Tình hình nguồn vốn của Công ty.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH ở Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội” doc (Trang 26 - 27)

Công ty từ khi thành lập đến nay đã trải qua nhièu khó khăn thử

thách, với số vốn ban đầu ít ỏi trong suốt những năm hoạt động bằng sự năng động nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV trong Công

ty mà hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những bước phát triển lớn.

Về mắt cơ sở vật chất kỹ thuật hàng năm Công ty đã không ngừng đầu tư cải tạo xây dựng lại, xây dựng mới văn phòng và các cửa hàng, các

phân xưởng sản xuất kinh doanh , đầu tư trang thiết bị sản xuất bia, rượu,

thay thế quầy tủ, thiết bị bán hàng, thiết bị văn phòng…hệ thống cửa

hàng, nhà sản xuất khang trang sạch đẹp văn minh thương nghiệp. Để đầu tư thêm cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngoài số vốn được Nhà nước cấp công ty còn huy động thêm bằng việc đi vay để tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua biểu 2 ta thấy: tổng số vốn của Công ty qua 3 năm đều tăng, năm 2002 tăng 1,91% so với năm 2001 tương đương với 105,495 triệu đồng, năm 2003 tăng 2,18% so với năm 2002 tương đương với 239,615

triệu đồng, bình quân trong 3 năm tổng số vốn của công ty tăng 2,05%.

Nếu chia theo tính chất sử dụng: nguồn vốn cố định năm 2001 có

3.144,585 triệu đồng chiếm 29,2% trong tổng số vốn, năm 2003 có

3.172,790 triệu đồng chiếm 28,91% trong tổng số vốn, năm 2003 có

3.194,905 triệu đồng chiếm 28,49% trong tổng số vốn của Công ty, như

vậy năm 2002 tăng 0,9% so với năm 2001 tương đương 28,205 triệu đồng, năm 2003 tăng 0,7% so với năm 2002 tương đương với 22,115 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng là do Công ty đầu tư sửa chữa, cải tạo

Nguồn vốn lưu động: năm 2001 có 7.625,430 triệu đồng chiếm

70,8% trong tổng số vốn, năm 2002 có 7.802,720 triệu đồng chiếm

71,09% trong tổng số vốn và tăng 2,32% so với năm 2001 tương đương

với 172,290 triệu đồng. Năm 2003 có 7.020,220 triệu đồng chiếm 71,51%

trong tổng số vốn và tăng 2,79% so với năm 2002 tương đương với

217,500 triệu đồng. Bình quân trong 3 năm tổng số vốn lưu động của Công ty tăng 2,56%, sự tăng lên của vốn lưu động sẽ giúp cho Công ty chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh .

Nếu chia theo nguồn vốn: vốn ngân sách cấp năm 2001 là 5.150,000 triệu đồng chiếm 47,82% trong tổng số vốn, năm 2002 là 5.250,000 triệu đồng

chiếm 47,83% trong tổng số vốn, năm 2003 là 5.320,000 triệu đồng chiếm

47,44% triệu đồng trong tổng số vốn. Mặc dù trong 3 năm số vốn do ngân

sách cấp đều tăng song tỷ lệ tăng là không đáng kể , điều đó chứng tỏ Công ty đã tự chủ động vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn tự bổ xung năm 2003 là 2.670,250 triệu đồng chiếm 23,81%

trong tổng số vốn và tăng 4,29% so với năm 2002 (2.560,500 trđ). Bình

quân trong 3 năm tăng 4,4%.

Nhìn chung với số vốn hiện nay Công ty đã thu được kết quả đáng kể

trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Song cũng còn nhiều mục tiêu để

Công ty phấn đấu trong những năm tiếp theo. Vì vậy còn có rất nhiều khó khăn cho Công ty trên bước đường tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH ở Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội” doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)