1 .Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
2.4. Tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLGQVĐ dạy
dạy học phần Cơ khí chế tạo
2.4.1. Quy trình tổ chức các hoạt động dạy - học theo định hướng phát triển NLGQVĐ trong dạy học
Quy trình gồm các bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học.
Mục tiêu của bài học là kết quả phải đạt được của người học sau khi học xong bài học. Căn cứ vào nội dung bài học, chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào bối cảnh cụ thể để xác định yêu cầu cần đạt được của HS về kiến KT, KN, thái độ và đặc biệt xác định được những năng lực cần hướng tới cho phù hợp. Xác định mục tiêu cần có mục tiêu vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn, đây là mục tiêu rất quan trọng hướng tới phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong việc xác định các năng lực HS hình thành được cần chú ý chỉ liệt kê những năng lực mà HS phải đạt được sau khi học xong bài học, tránh liệt kê tất cả các năng lực một cách chung chung. Khi xác định mục tiêu bài học, nên tuân thủ theo công thức SMART. Cụ thể là: mục tiêu phải tường minh, rõ ràng; phải lượng hóa được; phải đạt được; phải khách quan và phải có đủ thời gian để thực hiện.
25
Mục tiêu của bước này là xác định được nội dung kiến thức trọng tâm và nội dung gắn với cuộc sống hàng ngày của HS để tổ chức các hoạt động dạy học. GV cần nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để hiểu sâu sắc nội dung bài học. Việc hiểu sâu sắc nội dung bài học có ý nghĩa rất quan trọng vì nó sẽ giúp GV có thể lựa chọn được PPDH, KTDH, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. GV chỉ có thể xây dựng và tổ chức được các hoạt động học tập cho HS một cách phù hợp, linh hoạt và hiệu quả khi đã hiểu sâu sắc kiến thức mình sẽ dạy.
- Bước 3: Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH.
Nguyên tắc của công việc này là làm thế nào để HS học được cách học, cách nghĩ và cách giải quyết vấn đề thực tiễn; khuyến khích tự học cá nhân kết hợp hợp tác nhóm
- Bước 4: Thiết kế các hoạt động học tập (HĐHT) của HS phù hợp
Việc xây dựng các HĐHT cho HS là tạo ra các hoạt động sao cho HS có hứng thú, trách nhiệm, tự giác, tích cực, chủ động thể hiện hết khả năng có thể có của bản thân để tham gia vào các hoạt động và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động một cách hiệu quả. NLNH chỉ được hình thành và phát triển chỉ khi người học được tham gia như một chủ thể vào các HĐHT trong mối quan hệ với tập thể. Thông qua việc tham gia vào các HĐHT, HS vừa chủ động lĩnh hội kiến thức, vừa phát triển NL và từ đó, họ có khả năng giải quyết những vấn đề tương tự phát sinh trong cuộc sống. Bởi vậy, muốn phát triển NL GQVĐ ở người học thì phải thiết kế và đưa người học tham gia vào các hoạt động GQVĐ đặc biệt là các vấn đề thực tiễn. Việc xây dựng các HĐHT của HS có thể xây dựng tương ứng với 5 hoạt động chính của GV trong 1 giờ học (hoặc một nội dung học tập): Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hoạt động kiểm tra đánh giá, hoạt động hướng dẫn tự học. Trong đó hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới sử dụng BTTT thực hiện theo quy trình hình 2.2 và hoạt động kiểm tra đánh giá sử dụng BTTT và các tiêu chí đánh giá kĩ năng GQVĐ được thể hiện ở bảng 2.1.
2.4.2. Vận dụng quy trình để tổ chức trong DH công nghệ phần cơ khí chế tạo bài 19’’Tự động hoá trong chế tạo cơ khí’’
BÀI 19: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TAO CƠ KHÍ
I.MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này HS phải:
- Về Kiến thức:
+ Biết được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
+ Biết được các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường do sản xuất cơ khí và các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
- Kĩ năng: Rèn luyện được
+ Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, lớp . + Thu nhận và xử lí thông tin sgk.
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
+ Kĩ năng tư duy, phê phán gây ô nhiễm môi trường của bantr thân và những người xung quanh.
+ Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm. - Về thái độ:
+ Có ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
+ Có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền với người dân.
- Phát triển NL: L giao tiếp - hợp tác, NL GQVĐ - Sáng tạo, NL tự học, tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 19 SGK; Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
- Máy vi tính, máy chiếu.
2. Học sinh: đọc trước nội dung bài 19 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Ổn định: ( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ: ( 3phút)
- Trình bày các chuyển động khi tiện? - Nêu khả năng gia công của tiện?
3. Đặt vấn đề : ( 2phút)
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật thì việc sử dụng
máy tự động , dây chuyền tự động vào trong quá trình sản xuất là hếtcần thiết nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm giá thành; giảm sức lao động...vv
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 3 phút
a) Mục tiêu: Thông qua hình ảnh hoặc video để sự tò mò, kích thích hứng thú tìm hiểu kiến thức bài mới.
b) Tổ chức thực hiện:
- GV trình chiếu vi deo về quá trình sản xuất của dây chuyền sản xuất nước cam đóng chai.
