CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU HÓA Sống lành mạnh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid (Trang 25 - 35)

- - Sống lành mạnh.

- - Thức ăn sạch.

Bước 4: Đánh giá

GV tổ chức HS đánh giá

- HS tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong nhóm bằng cách ghi thông tin đánh giá vào phiếu đánh giá, phiếu hỏi.

- Các nhóm tự đánh giá và đánh giá các nhóm khác bằng cách ghi thông tin đánh giá vào từng phiếu đánh giá.

- Công bố các nội dung đánh giá (về kiến thức, thái độ, KN hợp tác) của nhóm mình và những nhóm khác.

- GV nhận xét và đánh giá HS thông qua kết quả quan sát. - HS tự rút kinh nghiệm cho bản thân.

Học sinh lớp 11 A3 , trường THPT Kim Liên năm học 2021-2022 - đang thực hiện kỹ thuật tia chớp trong giờ học chủ đề :Hô hấp – covitd 19.

Tổ chức thực hiện hoạt động dự án 2: Hô hấp – covitd 19

Bước Hoạt động GV - HS

Bước 1: Tổ chức nhóm thực hiện dự án.

- Ổn định tổ chức nhóm

GV hướng dẫn HS:

- Di chuyển vào các nhóm 7-9 người vào nhóm Zalo riêng mà giáo viên đã chia.

- Phân công nhóm trưởng, thư kí, còn lại là các thành viên.

- Nhận nhiệm vụ, lựa chọn hình thức hoạt động

GV giao nhiệm vụ cho HS: Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1: Thống kê các bệnh nhân bị covid19 ở gia đình và lớp học em: tên bệnh, số ca mắc bệnh, biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh.

* Khái niệm hô hấp. Nêu các giai đoạn của hô hấp

* Khái niện bề mặt trao đổi khí . Đặc điểm bề mặt trao đổi khí .

* Nguyên nhân của rối loạn hô hấp ngoài, cách khắc phục

+ Nhóm 2: Sưu tầm một số hình ảnh về: Các bề mặt trao đổi khí tương ứng với các nhóm đối tượng theo nấc thang tiến hóa, cấu tạo hệ hô hấp, cơ chế hoạt động của hệ hô hấp từ đó khái quát được:

* Các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn. * Vận chuyển khí giữa cơ quan hô hấp và tế bào * Chiều hướng tiến hóa về hô hấp ở động vật

+ Nhóm 3: Sưu tầm và tổ chức trò chơi với luật chơi nêu câu hỏi trong thời gian 3 phút nếu ai trả lời được thì phát quà. Chú ý đáp án đưa ra phải được GV xem xét trước. Các câu hỏi có thể là:

* Đối chiếu với 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, hãy lí giải tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao

* Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao?

* Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?

+ Nhóm 4: : Tuyên truyền phòng và chống các bệnh liên quan về Covid19. Có thể xây dựng các khẩu hiệu tuyên truyền cuối giờ học hoặc hoạt động thăm nom các bệnh nhân thân quen được giao nhiệm vụ, ghi lại bằng hình ảnh và trình bày trên Zalo nhóm.

- Lập kế hoạch hợp tác

- Liệt kê các công việc cần làm. - Thống nhất kết quả của nhiệm vụ. - Viết báo cáo .

- Báo cáo trong nhóm.

- Phân công công việc cho mỗi thành viên trong nhóm, ghi vào phiếu phân công nhiệm vụ, gửi lên nhóm liên hệ bằng mạng internet.

Bước 2: Hoạt động trong nhóm nhỏ

- Cá nhân hình thành ý tưởng và làm việc

- Tìm hiểu vấn đề, xác định nhiệm vụ cần giải quyết - Nghiên cứu các giải pháp giải quyết vấn đề

- Viết câu trả lời hoặc ý tưởng của mình ra giấy của mình.

- Thảo luận:

- Nhóm trưởng chỉ ra 1-2 cá nhân nêu ý kiến về cách giải quyết nhiệm vụ.

- Các thành viên trình bày ý kiến của mình và ghi ra, gồm: + Nhóm 1: Bảng thống kê theo yêu cầu, các nội dung được giao.

+ Nhóm 2: Sưu tầm một số hình ảnh, khái quát

* Các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn. * Vận chuyển khí giữa cơ quan hô hấp và tế bào * Chiều hướng tiến hóa về hô hấp ở động vật + Nhóm 3: Sưu tầm và lập kế hoạch trò chơi

+ Nhóm 4: Lập kế hoạch tuyên truyền phòng và chống bệnh Covitd 19.

