Nôi dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid (Trang 45 - 54)

V. PHÒNG VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Đái tháo đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lương

3.2. Nôi dung thực nghiệm

Căn cứ vào trình độ, năng lực, thành tích công tác ngoài việc thực nghiệm ở trường sở tại, chúng tôi đã chọn mỗi trường THPT 1 giáo viên môn Sinh học 11:

- Trường THPT Kim Liên- cô Huỳnh Thị Thu Hỏi - Trường THPT Thái lão - cô Nguyễn Thị Hương.

Thống nhất các phương pháp triển khai ở trên, chọn bài, đối tượng thực nghiệm và báo cáo kết quả.

2. Chọn bài thực nghiệm, chọn tiết kiểm tra

Nội dung đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện năng lực tự học của HS ở phần B - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - SGK môn Sinh học lớp 11 được dạy học tích hợp, dạy học dự án ở các bài sau:

- Bài 15. Tiêu hóa ở động vật

- Bài 16. Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) - Bài 17. Hô hấp ở động vật

- Bài 18. Tuần hoàn máu

- Bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp theo). - Bài 20. Cân bằng nội môi

Sau khi giảng dạy xong, tác giả tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra 3. Đối tượng thực nghiệm.

Để đảm bảo yêu cầu, nguyên tắc đã đặt ra. Tác giả chọn ngẫu nhiên 126 học sinh ở 3 lớp 11A1 , 11A3, 11A4 trường THPT Kim liên, của năm học 2021- 2022. Các lớp đó đáp ứng những yêu cầu sau:

- Trình độ, sĩ số HS tương đương nhau, HS có ý thức học tập. - Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau.

4. Tiến hành đánh giá việc rèn luyện NLTH của HS về các vấn đề sau:

- Sự tiến bộ về NLTH của HS. Do giới hạn thời gian của đề tài nên chúng tôi chỉ chọn một số KN của NLTH để tổ chức rèn luyện và đánh giá.

- Hiệu quả lĩnh hội tri thức (mức độ tự học kiến thức) của các chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( sinh học 11).

3.3. Kết quả thực nghiệm và biện luận

Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau: Thống kê sau 3 lần kiểm tra chúng tôi có kết quả trong các bảng sau:

Số lần kiểm tra

Số bài

Kết quả

Chưa đạt Đạt

Số bài Tỷ lệ Số bài Tỷ lệ

1 126 94 74,6% 32 25,4%

2 126 68 53,9% 58 46,1%

3 126 41 32,5% 85 67,5%

Qua bảng trên cho ta thấy:

- Ở giai đoạn trước thực nghiệm, mức độ đạt về các kĩ năng của NLTH rất thấp (25,4%), do chưa được rèn luyện về các kĩ năng của NLTH một cách khoa học nên HS chưa biết các xác định được các mục tiêu học tập, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng trao đổi và phổ biến thông tin cũng như kĩ năng tự kiểm tra đánh giá.

- Ở giai đoạn sau thực nghiệm, mức độ đạt được về các kĩ năng của NLTH được nâng cao dần (từ 25,4 % lên 67,5%).

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp về mức độ các tiêu chí của năng lực tự học

Tiêu chí Số lần kiểm tra Mức độ A B C

50 40 40 30 20 10 lần 1 lần 2 lần 3 Mức độ A Mức độ B Mức độ C 1 1 12 9,52 71 56,34 43 34,14 2 25 19,8 70 55,55 31 24,65 3 47 37,3 66 52,38 13 10,32 2 1 14 11,11 70 55,55 42 33,33 2 30 23,80 63 50,0 33 26,2 3 49 38,88 57 45,23 20 15,89 3 1 16 12,69 86 68,25 24 19,06 2 32 25,39 73 57,93 21 16,68 3 54 42,85 60 47,61 8 9,54 4 1 11 8,73 69 54,76 46 36,51 2 20 15,87 81 64,28 25 19,85 3 41 32,53 68 53,96 17 13,51

60 50 50 40 30 20 10 lần 1 lần 2 lần 3 Mức độ A Mức độ B Mức độ C Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được tiêu chí 2 trước TN và sau TN

Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được tiêu chí 3 trước TN và sau TN

Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được tiêu chí 4 trước TN và sau TN 60 50 40 30 20 Mức độ A Mức độ B Mức độ C lần 1 lần 2 lần 3

Qua bảng số liệu 3.1 và các biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 ta thấy trước khi thực nghiêm tỷ lệ Hs đạt được theo các tiêu chí ở mức độ C và B là khá cao còn mức độ A là khá thấp (chủ yếu chỉ tập trung ở nhóm HS có học lực khá trở lên) bởi vì HS chưa hình thành, chưa phát huy được các kĩ năng thành phần để tạo nên các NLTH. Nhưng kết quả này đã tăng dần sau quá trình thực nghiệm. Điều này chứng tỏ việc rèn luyện NLTH của HS là rất quan trọng. Trong quá trình rèn NLTH cho HS, không chỉ đem lại cho các em kiến thức mà còn rèn cho các em các kĩ năng cần thiết kĩ năng xác định mục tiêu,lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, tìm kiếm thông tin, sắp xếp thông tin, giao tiếp, đánh giá là những kĩ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Sau thực nghiệm, số lượng HS đạt được mức độ A đã tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ quy trình và biện pháp rèn luyện NLTH như sáng kiến đã đề xuất là có hiệu quả.

