IV. Chuẩn bị tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến
5. Đối với Giáo viên, nhân viên phụ trách công nghệ thông tin
5.2. Đối với Giáo viên bộ môn
- Chuẩn bị giáo án, học liệu, phần mềm, thiết bị … để tổ chức giảng dạy và
kiểm tra đánh giá học sinh trên hệ thống dạy trực tuyến mà nhà trường đã xây dựng.
- Đưa học liệu lên các khóa học của các lớp được phân công trước và sau mỗi buổi dạy để học sinh chuẩn bị bài mới và luyện tập củng cố kiến thức.
- Thực hiện đăng nhập/đăng xuất các khóa học của lớp mình được phân công theo đúngthời gian và trình tự mà nhà trường đã hướng dẫn.
- Trong quá trình dạy trực tuyến phải sử dụng phần mềm để ghi lại Video bài dạy, cuối buổi dạy đưa các Video này lên các kênh Zalo, Facebook …của lớp (Trong trường hợp có một số học sinh gặp sự cố về đường truyền có thể học lại hoặc giúp học sinh ôn tập lại).
- Sử dụng các phần mềm ứng dụng mà nhà trường đã hướng dẫn để tổ chức các hoạt động dạy học, hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh.
- Tổ chức hoạt kiểm tra thường xuyên và định kỳ theo đúng kế hoạch giảng dạy bộ môn:
+ Hoạt động kiểm tra thường xuyên nhà trường cho phép và khuyến khích giáo viên sử dụng các phần mềm đã được hướng dẫn (Google Form, Quizizz …)
+ Hoạt động kiểm tra định kỳ: Nhà trường yêu cầu giáo viên tổ chức trên hệ thống LMS, sau khi có kết quả bài kiểm tra thì tiến hành đồng bộ sang hệ thống
Vnedu.
Sau mỗi tiết dạy giáo viên thực hiện phê sổ đầu bài đầy đủ trên hệ thống Vnedu của nhà trường.
Để quá trình tổ chức quản lý và dạy học trực tuyến đạt được hiệu quả tốt nhất, trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến nhà trường sử dụng các chức năng trên
hệ thống Vnedu LMS thực hiện thống kê số liệu dạy học trực tuyến để báo cáo lên cấp trên đồng thời thường xuyên tổ chức thu thập các ý kiến phản hồi về những
Hoạt động kiểm tra định kỳđược giáo viên tạo trên LMS
khó khăn, vướng mắc và những đề xuất của giáo viên, học sinh đối với hệ thống dạy học trực tuyến của nhà trường. Trên cơ sởđó nhà trường chỉ đạo các bộ phận liên quan kịp thời giải đáp, khắc phục và bổ sung hệ thống dạy học trực tuyến của
nhà trường được hoàn thiện hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được
Trong năm học 2021 – 2022 việc triển khai tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến của trường THPT Con Cuông đã được đài truyền hình Nghệ An phóng vấn, đưa tin và được các ban ngành cấp trên ghi nhận là một trong những đơn vị tiêu biểu thực hiện hiệu quả lễ phát động “Tuần lễ học tập suốt đời năm 2021” trong
bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Video thể hiện trên link Facebook của Sở GD&ĐT Nghệ An:
(https://www.facebook.com/103225898219526/videos/1058708758248532 )
Hầu hết các giáo viên đã chủ động xây dựng hệ thống thông tin với phụ huynh và học sinh qua mạng xã hội để kịp thời trao đổi tình hình dạy và học. Để thích ứng nhanh nhất trong năm học mới và đạt hiệu quả giảng dạy tốt nhất, các giáo viên đã nỗ lực cập nhật kỹ năng giảng dạy mới, thiết kế bài giảng sinh động về hình thức, đảm bảo nội dung kiến thức trọng tâm, khuyến khích học sinh tương tác sinh động trong lớp trực tuyến, kết hợp xây dựng và lựa chọn học liệu phù hợp cung cấp cho học sinh tiếp cận mở rộng kiến thức và tự ôn tập... Các giáo viên đã xây dựng video clip học tập hoặc phiếu giao việc, giải đáp thắc mắc, sửa bài, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức qua Facebook, Zalo, Viber, Skype, Azota, google
form… và tạo điều kiện cho phụ huynh theo dõi kết quả học tập của con em một cách dễ dàng.
Đến nay, học sinh đã quen dần với hình thức học trực tuyến, ý thức hơn với việc tham gia lớp học, tương tác tốt cùng với giáo viên và rèn luyện các kỹ năng
học tập mới. Đặc biệt đối với trường THPT Con Cuông là một trường nằm ở địa bàn khu vực miền núi có hơn ½ số học sinh là con em người dân tộc thiểu số, việc học trực tuyến ít nhiều rèn cho các em tính chủ động, tự giác, độc lập suy nghĩ và làm việc, nhu cầu tìm hiểu, khám phá, cũng như có thêm nhiều kỹ năng, thao tác trong sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử và mạng internet. Đó đây có hiện tượng “đối phó” trong quá trình học tập nhưng nhìn chung, học trực tuyến đã cho các em những trải nghiệm cần thiết để làm quen dần môi trường công nghệ nói riêng và tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 nói chung.
