THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC “PHẦN CHẾ TẠO CƠ KHÍ” CÔNG NGHỆ 11 (Trang 37 - 42)

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích TN

- Triển khai trong thực tiễn DH để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài luận văn đã nêu ra.

- Thu thập thông tin, số liệu để xử lí các kết quả thực nghiệm bằng thống kê xác suất; tiến hành phân tích định tính và định lượng để đánh giá tính khả thi của dạy học bằng BTTT mà nội dung đề tài đã đề xuất.

3.2. Nội dung TN

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành đối với các bài DH lí thuyết thuộc giới hạn nghiên cứu của đề tài có sử dụng BTTT. Để khảo sát kết quả học tập cũng như đánh giá NL GQVĐ của HS nhằm rút ra kết luận về hiệu quả của việc sử dụng BTTT, Tôi đã tổ chức dạy TN một số bài trong phần cơ khí chế tạo, trong đó tôi chọn một số bài để đánh giá cụ thể như ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Danh sách các bài lí thuyết trong chương trình dạy TN STT Bài Tên bài

1 15 Vật liệu cơ khí

2 16 Công nghệ chế tạo phôi 3 17 Công nghệ cắt gọt kim loại

4 19 Tự động hóa trong chế tạo cơ khí

3.3. Phương pháp TN

3.3.1. Chọn trường, lớp TN

- Tôi chọn trường THPT Quỳnh Lưu 2 để dạy TN

- Tại trường THPT Quỳnh Lưu 2, Tôi chọn 2 lớp (1lớp ĐC và 1 lớp TN) do Tôi giảng dạy

- Tôi chọn lớp TN và ĐC tại trường có số lượng, điều kiện, kết quả học tập, trình độ, NL nhận thức của HS là tương đương nhau. Tổng số HS ĐC là 35, nhóm TN là 35.

- GV dạy TN tiến hành xây dựng KHDH sử dụng BTTT.

- Triển khai đến HS của các lớp TN, hướng dẫn cho HS quá trình giải quyết một vấn đề, các tiêu chí và thang đánh giá NL GQVĐ và các kĩ thuật đánh giá.

3.3.2. Bố trí TN

35

- Ở lớp TN: giáo án được thiết kế theo hướng sử dụng BTTT do Tôi đề xuất. - Các lớp TN và ĐC có cùng Tôi giảng dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức, số lần kiểm tra và đánh giá.

- Sau mỗi bài, Tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS ở cả hai nhóm TN và ĐC với cùng thời gian và cùng nội dung kiểm tra. Tôi tiến hành thực nghiệm vào học kì I của năm học 2021- 2022

3.3.3 Kiểm tra

Khi đánh giá kết quả thực nghiệm, T đánh giá thái độ học tập, mức độ hứng thú, đánh giá được một số kĩ năng của NLGQVĐ, KN phát hiện và phát biểu vấn đề, KN giải quyết vấn đề. Còn những KN khác như: KN làm báo cáo (Powerpoint, Poster…), KN báo cáo, KN thảo luận và KN phản biện thì GV đánh giá HS trong quá trình tổ chức DH không đánh giá được qua các BTTT đã giao cho HS làm. * Kết quả dạy học theo giáo án hướng dẫn của sách GV trên tại lớp 11A1:

- Giỏi : 5 hs (14,2%) - Khá : 15 hs (42,8%) - Trung bình: 10hs (43%) giỏi khá trung bình

Khảo sát mức độ hứng thú trong tiết học lớp 11A1 bằng việc lấy ý kiến học sinh cho thấy:

- 50% hs hứng thú

- 50% hs không hứng thú

hứng thú

không hứng thú

* Kết quả dạy học khi sử dụng BTTT trên tại lớp 11A3 - Giỏi : 10 hs (28,5%) - Khá : 22 hs (62,8%) - Trung bình: 3hs (8,7%) giỏi khá trung bình

Khảo sát mức độ hứng thú trong tiết học lớp 11A3 bằng việc lấy ý kiến học sinh cho thấy:

- 90 % hs rất hứng thú

- 10% hs hứng thú - 0% hs không hứng thú

rất hứng thú hứng thú

Qua kết quả khảo sát cho thấy việc sử dụng BTTT: Hầu hết HS cảm thấy rất thích và thích học theo cách thức này Quatrao đổi trực tiếp, HS cho rằng cách học mới, cường độ học tập cao hơn, bản thân đã tự tin với suy nghĩ của mình để giải quyết các BTTT đồng thời phát triển NL GQVĐ, trước đây trong giờ học

37

môn Sinh học HS cảm thấy quá lâu hết giờ vì phải nghe GV giảng bài, bây giờ trong khi HS có sử dụng BTTT, HS cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh, luôn luôn băn khoăn suy nghĩ, muốn hỏi, muốn học, muốn biết, HS có dịp trao đổi, tranh luận về ND kiến thức cơ bản, thể hiện vốn hiểu biết, kinh nghiệm của mình .Đại đa số HS cho rằng việc giải quyết BTTT đã làm cho học không còn tiếp thu kiến thức lí thuyết theo một chiều từ GV, họ phải tự tìm tòi khám phá tri thức chính trong các BTTT, do đó nhận thức của họ tích cực, chủ động hơn. Có thể nói rằng, sử dụng BTTT trong DH đã thực sự giúp HS phát triển NL GQVĐ đồng thời giúp HS phát huy vai trò chủ thể tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức

Kết luận chương 3

Tôi đã sử dụng BTTT để thực nghiệm sư phạm trong DH .Kết quả kiểm tra trong quá trình thực nghiệm sư phạm bước đầu đã cho thấy giả thuyết khoa học nêu ra là đúng đắn. Khi áp dụng thử nghiệm một số BTTT đã thiết kế vào thực tiễn DH không những giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, góp phần cho việc phát triển và bồi dưỡng một số NL học tập khác cho HS như NL hợp tác - NL giao tiếp; NL tự học - tự chủ... và đặc biệt là phát triển được NL GQVĐ cho HS. Thông qua đó, các kỹ năng đọc sách, giao tiếp và tương tác GV - HS cũng được củng cố và phát triển tốt hơn

39

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau thời gian triển khai và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn, tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Đề tài đã hệ thống những vấn đề lí luận cho việc triển khai nội dung nghiên cứu như: khái niệm NL, cấu trúc NL, NL GQVĐ; khái niệm bài tập, BTTT. - Kết quả khảo sát dạy học ở Trường THPT Quỳnh Lưu 2 cho thấy, thực trạng phát triển NL GQVĐ cho HS còn hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu tìm các biện pháp phù hợp để phát triển NL nói chung và NL GQVĐ nói cho HS hiện nay là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Từ những kết quả nghiên cứu đề tài đã xác định được quy trình thiết kế BTTT trong dạy học phần cơ khí chế tạo với 5 bước: (1)Xác định mục tiêu bài học/chủ đề; (2) Phân tích nội dung, lựa chọn vấn đề để xây dựng BTTT; (3) Tìm kiếm các tài liệu, thông tin liên quan đến các vấn đề đã xác định; (4) Từ nguồn thông tin xây dựng thành BTTT; (5) Điều chỉnh tăng giảm lượng thông tin có trong BTTT đã thiết kế phù hợp với NL nhận thức của đối tượng HS. Vận dụng quy trình thiết kế được BTTT. Những BTTT này có thể được sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học như: Hình thành kiếnthức mới, luyện tập và kiểm tra đánh giá.

- Đề tài xây dựng được quy trình sử dụng BTTT trong dạy học phần Cơ khí chế tạo gồm 3 bước của DH GQVĐ với các hoạt động tương ứng: (1) Đặt vấn đề (Thâm nhập vào bối cảnh BTTT, Xác định vấn đề và phát biểu vấn đề cần giải quyết của BTTT); (2) GQVĐ (Thu thập và xử lý thông tin giải quyết vấn đề của BTTT); (3) Kết luận và ứng dụng vào thực tiễn. Đã sử dụng quy trình này trong tổ chức dạy học phần sinh học cơ thể người và vệ sinh ở 3 trường THCS thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm phát triển NL nói chung và NL GQVĐ cho HS. - Kết quả TN sư phạm bước đầu cho thấy hệ thống các BTTT được thiết kế và sử dụng theo quy trình để phát triển được NL GQVĐ, đồng thời nâng cao chất lượng học tập của HS. Kết quả này đã khẳng định giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra ban đầu là đúng đắn.

2. Kiến nghị

Sau thời gian nghiên cứu đề tài, tác giả có một số kiến nghị sau:

- Tiếp tục vận dụng quy trình thiết kế BTTT để xây dựng và triển khai sử dụng BTTT vào trong dạy học và luyện tập phần Cơ khí chế tạo nói riêng và các môn học khác nói chung.

- Việc sử dụng BTTT đem lại hiệu quả cao trong dạy học, nhưng lại đòi hỏi người GV có nhiều kinh nghiệm, NL và phải đầu tư nhiều công sức, thời gian. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng GV về phương pháp và biện pháp sử dụng BTTT để phát triển NL GQVĐ cho HS.

- Do khả năng có hạn, nên tôi chưa đi sâu nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu tác dụng của sử dụng BTTT đến sự phát triển từng kĩ năng thuộc NL GQVĐ ở HS. Cần được nghiên cứu tiếp để sớm đưa kết quả của đề tài vào thực tiễn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng DH.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC “PHẦN CHẾ TẠO CƠ KHÍ” CÔNG NGHỆ 11 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)