27
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (22 phút)
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
-HS tìm hiểu về máy tự động , người máy công nghiệp, dây chuyền tự động. qua các hình ảnh, video đã sưu tầm GV trình chiếu hình ảnh về máy tự động:
Máy bán hàng tự động
Máy hàn tự động
Dây chuyền lắp ráp ô tô
I. Máy tự động , người máy công nghiệp, dây chuyền tự động.
1.Máy tự động a) Khái niệm
- Khi gia công các sản phẩm qui trình công nghệ được máy cơ khí thực hiện dưới dạng chương trình định sẵn. Lúc đó không có sự tham gia trục tiếp của con người.
- Kết luận: Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người. VD: máy CNC, các rôbốt công nghiệp. b./ Phân loại:
- Máy tự động cứng. - Máy tự động mềm
Máy tiện
- GV: QTCN do con người hay máy
móc tạo ra?
- HS: trả lời. Sau đó GV giảng giải phân tích.
- GV: Hãy kể tên các máy tự động mà em biết?
- HS: Trả lời câu hỏi theo kiến thức mà các em quan sát được.
- GV: Dựa vào đâu để phân loại máy tự động? Có mấy loại máy tự động?
- GV: Thế nào là máy tự động cứng? - GV: Thế nào là máy tự động mềm?
Hoạt động 2: Tìm hiểu người máy công nghiệp
- GV trình chiếu hình ảnh, vi deo về quá trình làm việc của rô bot
2. Người máy công nghiệp a) Khái niệm:
- Là thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm hoạt động tự động hóa trong các quá trình sản xuất.
- Đặc điểm: Có khả năng thay đổi chuyển động, xử lí thông tin...
b) Công dụng:
- Dùng trong dây chuyền sản suất. - Thay thế con người làm việc ở những nơi độc hại, thám hiểm, trong hầm lò...
29
- GV: Thế nào là người máy công nghiệp?
- HS: Dựa vào kiến thức trong SGK để trả lời câu hỏi.
- GV: Em hãy kể tên một số Rôbốt công nghiệp mà em biết?
- HS: Dựa vào kiến thức quan sát được
trong thực tế để trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dây chuyền tự
động
- Gv tình chiếu vi deo dây chuyền sản suất sữa tươi đóng hộp
- GV: Thế nào là dây chuyền tự động?
- HS: Trả lời theo SGK
- GV: Dây chuyền tự động có công dụng gì?
- HS: Trả lời theo SGK
- GV: Trình bày nguyên lí làm việc của dây chuyền tự động?
HS: Trả lời theo SGK
d. Hoạt động 4: Các biện pháp đảm
bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí 3. Dây chuyền tự động a)Khái niệm Dây chuyền tự động là tập hợp các máy tự động sắp xếp theo trình tự nhất định để hoàn thành sản xuất một sản phẩm hoàn thiện b). Công dụng:
- Sử dụng trong các dây chuyền tự động, phục vụ đời sống sinh hoạt. - Thay thế con người làm việc trong các môi trường độc hại, nguy hiểm.
II. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
1. Ô nhiễm môi trường.
- Nguyên nhân: chất thải dầu mỡ, chất bôi trơn ,chất tẩy rửa, phế thải trong quá trình cắt gọt….vv chưa xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước, tiếng ồn.
Cắt gọt kim loại
Nhà máy sản suất thép
Nước thải từ nhà máy
- GV: Hãy cho biết các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí?
- HS: Trả lời theo SGK
- GV: Các chất thải cơ khí thường làm ô nhiễm môi trường nào?
GV: Yêu cầu các em đọc SGK để hiểu được khái niệm phát triển bền vững là gì.
2. Biện pháp:
- Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất.
- Xử lí chất thải trong sản xuất cơ khí trước khi đưa vào môi trường
31
- GV: Phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí là gì?
- HS đọc SGK, liên hệ với kiến thức bảo vệ môi trường để hiểu được khái niệm phát triển bền vững trong sản suất cơ khí.
GV: Có các biện pháp nào để phát triển bề vững trong sản xuất cơ khí?
cho mọi người.
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức,vận dụng vào thực tiễn địa phương.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ghi nội dung chính
c) Sản phẩm: Sản phẩm của nhóm
d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS làm BTTT
E hãy cho biết thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương . Các tổ chức, ban ngành đã có các biện pháp gì để giảm thiêu, cải thiện môi trường.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( phút)
a) Mục tiêu: giúp các em khám phá, trải nghiệm thực tế.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm BTTT: e hãy thu thập hình ảnh, video và trình bày quá trình làm việc của các máy tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các cơ sở sản xuất tại địa phương.
c) Sản phẩm: của nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
GVyêu cầu HS làm các bài tập được giao.
- Báo cáo kết quả được nạp qua nhóm zalo của lớp
HS Hoàn thành các bài tập
* Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành nhiệm vụ được giao, đọc trước bài số 20, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để làm bài thực hành vào giờ học sau.
HS sôi động thảo luận nhóm trên lớp
33
Kết luận chương 2
Dựa trên việc nghiên cứu, phân tích nội dung và ứng dụng những kết quả nghiên cứu về NL GQVĐ của các nhà Khoa học, tác giả đã đề xuất được quy trình thiết kế BTTT, quy trình sử dụng BTTT trong hình thành kiến thức mới và trong kiểm tra đánh giá. Vận dụng quy trình thiết kế BTTT, tác giả đã xây dựng 1 số BTTT để sử dụng vào hoạt động tổ chức DH, kiểm tra đánh giá và giáo án thiết kế có sử dụng BTTT theo định hướng phát triển NL GQVĐ của HS.