3.1.1. Nhận xét

Trong quá trình thực nghiệm, kết hợp với kết quả làm bài của HS và quan sát khi tổ chức HS tự học, chúng tôi thấy rằng đã có sự tiến bộ qua 3 lần thực nghiệm, cụ thể:

- Khi học chủ đề 1 “TIÊU HÓA VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI.” chúng tôi có sử dụng phiếu học tập yêu cầu HS tự tìm kiếm thông tin từ những kết quả thí nghiệm và từ SGK để hoàn thành, các em còn lúng túng, một số em hoàn thành

70 0 6 0 5 0 4 Mức độ A Mức độ B Mức độ C 10 lần 1 lần 2 lần 3

được phiếu học tập. Trong quá trình hoàn thiện phiếu học tập và các câu hỏi thảo luận nhóm thì HS chưa biết cách xác định nội dung kiến thức cần có, chưa biết cách tìm kiếm thông tin cũng như sắp xếp các thông tin một cách hợp lý, logic, chưa dự kiếm được sản phẩm cũng như tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ngoài ra, một số em đang còn e ngại trong việc đưa ra những ý kiến cá nhân vì vậy trong việc trao đổi và truyền tin còn chưa đạt hiệu quả dẫn đến tự kiểm tra và đánh giá của các em cũng chưa đạt được kết quả cao. Chỉ có một vài em đạt được một vài tiêu chí trong các tiêu chí đánh gía mà chúng tôi đưa ra.

- Khi học đến chủ đề 2 “HÔ HẤP – COVID-19” chúng tôi cũng sử dụng phiếu học tập và yêu cầu HS tự tìm kiếm thông tin và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập, thấy HS đã có sự tiến bộ, nhiều HS đã biết xác định nội dung kiến thức cần có và tìm kiếm cũng như sắp xếp thông tin một cách logic. Tuy nhiên việc dự kiến các sản phẩm và vận dụng thông tin để tạo ra sản phẩm vẫn còn lúng túng. Trong việc trao đổi và truyền tin, các em đã bớt e ngại hơn, mạnh dạn hơn khi đưa ra ý kiến cá nhân tạo nên sự tra đổi thông tin diễn ra sôi nổi hơn, đạt được kết quả cao hơn. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá đã đạt được kết quả nhất định thể hiện thông qua việc các nhóm và bản thân một số HS đã nhận ra được những điểm còn thiếu trong sản phẩm do bản thân, nhóm tạo ra, tuy rằng việc kiểm tra đánh giá này đôi khi chưa thực sự chính

xác.

- Khi học đến chủ đề 3 “TUẦN HOÀN MÁU – ĐỂ CÓ MỘT TRÁI TIM KHỎE?” chúng tôi sử dụng phiếu học tập kết hợp với việc lập dự án học tập cho HS và yêu cầu HS hoàn thành, thấy HS đã có sự tiến bộ rõ rệt, nhiều HS đã xác định được ngay nội dung cần có, tìm kiếm thông tin đầy đủ, chính xác, sắp xếp thông tin hợp lý và logic. Ngoài ra, các em đã biết dự kiến công việc, phân công công việc hợp lý và một số HS đã tạo ra được những sản phẩm hoàn chỉnh. Việc trao đổi và truyền tin cúng đạt kết quả nhất định thể hiện qua sản phẩm của các em, thể hiện qua việc trình bày các báo cáo của nhóm. Việc tự kiểm tra đánh giá cũng đạt kết quả

cao hơn, các em đã biết tự nhận xét, tự đánh giá sản phẩm do mình tạo ra, thấy được những điểm mạnh, điểm còn thiếu của nhóm, biết cách bổ sung những điểm còn thiếu để hoàn thành nhiệm vụ.

- Qua thực nghiệm dạy bài mới theo hướng rèn luyện NLTH cho HS, chúng tôi cũng thu đượcnhững thông tin ngược phản hồi của HS: HS cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình học, so với phương pháp dạy học truyền thống, khi rèn luyện NLTH cho HS, các em chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình học tập, việc đóng góp ý kiến của cá nhân đối với nhóm hay giữa các nhóm với nhau diễn ra sôi nổi hơn để hoàn thành nhiệm vụ mà GV giao phó. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tâp, HS còn thể hiện được cái tôi của bản thân, biết tự lắng nghe để nhận ra đực những cái đúng - sai trong nhận thức của bản thân, từ đó khắc sâu được kiến thức. Bằng các cách chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS, làm cho HS chủ động thực hiện các nhiệm vụ do GV đưa ra, từ đó làm cho hiệu quả học tập được nâng cao hơn.

- Trong quá trình học, để hoàn thành nhiệm vụ do GV đưa ra, HS phải chủ động tìm kiếm kiến thức thông qua việc chủ động làm việc với SGK và các phương tiện hỗ trợ khác, ngoài việc rèn luyện NLTH, HS còn rèn luyện được một số kĩ năng khác như kĩ năng lắng nghe, quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận, khái quát, hợp tác (làm việc nhóm)...

- Việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề giúp HS có sự liên kết các kiến thức với nhau để có cái nhìn khái quát hơn về nội dung của các bài học có liên quan, sắp xếp, xâu chuỗi các nội dung bài học thành chuỗi kiến thức logic, dễ hiểu, dễ nhớ và có thể liên hệ thực tế một cách dễ dàng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)