- Vận dụng được để giải bài tập liên quan.
3. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀ
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.6.1.Hoạt động hợp tác
Hình 3.6.1. Biểu đồ đánh giá các mức độ về hoạt động hợp tác của HS ở buổi 1
Nhận xét:
Ở buổi học đầu tiên này, đa số các tiêu chí về hoạt động hợp tác HS đều ở mức độ 1 hoặc 2, số lượng HS ở mức độ 3 rất ít, không đáng kể.
Cụ thể, ở tiêu chí chia sẻ, giúp đỡ, gần 1/2 HS trong lớp ở mức độ 1, 1/2 HS còn lại ở mức độ 2, không có HS nào ở mức độ 3. Đa số các em chưa chủ động chia sẻ tài liệu, thông tin với các thành viên còn lại trong nhóm.
Ở các tiêu chí: Diễn đạt ý kiến, giải quyết mâu thuẫn, hoàn thành nhiệm vụ, gần 2/3 HS trong lớp ở mức độ 1, còn lại 1/3 số HS trong lớp ở mức độ 2, riêng tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ có 2 HS đạt mức độ 3. Do là buổi học đầu tiên, đa số các em chưa biết cách trình bày ý tưởng, diễn đạt ý kiến sao cho thuyết phục, không biết cách giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn, đa số chỉ thực hiện được một phần nhiệm vụ được giao.
Ở tiêu chí lắng nghe phản hồi và viết báo cáo, đa số HS ở mức độ 2 (chỉ có 8 HS ở mức độ 1 tiêu chí lắng nghe, phản hồi và 5 HS ở mức độ 1 tiêu chí viết báo cáo. Qua đó có thể nhận thấy đa số các em đã biết lắng nghe nhau và tổng hợp tương đối đầy đủ ý kiến các thành viên trong nhóm.
Buổi 2
Hình 3.6.2. Biểu đồ đánh giá các mức độ về hoạt động hợp tác của HS ở buổi 2
Nhận xét:
Ở buổi học thứ 2 này, đa số các tiêu chí về hoạt động hợp tác HS đều ở mức độ 2, số lượng HS ở mức độ 1 đã giảm xuống, số lượng HS đạt mức độ 3 tăng lên ở các tiêu chí.
Ở tiêu chí diễn đạt ý kiến, số lượng HS ở mức 1 đã giảm xuống còn 15 HS, số lượng HS ở mức 2 và 3 tăng lên lần lượt là 10 HS ở mức độ 2 và 5 HS đạt mức độ 3.
Ở tiêu chí chia sẻ, giúp đỡ, gần 1/2 HS trong lớp ở mức độ 2, trong số 1/2 HS còn lại có 9 HS ở mức độ 2 và 5 HS nào ở mức độ 3. Đa số các em đã biết chia sẻ tài liệu, thông tin với các thành viên còn lại trong nhóm nhưng chưa chủ động.
Tương tự ở các tiêu chí: Lắng nghe, phản hồi, hoàn thành nhiệm vụ, viết báo báo, đa số HS đạt mức độ 2 (gần 2/3 HS trong lớp), còn lại gần như chia đều ở mức độ 1 và 3, riêng tiêu chí viết báo cáo thì không có HS nào ở mức độ 1.
Ở tiêu chí giải quyết mâu thuẫn, 1/2 số lượng HS ở mức độ 2, 9 HS ở mức độ 1 và 6 HS ở mức độ 3, các em dần đã biết cách giải quyết mâu thuẫn.
Buổi 3
Hình 3.6.3. Biểu đồ đánh giá các mức độ về hoạt động hợp tác của HS ở buổi 3
Nhận xét:
Ở buổi học thứ 3 này, hầu như đa số HS đều đạt mức độ 2 hoặc 3, đa số HS đều phát triển NLHT ở các tiêu chí về hoạt động hợp tác.
Cụ thể, ở tiêu chí chia sẻ giúp đỡ và hoàn thành nhiệm vụ, gần 1/2 HS trong lớp đạt mức độ 2, số HS còn lại đạt mức độ 3, không có HS nào ở mức độ 1.
mức độ 3 là 3 HS, không có HS ở mức độ 1.
