IV. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
5. Kinh nghiệm hƣớng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân
Theo cách KTĐG truyền thống từ trƣớc thì việc KTĐG học sinh là nhiệm vụ hoàn toàn của giáo viên, kết quả hồn tồn phụ thuộc vào tính chủ quan, một chiều của giáo viên, nên trong quá trình đánh giá học sinh, rất nhiều trƣờng hợp mâu thuẫn giữa học sinh và giáo viên, khơng nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ từ học sinh. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hƣớng một chiều từ giáo viên sẻ không phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời, học sinh không thể biết hết đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm của bản thân để bổ sung, thay đổi, khắc phục trong quá trình học tập.
Việc giáo viên KTĐG kết hợp với hƣớng dẫn học sinh tự đánh giá sản phẩm học tập của bản thân và tự đánh giá lẫn nhau trong lớp, tổ, nhóm là một việc rất cần thiết và không thể thiếu đƣợc nếu muốn đào tạo con ngƣời có phẩm chất, năng lực tốt, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc tự đánh giá kết quả học tập của nhau và của bản thân ở học sinh không chỉ là q trình đánh giá đơn thuần mà cịn là quá trình học tập của học sinh. Khi học sinh nắm đƣợc những tiêu chí, yêu cầu của bài học, học sinh sẻ chủ động thực hiện các tiêu chí đó. Tự thấy đƣợc ƣu điểm, nhƣợc điểm, thấy đƣợc những cái mà bản thân chƣa làm đƣợc, để từ đó, tự yêu cầu bản thân phải thay đổi, sữa chữa và hoàn thiện hơn. Mặt khác, khi đƣợc tự đánh giá, nhận xét kết quả học tập của bản thân và tự đánh giá lẫn nhau, giúp học sinh trƣởng thành hơn về tƣ duy so sánh, khái quát, tổng hợp và phát triển thêm năng lực nhận thức, năng lực tự đánh giá nhận xét của học sinh.
Vì vậy, để KTĐG đƣợc phẩm chất, năng lực của học sinh thì giáo viên phải KTĐG học sinh, kết hợp với học sinh tự đánh giá bản thân và tự đánh giá lẫn nhau. Với cách làm nhƣ vậy, sẻ đánh giá đƣợc học sinh một cách khách quan, cơng bằng,
chính xác và tồn diện. Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và tự đánh giá lẫn nhau, trƣớc hết, giáo viên cần cơng bố tiêu chí đánh giá ngay từ buổi học đầu tiên, giúp học sinh dựa vào tiêu chí đó để hồn thành nhiệm vụ học tập của mình theo yêu cầu, những tiêu chí này phải hƣớng đến phẩm chất và năng lực cho học sinh. Các tiêu chí phải cơng khai, rõ ràng, đƣa cho học sinh thảo luận để xây dựng bộ tiêu chí khách quan, đầy đủ, tạo sự ửng hộ. Đồng thuận của học sinh, tránh sự áp đặt chủ quan, một chiều của giáo viên trong quá trình đánh giá.
Mặt khác, trong quá trình học sinh đánh giá, giáo viên cho học sinh đánh giá nhận xét trực tiếp, công khai bằng cách phát biểu ý kiến cá nhân, thảo luận ý kiến trong nhóm, cũng có thể là đánh giá bằng phiếu kín, đƣợc dấu tênđảm bảo tính khách quan, tránh trƣờng hợp khơng dám nói lên nhƣợc điểm của nhau, hoặc – phe phái, bốc đồng nhau để mục đích lấy đƣợc điểm cao mà không phù hợp với kết quả học tập.
* Để thực hiện tốt quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, giáo viên cần lưu ý sau:
+ Đánh giá đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công bằng, công minh, động viên tƣ duy sáng tạo, hƣớng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau, phân biệt đƣợc đúng, sai và tìm ra ngun nhân để từ đó tcacs động trở lại đến phƣơng pháp học tập, rèn luyện kỹ năng tƣ duy.
+ Đánh giá một cách toàn diện cả lý thuyết, năng lực thực hành, về kiến thức, về kỹ năng, về phẩm chất, năng lực một cách phù hợp. Tùy theo mục đích đánh giá mà giáo viên lựa chọn hình thức KTĐG khác nhau (nói, viết, bài tập, phiếu hỏi, các bài tập theo chủ đề, các sản sẩm tạo ra từ bài tập khác nhau...)
+ Yêu cầu, mức độ KTĐG phải phân hóa đƣợc học sinh: học sinh có trình độ cơ bản, nâng cao; học sinh có năng lực trí tuệ hay năng lực thực hành cao... Kết hợp giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài, lấy ý kiến của đồng nghiệp, của gia đình, của các tổ chức mà học sinh tham gia...
+ Coi việc đánh giá là một công cụ học tập chứ không phải là cơng cụ đo lƣờng, vì vậy nội dung đánh giá cần hƣớng tới đầu ra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập, giáo viên giúp học sinh sửa chữa những thiếu sót; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng nhƣ các tiết thực hành ngoại khóa.
+ Giáo viên coi trong KTĐG kỹ năng diễn đạt bằng lời nói, sơ đồ, biểu đồ, thực hành, các sản phẩm mơ tả cụ thể nhƣ video, đóng vai, hùng biện... vì đây là thể hiện năng lực thực tế của học sinh.