- Các thành viên còn lại lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét của mình, bổ sung ý kiến, yêu cầu và cùng nhau thực hiện kế hoạch nhóm (làm việc theo nhóm ở nhà, trao đổi bằng mạng

truyền thông )

- Thư ký ghi lại và tổng hợp những ý kiến các thành viên ra giấy,

- Thống nhất ý kiến

- Cả nhóm thảo luận, thống nhất kết quả cho nhiệm vụ của nhóm.

- Thư ký ghi nội dung nhóm hoạt động vào giấy, USB, gửi lên nhóm liên lạc bằng mạng của lớp để các nhóm trong lớp, GV có thể theo dõi.

Bước 3: Hoạt động trong nhóm lớn

- Đại diện nhóm báo cáo

- GV tổ chức HS báo cáo kết quả trên lớp.

- Các nhóm trình sản phẩm lên bảng, tivi, diễn kịch.

- Có thể mỗi nhóm cử ra đại diện lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình.

- Nhóm khác nhận xét

- Các nhóm khác lắng nghe, so sánh với kết quả nhóm mình để nhận xét, bổ sung, có thể phát vấn để làm rõ vấn đề.

- Nhóm báo cáo có nhiệm vụ giảng giải những khúc mắc của các bạn, đưa ra lí luận giải đáp cho sản phẩm của nhóm mình.

- Tổng kết

Cả lớp (hoặc GV) thống nhất nội dung về hô hấp ở động vật như sau:

1. Hô hấp là gì?

- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào đẻ ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.

- Hô hấp ở động vật gồm: hô hấp ngoài và hô hấp trong. 2. Bề mặt trao đổi khí:

khuếch tán vào trong tế bào (máu) và cho CO2 khuếch tán từ tế bào (máu) ra ngoài.

- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí : + Diện tích bề mặt lớn. + Mỏng và luôn ẩm ướt.

+ Có rất nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí.

3. Các hình thức hô hấp: a. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:

- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.

- Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hay bề mặt cơ thể nhờ sự khuếch tán.

b. Hô hấp bằng hệ thống ống khí: - Động vật: côn trùng.

- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra ngoài bằng lỗ thở.

c. Hô hấp bằng mang:

- Động vật: cá, tôm, cua, trai, ốc

- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :

+ Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng tạo dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang.

máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

4. Hô hấp bằng phổi:

- Động vật: Bò sát, chim, thú, riêng lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, chim hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí.

- Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực.

- Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

Bước 4: Đánh giá

GV tổ chức HS đánh giá

- HS tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong nhóm bằng cách ghi thông tin đánh giá vào phiếu đánh giá, phiếu hỏi.

- Các nhóm tự đánh giá và đánh giá các nhóm khác bằng cách ghi thông tin đánh giá vào từng phiếu đánh giá.

- Công bố các nội dung đánh giá (về kiến thức, thái độ, KN hợp tác) của nhóm mình và những nhóm khác.

- GV nhận xét và đánh giá HS thông qua kết quả quan sát. - HS tự rút kinh nghiệm cho bản thân.

Tổ chức thực hiện hoạt động dự án 3: Tuần hoàn máu – để có một trái tim khỏe?

Bước Hoạt động GV-HS

Bước 1: Tổ chức nhóm thực hiện dự án.

- Ổn định tổ chức nhóm

GV hướng dẫn HS:

- Di chuyển vào các nhóm 7-9 người vào nhóm riêng trên Zalo.

- Nhận nhiệm vụ, lựa chọn hình thức hoạt động

GV giao nhiệm vụ cho HS: - Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1: : Điều tra bệnh liên quan đến tim mạch ở lớp, địa phương (thôn, xóm) theo các tiêu chí sau: Tên bệnh nhân, tuổi, hoàn cảnh, tên bệnh, cách chữa trị. Trên cơ sở hỏi thăm các bệnh nhân theo lớp học, các gia đình trong thôn, xóm. Nghiên cứu sgk bài 18,19 – Tuần hoàn máu, từ đó trình bày được các vấn đề sau:

* Cấu tạo chung của HTH * Chức năng chủ yếu của HTH

+ Nhóm 2: : Vẽ sơ đồ cấu tạo của hệ tuần hoàn theo hướng tiến hóa (HTH đơn, HTH kép, HTH hở, HTH kín) sau đó thuyết trình cơ chế hoạt động của mỗi loại HTH đó. Đồng thời đưa ra các nhận xét ưu nhược điểm của mỗi loại HTH.Từ đó trình bày được các kết luận sau:

* Trình bày được thế nào là HTH hở? HTH kín? HTH đơn? HTH kép?

* Vai trò của tim trong tuần hoàn máu?

* Tại sao khi tim ngừng đập thì cơ thể sẽ chết?