Tương tự, ở tiêu chí lắng nghe, phản hồi, cũng không có HS nào ở mức độ 1, số lượng HS ở mức độ 3 tăng lên đáng kể 18 HS, số HS còn lại (12 HS) ở mức độ 2.
Ở tiêu chí giải quyết mâu thuẫn và viết báo cáo, gần 2/3 tổng số HS trong lớp ở mức độ 3, còn lại ở mức độ 2. Từ đó chúng ta có thể nhận thấy hầu như tất cả HS đã biết cách giải quyết mâu thuẫn và viết báo cáo tổng hợp hoàn chỉnh, hợp lí.
Hình 3.6.4. Biểu đồ thể hiện sự phát triển NLHT ở các tiêu chí về hoạt động hợp tác của HS qua 3 buổi học
Đánh giá:
Buổi 1
Nhận xét:
Về đánh giá, ở buổi học đầu tiên, đa số các HS trong lớp ở mức độ 2, không có HS ở mức độ 3. Cụ thể, ở tiêu chí tự đánh giá, 24 HS ở mức 2, 6 HS còn lại ở mức độ 1; ở tiêu chí đánh giá, 21 HS ở mức 2, 9 HS còn lại ở mức 1. Do đã được hướng dẫn cách đánh giá từ trước, đa số các em bước đầu đã biết tự đánh giá và đánh giá các thành viên khác trong nhóm, một số các em chưa quen, chưa biết cách đánh giá.
Buổi 2
Hình 3.6.6. Biểu đồ đánh giá các mức độ về đánh giá của HS ở buổi 2
Nhận xét:
Ở buổi học thứ 2, số lượng HS trong lớp đạt được mức độ 2 ở thành tố đánh giá của NLHT vẫn là chủ yếu, chỉ một số ít học sinh ở mức độ 1 và 3. Cụ thể, ở tiêu chí tự đánh giá, 26 HS ở mức 2, 4 HS còn lại ở mức độ 1; ở tiêu chí đánh giá, 24 HS ở mức 2, 4 HS ở mức 1, 2 HS ở mức 3. Ta nhận thấy ở buổi học này đa số HS đánh giá và tự đánh giá vẫn ở mức độ 2, tuy nhiên đã có một số HS tăng lên đến mức độ 3.
Hình 3.6.7. Biểu đồ đánh giá các mức độ về đánh giá của HS ở buổi 3
Nhận xét:
Ở buổi học thứ 3 này, không còn HS ở mức độ 1, tất cả các em đều tự đánh giá đạt được mức độ 2 hoặc 3, các em HS đã biết cách đánh giá tương đối chính xác. Cụ thể, có 17 HS tự đánh giá ở mức độ 2, 13 HS còn lại ở mức độ 3. Về đánh giá các thành viên khác trong nhóm, có 16 HS ở mức độ 2, 14 HS còn lại ở mức độ 3.
Hình 3.6.8. Biểu đồ thể hiện sự phát triển NLHT ở các tiêu chí về đánh giá của HS qua 3 buổi học.
3.6.2.Đánh giá nhóm
Ở phần này, chúng tôi trình bày kết quả đánh giá NLHT của các nhóm dựa theo phiếu tự đánh giá nhóm của mỗi nhóm. Kết quả thu được trình bày trong các bảng: Bảng 3.1, 3.2 và bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá NLHT của các nhóm buổi 1
TT Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 1 Tập hợp Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 2 Phân công, tổ chức làm việc nhóm Mức độ 1 Mức độ 1 Mức độ 1 Mức độ 2 3 Tính tích cực Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 1 Mức độ 2 4 Diễn đạt, trình bày Mức độ 1 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 2
5 Lắng nghe, phản hồi Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 6 Hoàn thành nhiệm vụ Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 7 Viết báo cáo nhóm Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 8 Đánh giá Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2
Nhận xét:
Về tập hợp, ở buổi học đầu tiên, các nhóm đa số được đánh giá ở mức độ 2: Di chuyển trật tự nhưng còn chậm, riêng nhóm 1 di chuyển còn lộn xộn, mất thời gian.