Với những trường hợp học sinh gặp khó khăn về thiết bị học trực tuyến, các ngành, các cấp và các tổ chức thiện nguyện cũng đã nhanh chóng triển khai các đợt vận động hỗ trợ điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính… giúp được nhiều em có đủ điều kiện tham gia với lớp. Hoạt động đầy tính nhân văn này đã được nhiều ban ngành, tổ chức, cá nhân tham gia với tinh thần trách nhiệm và chia sẻ cao, qua đó góp phần hỗ trợ và động viên nhiều học sinh tích cực học tập dù điều kiện không thực sự thuận lợi.
Trong quá trình chỉ đạo chuyên môn, nhà trường đã áp dụng các biện pháp
trên và đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học học trực tuyến. Để thấy rõ kết quả, nhà trường đã thực hiện thống kê, khảo sát, lấy ý kiến … và được thể hiện rõ dưới bảng đây.
Tiêu chí Năm học
2021-2022
1. Tỉ lệ giáo viên tham gia dạy học trực tuyến 100%
2. Kế hoạch dạy học được thực đúng thời gian và thời khóa biểu 100%
3. Giáo viên sử dụng thành thạohệ thống dạy trực tuyến mà nhà
trường đã xây dựng trên LMS. 100%
4. Giáo viên đã sử dụngcác phần mềm: GoogleMeet, GoogleForm,
Qizziz, Padlett, Wheel of name, Azota… để tổ chức các hoạt động dạy học
100% 5. Tỉ lệ học sinh tham gia học trực tuyến 99 % 6. Kết quả hiểu và vận dụng kiến thức qua bài tập, bài kiểm tra 95% 7. Không khí buổi học Sôi nổi
Ý nghĩa của đề tài:
+ Ý nghĩa đối với giáo viên: giúp giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức mình dạy mà còn không ngừng nâng cao năng lực CNTT, đổi mới phương pháp
dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá. Đưa dạy học trực tuyến vào trường THPT nói chung và vào môn từng bộ môn nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả và chất
lượng dạy học. Phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
+ Ý nghĩa đối với nhà trường: Đảm bảo duy trì việc dạy học và các hoạt động diễn ra bình thường và hiệu quả nhất khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
2. Kiến nghị đề xuất
Để việc dạy học trực tuyến tiếp tục đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, học sinh, đối tượng trung tâm của hoạt động dạy học, phải nỗ lực chuyên cần,
duy trì thái độ tích cực và chủđộng trong học tập. Các em cần được hướng dẫn, tạo
điều kiện để tham gia hoạt động học tập trong tâm thế là người góp phần tạo nên sự thành công của buổi học chứ không chỉ là người được truyền thụ kiến thức. Do
đó, vai trò tổ chức, định hướng, dẫn dắt, gợi mở của giáo viên là rất quan trọng để thu hút, thúc đẩy, truyền cảm hứng cho học sinh chủ động, tự giác tham gia các hoạt động học tập của bản thân nói riêng và hoạt động trên lớp học nói chung. Để làm được điều đó, giáo viên cần thực sự thoát khỏi cách giảng dạy truyền thống theo hình thức trực tiếp mà phải thay đổi cả cách truyền đạt, tương tác, nắm bắt,
đánh giá…
Đồng thời, phụ huynh phải có cách nhìn mới và tâm thế mới để đồng hành cùng con em, như phải có phương pháp hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các em tham gia nghiêm túc và đầy đủ các buổi học và chủ động làm bài tập, cũng như tự học theo dặn dò của giáo viên. Phụ huynh không được làm thay cho con em nhưng cũng không phó mặc để phát huy sự chủ động, nhất là với học sinh tiểu học, mà phải có cách nắm bắt, giúp đỡ phù hợp, kịp thời.
Đội ngũ giáo viên phải năng động, sáng tạo, tìm tòi và không ngừng học để nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.
Các tổ chuyên môn cần có sự trao đổi, phối hợp nhiều hơn và thiết thực hơn
trong việc xây dựng, triển khai hệ thống bài giảng và tư liệu học tập trực tuyến đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học đa dạng. Tổ chuyên môn phải chú ý tập trung đổi mới sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn thông qua việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy và học.
Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An cần tăng cường đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất: như có khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học, có khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, và quan trọng hơn
cả là năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học. Giúp giáo viên không bị tụt hậu so với thời đại.
Tác giả trân trọng mọi ý kiến đóng góp từ Ban nghiệm thu đề tài, từ các đồng nghiệp và tất cả các em học sinh khi sử dụng hệ thống. Hy vọng với sự nỗ lực của bản thân sẽ góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp Giáo dục của tỉnh nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, chương trình giáo
dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), phát triển chương trình nhà trường. Các tài liệu tập huấn liên quan đến đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học
2. Căn cứ Thông tư số 09/2021/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
3. Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủquy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
4. Căn cứ công văn số 1654/SGD&ĐT-GDTrH ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục trung học năm học 2021-2022;
5. Căn cứ công văn số 1712/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về hướng dẫn thực tổ chức dạy học trực tuyến năm
học 2021-2022;
6. Các tài liệu xây dựng hệ thống học tập trực tuyến
7. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và các văn bản chỉđạo cấp trên 8. Các tài liệu về phương pháp dạy học tiến bộ, các tài liệu về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi
9. Tham khảo các ý kiến và kinh nghiệm của đồng nghiệp tại các trường THPT
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.