PHẦN III KẾT LUẬN
2. nghĩa của đề tài đối với hoạt động giáo dục
2.1. Đối với học sinh
Thông qua thực nghiệm chúng tôi thấy việc sử dụng mô hình LHĐN trong dạy học trực tuyến Tin học có tác dụng tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh hơn là những tiết dạy bình thường, cụ thể như sau:
- Trong quá trình áp dụng mô hình này tôi nhận thấy không những mang lại hứng thú cho HS mà còn là giải pháp để rèn luyện, phát triễn các kỹ năng thành tố của NLTH rất hiệu quả.
- Áp dụng mô hình LHĐN tạo không khí học tập tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động , sáng tạo của HS, ý thức phối hợp nhóm, nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức, góp phần nâng cao NLTH, gợi dậy trong các em lòng đam mê môn học.
- Rèn luyện KN sử dụng khai thác công nghệ thông tin cho các em.
36 - Các em chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu, xử lý thông tin, trao đổi thảo luận nhóm, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi… các em rất chủ động trong các vấn đề GV đưa ra, hăng hái hơn, muốn chia sẽ quan điểm cánhân nhiều hơn. Điều này rất khó có thể đạt được ở những lớp đối chứng.
2.2. Về phía giáo viên
Chúng tôi cũng đã giới thiệu mô hình này đến các GV trong tổ bộ môn và nhờ họ đánh giá mức độ hiệu quả trong quá trình áp dụng. Nhận được những ý kiến phản hồi tương đối tích cực từ các đồng nghiệp, cho thấy rằng:
- Đề tài phát huy NLTH, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút vào giờ học, học sinh cảm thấy hứng thú vì được tự mình khám phá những nội dung mới liên quan đến bài học.
- Với cách tiếp cận kiến thức mới mẻ này học sinh đã được phát huy sự sáng tạo của mình, thể hiện sự hiểu biết của bản thân đối với các vấn đề có liên quan đến bài học.
- Qua mô hình LHĐN trong dạy học trực tuyến, học sinh được đưa vào tình huống thực tiễn từ đó đã kích thích tư duy, nâng cao trí tưởng tượng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giúp học sinh tự khẳng định bản thân , phát huy được năng lực sở trường.
Với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ được áp dụng thường xuyên vào việc giảng dạy bộ môn Tin họccủa giáo viên tại trường THPT.