Về phân công, làm việc nhóm, chỉ nhóm 4 đạt mức 2, bước đầu có phân công công việc, lập kế hoạch, ba nhóm còn lại đều ở mức 1, chưa có sự phân công rõ ràng, chưa có kế hoạch cụ thể.
Về tiêu chí tính tích cực, nhóm 1 và nhóm 3 ở mức 1, chỉ một số thành viên trong nhóm tích cực, nhóm 2 và nhóm 4 ở mức độ 2, còn một vài thành viên còn xao nhãng. Nhìn chung buổi học đầu tiên vẫn còn những em chưa tích cực, xao nhãng.
Về diễn đạt, trình bày, nhóm 1 và 2 ở mức độ 1, nhóm 3 và 4 ở mức độ 2; nhìn chung các nhóm còn chưa biết cách diễn đạt sao cho ngắn gọn, mạch lạc, thuyết phục, ít trả lời được câu hỏi của GV và nhóm khác đặt cho mình.
Về lắng nghe, phản hồi, tất cả các nhóm đều ở mức độ 2, có lắng nghe nhóm khác và đặt được một số câu hỏi.
Hầu như các nhóm thực hiện gần như hết nhiệm vụ được giao, chỉ riêng nhóm 1 chưa thực hiện hết các yêu cầu (Nhóm 1 chưa hoàn thành bài tập về cân bằng vật rắn chịu tác dụng của ba lực).
Các nhóm đều viết báo cáo tương đối đầy đủ, tuy nhiên trình bày chưa hợp lý (Cả 4 nhóm đều ở mức độ 2).
Các nhóm đã tự đánh giá về nhóm mình tương đối chính xác, chưa đúng ở một vài tiêu chí so với GV (Các nhóm đều đạt mức độ 2 về đánh giá).
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá NLHT của các nhóm buổi 2
TT Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
1 Tập hợp Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 3
2 Phân công, tổ chức làm
việc nhóm Mức độ 1 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 2 3 Tính tích cực Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 3
4 Diễn đạt, trình bày Mức độ 2 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 2 5 Lắng nghe, phản hồi Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 3 6 Hoàn thành nhiệm vụ Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 3 7 Viết báo cáo nhóm Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 2 8 Đánh giá Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2
Nhận xét:
Ở buổi học thứ 2 này, một số nhóm đã được đánh giá đạt mức độ 3 ở một số tiêu chí, tuy nhiên một số tiêu chí một số nhóm vẫn ở mức độ 1.
Cụ thể, các nhóm đã tập trung nhanh, trật tự, chính xác vào vị trí hơn (Các nhóm đều ở mức 2 hoặc 3).
Về phân công, có hai nhóm: Nhóm 3 và 4 đạt mức độ 2, có sự phân công công việc, lập kế hoạch, hai nhóm còn lại vẫn ở mức 1, chưa có sự phân công rõ ràng, chưa có kế hoạch cụ thể.
Về tính tích cực, nhóm 1 và nhóm 2 ở mức 2, còn một vài thành viên còn xao nhãng, hai nhóm còn lại đã đạt mức độ 3, tất cả thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia hoạt động nhóm.
Về diễn đạt, trình bày, chỉ riêng nhóm 2 vẫn ở mức 1 (Không trả lời được câu hỏi nào của GV và nhóm khác), các nhóm còn lại ở mức độ 2. Nhìn chung các nhóm dần biết cách diễn đạt sao cho ngắn gọn, nhưng chưa thuyết phục, trả lời được câu hỏi của GV và nhóm khác đặt cho mình.
Về tiêu chí lắng nghe, phản hồi, nhóm 1 và 3 ở mức độ 2, có lắng nghe nhóm khác và đặt được một số câu hỏi; nhóm 2 và 4 ở mức độ 3, đặt được nhiều câu hỏi, một số câu hỏi hay, đúng trọng tâm cho nhóm khác.
Hầu như các nhóm thực hiện gần như hết nhiệm vụ được giao, riêng nhóm 4 thực hiện đầy đủ và tốt tất cả các yêu cầu.