* Phân biệt HTH kín và HTH hở? HTH đơn và HTH kép? * Ưu điểm của HTH kín so với HTH hở? Ưu điểm của HTH kép so với HTH đơn?

* Trong HTH kín thì khi nào sẽ xuất hiện HTH kép? + Nhóm 3: Thảo luận về tính chất hoạt động của tim, tính tự động của tim, nguyên nhân tính tự động của tim; Huyết áp là gì? Nguyên nhân gây ra huyết áp? Vận tốc máu là gì? nguyên nhân gây ra vận tốc máu? hoặc có thể xây dựng mô hình cấu tạo tim, hệ dẫn truyền tim, hoạt động tạo huyết áp và vận tốc máu. Từ đó trình bày được các vấn đề sau:

* Huyết áp, nguyên nhân của huyết áp, thay đổi của huyết áp trong hệ mạch.

* Vận tốc máu, mối quan hệ giữa vận tốc máu với huyết áp, vận tốc máu và tiết diện mạch máu.

* Hoạt động bình thường của tim, huyết áp, vận tốc máu. * Khái niệm, nguyên nhân, phòng và điều trị bệnh tim mạch. + Nhóm 4: Thiết kế trò chơi ô chữ liên quan đến HTH. Đồng thời phát phần thưởng cho HS khi chơi trò chơi.

- Thời gian làm việc: Theo nhóm làm ở nhà trước 1 tuần học trên lớp..

- Lập kế hoạch hợp tác

GV hướng dẫn HS lập kế hoạch hợp tác: - Liệt kê các công việc cần làm.

- Thống nhất kết quả của nhiệm vụ. - Viết báo cáo .

- Báo cáo trong nhóm.

- Phân công công việc cho mỗi thành viên trong nhóm, ghi vào phiếu phân công nhiệm vụ, gửi lên nhóm liên kết mạng internet

Bước 2: Hoạt động trong nhóm nhỏ

- Cá nhân hình thành ý tưởng và làm việc

- Tìm hiểu vấn đề, xác định nhiệm vụ cần giải quyết. - Nghiên cứu các giải pháp giải quyết vấn đề.

- Viết câu trả lời hoặc ý tưởng của mình ra giấy của mình.

- Thảo luận: - Nhóm trưởng chỉ ra 1-2 cá nhân nêu ý kiến về cách giải quyết nhiệm vụ.

+ Nhóm 1: Hoàn thành bảng phiếu điều tra như sau Tên bệnh nhân Tuổ i Tên bệnh Nguyê n nhân Cách phòng bệnh Cách chữa trị

Trình bày các vấn đề cấu tạo chung, chức năng chủ yếu của HTH

+ Nhóm 2: Vẽ sơ đồ cấu tạo của hệ tuần hoàn theo hướng tiến hóa, trình bày nội dung

+ Nhóm 3: Nội dung thảo luận gồm quy luật hoạt động của tim: tính tự động, tính chu kì, huyết áp, nguyên nhân của huyết áp, thay đổi của huyết áp trong hệ mạch; Vận tốc máu, mối quan hệ giữa vận tốc máu với huyết áp, vận tốc máu và tiết diện mạch máu, bệnh tim mạch.

+ Nhóm 4: Thiết kế trò chơi ô chữ liên quan đến HTH và chuẩn bị phần thưởng.

Các thành viên còn lại lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét của mình, bổ sung ý kiến, yêu cầu và cùng nhau thực hiện kế hoạch nhóm (làm việc theo nhóm ở nhà trao đổi qua mạng internet )

- Thư ký ghi lại và tổng hợp những ý kiến các thành viên ra giấy.

- Thống nhất ý kiến

- Cả nhóm thảo luận, thống nhất kết quả cho nhiệm vụ của nhóm.

- Thư ký ghi nội dung nhóm hoạt động vào giấy, USB, gửi sản phẩm lên nhóm liên kết của lớp.

Bước 3: Hoạt động trong nhóm lớn

- Đại diện nhóm báo cáo

- GV tổ chức HS báo cáo kết quả trên lớp.

- Các nhóm trình sản phẩm lên bảng, máy chiếu , trình bày trên Zoom..

- Có thể mỗi nhóm cử ra đại diện lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình.

- Nhóm khác nhận xét

- Các nhóm khác lắng nghe, so sánh với kết quả nhóm mình để nhận xét, bổ sung, có thể phát vấn để làm rõ vấn đề.

- Nhóm báo cáo có nhiệm vụ giảng giải những khúc mắc của các bạn, đưa ra lí luận giải đáp cho sản phẩm của nhóm mình.

- Tổng kết

Cả lớp (hoặc GV) thống nhất nôi dung về tuần hoàn máu ở động vật như sau:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)