Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC dạy học THEO góc CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG vật lí 12 TRUNG học PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIẢI QUYẾT vấn đề của học SINH (Trang 43 - 48)

II: Dạy học theo góc chương“Sóng ánh sáng”Vật lí 12 THPT theo hướng phát

3.6. Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm

3.6.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

a. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Tôi đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm qua các tiêu chí:

- Tính khả thi của nhiệm vụ học tập trong mỗi góc được đánh giá qua các mặt sau: + Tiến trình dạy học đã soạn thảo có phù hợp với khả năng tiếp thu của các đối tượng học sinh không?

+ Việc thực hiện giáo án có đảm bảo thời gian và có đạt mục tiêu của bài học khơng?

- Tính hiệu quả: Việc tiến hành dạy học theo góc có thuận lợi khơng? Hiệu quả của q trình thực hiện dạy học theo góc chương “Sóng ánh sáng” được đánh giá qua các mặt:

+ Số học sinh tham gia tranh luận, phát biểu ý kiến trong những buổi thảo luận và chất lượng những câu hỏi của học sinh.

+ Số học sinh tham gia đề xuất ý tưởng thực hiện nhiệm vụ từng góc. + Việc sử dụng ngơn ngữ Vật lí của học sinh.

+ Chất lượng kiến thức của học sinh được đánh giá qua quá trình học sinh tham gia thực hiện dự án và bài kiểm tra 15 phút, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế.

+ Học sinh có hồn thành những nội dung đã đề ra. b. Kết quả từng góc do học sinh thực hiện

- Bài báo cáo sản phẩm mong đợi về thực hiện nhiệm vụ ở từng góc.

3.6.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. a. Đánh giá định tính a. Đánh giá định tính

Qua diễn biến trong các tiết học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tơi có đánh giá:

+ Thứ nhất ở lớp TN:

- Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh: Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ ở các

góc, học sinh đã có được năng lực hiểu vấn đề nhanh, tìm được giải pháp và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học, trình bày giải pháp và kết quả giải quyết vấn đề một cách thuyết phục. Hình thành được kĩ năng tự đánh giá sản phẩm của góc mình thơng qua câu hỏi nội dung trong phiếu học tập cũng như đánh giá được sản phẩm của nhóm khác một cách khách quan và chính xác.

Dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh đã nêu ra ở chương 1, thông qua tương tác trực tiếp với học sinh và bằng phiếu kiểm tra quan sát, chúng tôi so sánh mục tiêu đạt được giữa 10 em lớp thực nghiệm và 10 em lớp đối chứng với từng nội dung kiến thức cụ thể thơng qua bảng sau.

• Hiện tượng tán sắc ánh sáng

TT Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Mục tiêu đạt được Lớp TN Lớp ĐC 1 Biết phân tích tình huống, đặt được câu hỏi 8 4

2 Nhận biết ra vấn đề cần giải quyết 9 4

3 Trình bày được vấn đề cần giải quyết 8 3

4 Biết so sánh được nhiệm vụ cần giải quyết và các

nhiệm vụ đã giải quyết trước đó 6 2

• Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng và ứng dụng

TT Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Mục tiêu đạt được Lớp TN Lớp ĐC 1 Biết phân tích tình huống, đặt được câu hỏi 7 3

2 Nhận biết ra vấn đề cần giải quyết 8 3

4 Tìm ra cách giải quyết mới với nhiều ưu việt 6 2 5 Hệ thống hóa, sắp xếp các phương án giải quyết 6 2

6 Phân tích các phương án mới đưa ra 5 1

7 Quyết định phương án của mình 6 1

8 Giải quyết thành công phương án đã lựa chọn 5 1

• Hiện tượng giao thoa ánh sáng và ứng dụng đo bước sóng ánh sáng

TT Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Mục tiêu đạt được Lớp TN Lớp ĐC 1 Biết phân tích tình huống, đặt được câu hỏi 9 4

2 Nhận biết ra vấn đề cần giải quyết 8 3

3 Trình bày được vấn đề cần giải quyết 8 2

4 Biết so sánh được nhiệm vụ cần giải quyết và các

nhiệm vụ đã giải quyết trước đó 7 2

5

Nêu được ứng dụng của giao thoa ánh sáng và giải thích hiện tượng thực tiễn liên quan đến giao thoa ánh sáng

6 2

• Bước sóng ánh sáng và màu sắc

TT Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Mục tiêu đạt được Lớp TN Lớp ĐC 1 Biết phân tích tình huống, đặt được câu hỏi 9 5

2 Nhận biết ra vấn đề cần giải quyết 9 5

3 Trình bày được vấn đề cần giải quyết 9 4

4 Tìm ra cách giải quyết mới với nhiều ưu việt 8 4 5 Hệ thống hóa, sắp xếp các phương án giải quyết 8 3 6 Giải quyết thành công phương án đã lựa chọn 6 2

Ngoài ra ở lớp TN tơi cịn thấy được thêm những mặt mạnh:

- Về thái độ: Đa số HS rất phấn khởi khi tiếp nhận nhiệm vụ tại các góc, thấy được

rằng học theo phương pháp này tạo khơng khí học tập thoải mái, khơng bị gị bó, các em có thể tiếp cận kiến thức mới theo nhiều cách khác nhau nên ghi nhớ lâu và sâu hơn. Tuy nhiên, một số ít HS thiếu tự tin, còn e ngại về khả năng làm việc của chính mình.