Các nhóm đều viết báo cáo tương đối đầy đủ (mức độ 2), riêng nhóm 3 đạt mức độ 3 vì trình bày hợp lí, thuyết phục.
Các nhóm đã tự đánh giá về nhóm mình tương đối chính xác, chưa đúng ở một vài tiêu chí so với GV (Các nhóm đều đạt mức độ 2 về đánh giá).
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá NLHT của các nhóm buổi 3
TT Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
1 Tập hợp Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 2 Phân công, tổ chức làm Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3
việc nhóm
3 Tính tích cực Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 4 Diễn đạt, trình bày Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 3 5 Lắng nghe, phản hồi Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 6 Hoàn thành nhiệm vụ Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 3 7 Viết báo cáo nhóm Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 8 Đánh giá Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3
Nhận xét:
Ở buổi học thứ 3 này, ở tất cả các tiêu chí, không còn nhóm nào ở mức độ 1, các nhóm đều đạt mức độ 2 hoặc 3.
Cụ thể, tất cả các nhóm đã tập trung nhanh, trật tự, chính xác vào vị trí (Các nhóm đều ở mức 3).
Về phân công, các nhóm đã có sự phân công công việc, lập kế hoạch cụ thể. Về tính tích cực, hầu như tất cả thành viên trong các nhóm đều tích cực tham gia vào hoạt động của nhóm mình.
Về diễn đạt, trình bày, hầu hết các nhóm đạt mức độ 2, các nhóm đã biết cách diễn đạt sao cho ngắn gọn, mạch lạc, trả lời được hầu hết câu hỏi của GV và nhóm khác đặt cho mình.
Về lắng nghe, phản hồi, hầu như các nhóm đều chăm chú lắng nghe, đặt được nhiều câu hỏi cho nhóm khác.
Hầu như các nhóm thực hiện gần như hết nhiệm vụ được giao, riêng nhóm 2 và 4 thực hiện đầy đủ và tốt tất cả các yêu cầu.
Các nhóm đều viết báo cáo tương đối đầy đủ và hợp lí (mức độ 3).
Các nhóm đã tự đánh giá về nhóm mình chính xác, khách quan ở các tiêu chí, các nhóm đều được đánh giá ở mức độ 3.
Trong chương này, chúng tôi trình bày quá trình tổ chức và kết quả thực nghiệm thu được khi thực nghiệm sư phạm ở trường trung học phổ thông. Việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến của các tiến trình thực nghiệm, cũng như các kết quả mà học sinh đạt được bước đầu cho thấy: Quá trình tổ chức dạy học phần kiến thức “Cân bằng của vật rắn” theo hình thức lớp học đảo ngược theo tiến trình đã xây dựng nhằm góp phần bồi dưỡng NLHT cho học sinh lớp 10 THPT là khả thi và đạt hiệu quả.
Từ các kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm cho thấy việc thực hiện dạy học theo hình thức lớp học đảo ngược đã đáp ứng được mục tiêu chuẩn kiến
thức và kỹ năng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục, đồng thời, các chỉ số của NLHT của đa số HS đều được nâng lên sau thực nghiệm.
Tiến trình dạy học các bài đã soạn thảo tương đối phù hợp với hoạt động nhận thức của HS theo hình thức lớp học đảo ngược. HS có nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động nhóm nhờ đó bồi dưỡng NLHT, bên cạnh đó, các em cũng được rèn năng lực tự học qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu bài mới hay thực hiện các nhiệm vụ ở nhà. Qua đó, đã kích thích sự hứng thú và lôi cuốn HS tích cực tham gia hoạt động học tập; giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận
Trong luận văn này, với tên đề tài “Tổ chức dạy học chương “Chất khí”
Vật lí 10 THPT theo hình thức lớp học đảo ngược nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh”, chúng tôi đã giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, với
những kết quả cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực, năng lực hợp tác: Vận dụng được cơ sở lí luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi đã đưa ra được định nghĩa, các thành tố, các hành vi và các mức độ của năng lực hợp tác, thể hiện qua rubric đánh giá năng lực hợp tác.
- Nghiên cứu về hình thức tổ chức dạy học theo lớp học đảo ngược, chỉ ra