IV. Chuẩn bị tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến
2. Hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng phương thức dạy học trực tuyến
tuyến chung mà nhà trường đã lựa chọn và xây dựng.
Sau khi hoàn thành tổ chức dữ liệu và tạo lập các khóa học trên hệ thống LMS
nhà trường triển khai tập huấn cho giáo viên sử dụng hệ thống đã xây dựng đồng thời hướng dẫn giáo viên sử dụng các ứng dụng: GoogleMeet, GoogleForm,
Padlet, Qizzi … để hỗ trợ tổ chức các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất
lượng dạy học trực tuyến.
22
2.1. Đăng nhập:
- Nhà trường tổ chức dữ liệu và tạo các khóa học trên hệ thống LMS dựa trên nguyên tắc: Các khóa học của các lớp học là cố định, học sinh chỉ cần đăng nhập một lần trước mỗi buổi học còn giáo viên sau mỗi tiết dạy phải tìm đến khóa học của lớp tiếp theo để tiếp tục giảng dạy
- Giáo viên truy cập vào hệ thống VNPT E-LEARNING sử dụng tài khoản Vnedu của cá nhân để truy cập, sau đó vào khóa học.
- Khi vào phòng học trực tuyến giáo viên cần phải chuyển đổi sang tài khoản Gmail của lớp mình dạy để sử dụng các chức năng của người tổ chức trên GoogleMeet: Để việc chuyển đổi sang Gmail các lớp thuận và nhanh chóng thì
giáo viên nên đăng nhập sẵn Mail của tất cả các lớp mình dạy và không đăng xuất. - Sau mỗi tiết dạy giáo viên không thực hiện kết thúc cuộc họp trên Google Meet mà chỉ thực hiện thao tác rời cuộc họp (Nếu giáo viên chọn kết thúc cuộc họp thì học sinh phải đăng nhập lại)
- Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc Reset mật khẩu đăng nhập của học sinh trên hệ thống Vnedu
- Học sinh: Sử dụng điện thoại thông minh hoặc vi tính máy tính truy cập vào hệ thống Lms.vnedu.vn bằng …
- Mỗi buổi học học sinh chỉ đăng nhập một lần vào khóa học của lớp mình
cũng như phòng học trực tuyến Google Meet.
- Giáo viên chủ nhiệm sau khi được nhà trường tập huấn phải có trách nhiệm:
hướng dẫn cho học sinh lớp mình cách thức truy cập vào hệ thống dạy học trực tuyến của nhà trường.
2.2. Hướng dẫn sử dụng phòng học Google Meet:
Để tổ chức dạy trực tuyến chúng ta có thể sử dụng các phần mềm cho phép tổ
chức dạy trực tuyến như: Zoom, Microsoft Teams, Google Meet… mỗi phần mềm
đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Trường THPT Con Cuông lựa chọn phần mềm Google Meet với những ưu điểm sau
- Google Meet: là ứng dụng tạo buổi học/họp trực tuyến không giới hạn, cho phép số lượng tham gia lên đến 250 người. Với Meet, người dùng được phép chia sẻ màn hình, hỗ trợ ghi lại cuộc thảo luận và lưu trữ trên Google Drive nhanh
chóng, tiện lợi.
- Không cần cài đặt và đăng ký tài khoản - Sốlượng người tham gia lớn và miễn phí - Không giới hạn thời gian truy cập
- Có đầy đủ các chức năng để tổ chức giảng dạy giống như các hệ thống khác.
2.3. Giới thiệu các ứng dụng Wheel of name, GoogleForm, Padlet, Qizzi:
Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và đặc biệt tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả, sinh động, gây hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học trực tuyến, ngoài các công cụ sẵn có của VNPT E-LEARNING và Google Meet thì
trường THPT Con Cuông chỉđạo, khuyến khích và tổ chức hướng dẫn cho giáo sử
dụng các phần mềm trực tuyến: Wheel of name, GoogleForm, Padlet, Qizzi … Tùy thuộc vào nội dung từng bài học, từng hoạt động cụ thể mà giáo viên có thể lựa chọn các ứng dụng phù hợp.
