PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) vận DỤNG mô HÌNH ‘lớp học đảo NGƯỢC’ kết hợp với dạy học dự án và PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI vào dạy học PHẦN ‘DI TRUYỀN học QUẦN THỂ SINH học 12 THPT (Trang 46 - 48)

D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận.

3.1. Kết luận.

Qua thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi thấy đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

(1). Chúng tôi đã đề xuất được quy trình xây dựng bài giảng áp dụng mô hình lớp học đảo ngược gồm 3 bước:

- Bước 1:Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề theo mô hình lớp học đảo ngược. - Bước 2:Thiết kế bài giảng.

- Bước 3:Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược kết hơp dạy học dự án và phương pháp đóng vai

(2). Chúng tôi đã đề xuất quy trình sử dụng mô hình lớp học đảo ngược kết hợp dạy học dự án và phương pháp đóng vai để dạy phần “Di truyền học quần thể” Sinh học 12 THPT với sự hