II: Dạy học theo góc chương“Sóng ánh sáng”Vật lí 12 THPT theo hướng phát
3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Tình hình học Vật lí
Tôi tiến hành điều tra về việc học Vật lí trên đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12, về sự say mê hứng thú, tích cực đối với môn Vật lí và những khó khăn thường gặp khi học môn Vật lí: tổng số phiếu điều tra là 120, thu vào 120 phiếu. Kết quả phân tích cho thấy có 68 học sinh (chiếm 56,67%) học khá môn Vật lí và yêu thích, hứng thú, tích cực đối với môn Vật lí ở phổ thông, số còn lại là thấy môn Vật lí cũng bình thường hoặc không có ý kiến gì. Nhưng đặc biệt có đến 98 học sinh (chiếm 81,67%) chọn phương án là thích giáo viên giảng giải và đọc cho học sinh ghi chép những nội dung chính, điều này cho thấy các em học sinh rất thụ động, mục đích học chủ yếu là phục vụ cho thi cử, chưa được làm quen và thích ứng với phương pháp dạy học tích cực.
3.5.2. Những khó khăn trong quá trình thực nghiệm
- Đa phần các em học sinh chưa quen với các phương pháp dạy học tích cực, cách học tập và làm việc theo nhóm, trong từng góc có nhiều em rất thụ động, thiếu phối hợp, cộng tác với các học sinh khác. Vì vậy, việc thực hiện dạy học theo góc còn gặp nhiều khó khăn.
- Trang thiết bị (dụng cụ thí nghiệm, máy móc…) ở trường còn thiếu và hư hỏng khá nhiều.
Tất cả những khó khăn trên phần nào cũng ảnh hưởng đến tính khả thi và kết quả thực nghiệm của đề tài.
3.5.3. Những thuận lợi trong quá trình thực nghiệm
- Số lượng học sinh trên lớp phù hợp rất thuận lợi cho việc phân chia nhóm và phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
- Vật lí là một môn học thực nghiệm nên khi chúng ta đi trúng và đúng mục tiêu đề ra sẽ kích thích được nhiều em tích cực tìm tòi và sáng tạo. Ngoài ra, môn học cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm, coi trọng nên có thêm nhiều tiết học tự chọn, vì vậy có nhiều thời gian để thực hiện các kế hoạch cho dạy học theo góc.