2.3.1. Giới thiệu Wheel of name. (https://wheelofnames.com/)
Wheel of name: Là ứng dụng vòng quay chọn tên miễn phí, dễ dàng tạo và sử dụng ngay trên trình duyệt web mà không cần cài đặt.
Mục đích sử dụng ứng dụng: Tạo một tình huống bất ngờ trong hoạt động khởi động, khi bạn cần chọn 1 cái tên ngẫu nhiên trong 1 nhóm đông người để truy bài, giao việc hay trao thưởng thì Wheel of Name sẽ là lựa chọn vô cùng hoàn hảo. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm vào đầu buổi học có thể sử dụng đểđiểm danh
Một hoạt động khởi động được tạo bằng Wheel of name
* Ưu điểm:
- Khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập một cách hứng thú.
- Học sinh luôn phải sẵn sàng học bài cũ cũng như bài mới 1 cách nghiêm túc. - Dễ sử dụng, giao diện đẹp, sinh động.
- Dễ dàng gọi tên ngẫu nhiên hoặc tạo ra các trò chơi như chiếc nón kì diệu. - Có thểlưu trữ danh sách và chia sẻ danh sách cho giáo viên bộ môn.
2.3.2. Giới thiệu Padlet. (www.padlet.com)
Padlet là công cụ cho phép giáo viên thu thập ý kiến hoặc sản phẩm của học sinh trực quan trên một trang web và cho phép mọi học sinh trong lớp có thể xem
được ý kiến hoặc sản phẩm của các bạn khác…
Mục đích sử dụng ứng dụng:
Trong hoạt động dạy học trực tuyến giáo viên có thểứng dụng công cụ Padlet
trong các trường hợp: Thảo luận nhóm, tóm tắt một chủđề, thu thập thông tin học sinh sau buổi học
Ưuđiểm:
- Giúp học sinh ứng dụng được công cụ học tập trực tuyến một cách hiệu quả. - Mỗi học sinh có thể viết và nêu ý kiến cá nhân của mình trong quá trình thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực chủđộng của học sinh.
- Học sinh có thể tự trang trí, trình bày ý tưởng theo sở thích của cá nhân
c. Giới thiệu Quizizz. (https://quizizz.com)
Quizizz: là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học
cũng như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm trong Quizizz thuộc nhiều danh mục với cấp độkhác nhau để học sinh thử sức, đánh giá trình độ của bản thân; hoặc giáo viên, phụ huynh có thể truy cập bộ câu hỏi do người khác chia sẻ để sử dụng trong giảng dạy, kèm cặp con em mình. Nhìn chung, Quizizz phù hợp với cả việc học tại nhà và trên lớp.
Mục đích sử dụng ứng dụng:
Quizizz cho phép giáo viên tạo các bài tập, câu hỏi của riêng mình. Sau khi cung cấp cho học sinh mã truy cập duy nhất, bài kiểm tra với các câu hỏi mà giáo viên vừa tạo có thể chơi trực tiếp như cuộc thi tính giờ hoặc dùng làm bài tập về
nhà với thời hạn cụ thể.
Sau khi hoàn thành các câu hỏi, học sinh có thể xem lại câu trả lời của mình.
Hơn nữa, dữ liệu kết quả được biên soạn thành một bảng tính để cung cấp cho
người hướng dẫn một cái nhìn rõ ràng về hiệu suất của học sinh.
2.3.3. Giới thiệuGoogle Form
Google Form: là một trong những thành phần quan trọng của hệ sinh thái Google, cho phép giáo viên tạo bài tập ở nhiều dạng tự luận và trắc nghiệm khác
nhau, hoàn toàn tương tự hình thức thiết kế bài tập bằng định dạng Word. Việc sử
dụng những phần mềm này giúp tiết kiệm giấy và chi phí in ấn, đồng thời giảm tải các thao tác giao – nộp – trả bài và lưu giữ cồng kềnh khi mọi công đoạn đều được thực hiện online.
