng cao sản lượng tiêu thụ, nhằm tăng nhanh chóng vòng quay vốn… sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả SXKD nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ppt (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)