- Hợp tác nhóm trong mỗi góc: Mỗi nhóm đều chọn được một nhóm trưởng có đủ

bản lĩnh để điều hành mọi hoạt động của nhóm. Từ việc phân cơng cơng việc theo năng lực, sở trường cho từng thành viên đến việc theo sát kế hoạch đề ra và thời gian thực hiện, để đảm bảo tiến độ của cơng việc ở mỗi góc. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ các em đã biết trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm giúp nhau cùng hồn thành cơng việc được giao, có sự hào hứng thi đua giữa các góc, xem sản phẩm nhóm nào sẽ được GV đánh giá tốt nhất lớp. Việc trao đổi thông tin giữa GV với HS, giữa HS với HS diễn ra khá sơi nổi. Tuy nhiên, bên cạnh những HS tích cực, cịn có một số em ít nói, ngại hỏi, thụ động, chỉ ngồi nghe các bạn thảo luận, chưa có ý thức cao trong học tập nên trong quá trình thực hiện dạy học theo góc, đơi khi gây khó khăn cho hoạt động chung của nhóm và tất nhiên việc lĩnh hội kiến thức, khả năng ứng dụng kiến thức của những HS này sẽ phần nào bị hạn chế.

- Tính sáng tạo: Trong mỗi cá nhân HS luôn tiềm ẩn nhiều ý tưởng hay và mới lạ.

Đây là cơ hội để HS phát huy khả năng của mình với các bạn và thể hiện sự sáng tạo trong quá trình thiết kế và tạo ra sản phẩm theo phiếu học tập.

Góc phân tích: Thơng qua bộ câu hỏi nội dung, các em được đặt trước vấn đề hấp dẫn bức thiết, có nhu cầu hứng thú và niềm tin giải quyết vấn đề, cả nhóm đã cùng nhau thảo luận trả lời đầy đủ các nội dung bộ câu hỏi, thực hiện rất tốt phần báo cáo sản phẩm yêu cầu.

Góc trãi nghiệm: Trả lời chính xác bộ câu nội dung, bằng sự khéo léo các em đã thiết kế, bố trí rất hợp lí cũng như thực hiện thành cơng các thí nghiệm, kết quả thí nghiệm thành cơng như dự đốn cả góc vỗ tay, tạo ra một khơng khí học tập sơi nổi, thân ái.

Góc quan sát: HS vào clip trên Youtube để quan sát các thí nghiệm, phân chia công việc một cách sáng tạo và hoàn thành rất tốt các nội dung trong phiếu học tập.

Góc áp dụng: Đã giải thích chính xác hiện tượng cầu vồng bảy sắc là do tán sắc ánh sáng và đo tương đối chính xác bước sóng của ánh sáng laze đỏ trong khơng khí.

- Khả năng thuyết trình: Tuy hơi lo ngại về khả năng thuyết trình của HS, nhưng

các em đã khá tự tin trước lớp, trình bày logic, mạch lạc và có sức lơi cuốn.

- Vận dụng kiến thức: Các em đã vận dụng tốt kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ

một cách sáng tạo.

- Năng lực đánh giá: Qua q trình thực hiện dạy học theo góc đã hình thành kĩ

năng tự đánh giá, đánh giá sản phẩm của nhóm khác một cách khách quan và chính xác.

b. Đánh giá định lượng.

Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và các thầy cơ trong nhóm Vật lí của nhà trường, tơi đã chọn được 2 nhóm lớp có chất lượng tương đương để làm đối chứng và thực nghiệm.

- Nhóm thực nghiệm lớp: 12A2 với số học sinh là: 44 - Nhóm đối chứng lớp: 12A1 với số học sinh là: 36 - Bài kiểm tra được thực hiện sau khi dạy học theo góc.

Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng, bằng cách ra đề đánh giá theo bộ câu hỏi trên phiếu học tập ở phần phụ lục, tơi tiến hành chấm bài, xử lí và thu được bảng kết quả sau:

Nhóm HS Điểm Số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 36 0 0 0 5 11 9 7 3 1 0 TN 44 0 0 0 1 7 10 10 7 7 2

Dựa vào bảng số liệu kết quả chấm bài tôi nhận thấy điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, số lần đạt điểm cao của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng và số lần đạt điểm thấp ít hơn. Từ đó cho thấy, vận dụng dạy học theo góc theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề tạo ra khơng khí học tập sơi nổi, học sinh học tập tích cực và kích thích được khả năng tìm tịi sáng tạo, nâng cao được năng lực nhận thức và năng lực hành động ở các em. Rèn luyện được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác… và các kĩ năng mềm rất cần thiết trong thời đại cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC dạy học THEO góc CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG vật lí 12 TRUNG học PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIẢI QUYẾT vấn đề của học SINH (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)