Mục đích sử dụng ứng dụng:
- Kiểm tra, đánh giá kế tquả học tập của học sinh
- Tạo các bài khảo sát thu thập ý kiến học sinh.
- Tạo các bài kiểm tra trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp tự luận.
Ưu điểm:
- Giúp tiết kiệm thời gian trong việc thiết kế bài kiểm tra.
- Biết ngay kết quả ngay sau khi thực hiện bài kiểm tra. Đồng thời, có thể cho
phép người thực hiện xem lại kết quảđúng/ sai của từng câu.
- Giáo viên có kết quả tổng hợp về mức độhoàn thành, xu hương điểm…
- Thể hiện sự sáng tạo, kĩ năng Tin học của giáo viên, đáp ứng xu hướng đào
tạo trực tuyến hiện nay.
- Giảm áp lực thi cử, kiểm tra. - Thiết kế linh hoạt, đa dạng.
Ngoài các tập huấn hướng dẫn các ứng dụng nêu trên, nhà trường còn khuyến khích giáo viên nghiên cứu, tìm tòi … thêm các phần mềm khác để tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong quá trình triển khai sử dụng, các giáo viên có thể trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau để có thể sử
dụng thành thạo các phần mềm nêu trên.
3. Biên soạn kế hoạch bài dạy và xây dựng học liệu dạy học
So với việc dạy học trên lớp, việc biên soạn kế hoạch bài dạy khi thực hiện dạy học trực tuyến đòi hỏi một cách tiếp cận mới để đạt hiệu quả: Vì vậy trường THPT Con Cuông định hướng tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học, biên soạn tiến trình dạytrực tuyến học phù hợp.
Tiến trình dạy học trực tuyến của giáo viên phải đầy đủ các bước:
- Hoạt động nghiên cứu bài mới trước khi buổi học trực tuyến: Giáo viên có thể sử dụng các ứng dụng Google Form, Quizizz đã hướng dẫn để tạo các câu hỏi, bài tập đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu nội dung bài mới để trả lời. Hoặc giáo viên có thể xây dựng các học liệu bằng cách chuyển thể một số kiến thức cốt lõi của bài học thành PowerPoint; dùng điện thoại hoặc phần mềm quay màn hình máy tính để ghi hình trước một số nội dung cần giảng để đưa lên các khóa học trên hệ thống cho học sinh tự nghiên cứu trước.
- Các hoạt động dạy học trong tiến trình dạy học một bài học (Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập vận dụng, Mở rộng) cần phải xây dựng một cách
sinh động, khoa học tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia học trực tuyến.
• Chẳng hạn, tăng cường chỉ dẫn để học sinh sử dụng có hiệu quả sách giáo
khoa và môi trường xung quanh học sinh tại gia đình. Sưu tầm hoặc xây dựng tư liệu dạy học phù hợp với bài học.
• Có phương án đánh giá trong quá trình và sau mỗi bài học
• Mục đích: (1) đánh giá thái độ học tập của HS có nghiêm túc hay không (nội dung hỏi nằm trong video bài giảng, sách giáo khoa và tài liệu mà giáo viên đã
giao nhiệm vụ); (2) kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh; (3) tích luỹ điểm số để đánh giá quá trình.
• Ví dụ, đối với mỗi buổi học, biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức liên quan; sử dụng các phần mềm online mà để soạn nội dung kiểm tra, đánh giá và gửi yêu cầu cho HS.
Giao cho HS một số bài tập tự luận để luyện tập, vận dụng và củng cố kiến thức sau mỗi bài học.
• Chẳng hạn, hướng dẫn học sinh làm bài vào vở, chụp kết quả bài làm và nộp bài (qua LMS, Zalo, Email hoặc những công cụ thay thế khác mà nhà trường đang sử dụng).
V. Triển khai tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến 1. Đối với nhà trường
Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến, học liệu dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến.
29 - BGH dự giờ xác suất của tất cả giáo viên, kiểm tra việc lưu hồ sơ minh chứng của GV.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện dự giờ thao giảng theo đúng kế hoạch đã xây dựng kể cả trong thời gian dạy trực tuyến để góp ý cho đồng nghiệp.
Đặc biệt nhà trường đã chuẩn bị ba kịch bản dạy học và kiểm tra đánh giá ứng phó với dịch Covid-19
+ Kịch bản 1. Dạy và học trựctiếp tại nhà trường.
Khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ổn định, nhà trường tổ chức dạy học trực tiếp 100%.
+ Kịch bản 2. Nếu cả giáo viên và học sinh phải nghỉdạy và học trực tiếp thì nhà trường sẽchuyển sang trạng thái dạyhọc trực tuyến 100% theo thời khóa biểu
trên hệthống LMS mà nhà trườngđã xây dựng.
+ Kịch bản 3. Kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến (ưu tiên dạy học trực tiếp) khi giáo viên hoặchọc sinh phải nghỉ dạy và học do phải cách ly, theo dõi sức khỏe hay điều trị Covid-19 không thể đến trường. Để chuẩn bị cho kịch bản này
trường THPT Con Cuông trên cơ sở mỗi lớp học đã được trang bị Tivi, máy tính
đãđượckết nối Internet nhà trường đã trang bị thêm Camera và Micro.
* Nếu mộtsốhọc sinh phải nghỉhọc, giáo viên vẫn có thểđến trường thì giáo viên dạytrực tiếp ở lớp có học sinh không phải cách ly đồng thời sử dụnghệthống dạytrực tuyến mà mà nhà trường đã xây dựng trên LMS để giảng dạy cho số học
sinh phải cách ly ở nhà.
30 * Nếu giáo viên phải nghỉ dạy thì giáo viên đó ở nhà dạy trực tuyến qua LMS, máy tính trên lớp học đó sẽ đăngnhập vào khóa học trực tuyến của lớp, học
sinh không phải cách ly vẫn đến trường và tham gia học qua máy tính, tivi, Camera, micro trên lớp còn học sinh phải cách ly ở nhà thì vẫn tham gia học trực tuyến bình thường. Trường hợp giáo viên không thể dạyđược thì nhà trường phân công giáo viên khác dạy thay trực tiếp và kết hợp trực tuyến trên lớp. Như vậy sẽ đảmbảokế hoạch nhà trường không bị gián đoạn.
Tiết học kết hợp trực tiếp và trực tuyến tại trường THPT Con Cuông khi giáo viên không thể lên lớp phải dạy trực tuyến
2. Đối với Hiệu trưởng
- Quyết định hình thức dạy học trực tuyến trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; xác định mục tiêu, mức độ hoặc yêu cầu cần đạt của nội dung dạy học trực tuyến để đảm bảo chất lượng dạy học;
- Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến xuyên suốt cả năm học (cả khi trạng thái học bình thường hay tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học) phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng của nhà trường;
- Triển khai bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực
tuyến cho giáo viên, nhân viên thực hiện dạy học trực tuyến đảm bảo chất lượng;
- Triển khai hướng dẫn học sinh kỹ năng cần thiết tham gia học tập và kiểm tra trực tuyến;
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức dạy học trực tuyến;
- Xây dựng, lựa chọn và thẩm định học liệu sử dụng trong dạy học trực tuyến.
- Thông báo hình thức dạy học trực tuyến, kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến cho học sinh và phụ huynh học sinh;
- Tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến theo kế hoạch;
- Chỉ đạo thu nhận sản phẩm học tập, đánh giá kết quả học tập của học sinh;
- Quản lý hồ sơ tài khoản của học sinh và giáo viên dùng trong các phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến được xác định theo mã số định danh cá nhân
3. Đối với Phó Hiệu trưởng
- Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức họp chuyên môn (họp trực tuyến),
lấy ý kiến từ các tổ, tham mưu với Hiệu trưởng; tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá, báo cáo về Hiệu trưởng tất cả các nội dung công việc của Hiệu trưởng đối với cấp học mình phụ trách.
- Thường xuyên kiểm tra, thăm lớp dự giờ trực tuyến hoạt động giảng dạy của giáo viên.
- Thực hiện thống kê báo cáo tình hình hoạt động dạy học trên VNPT E-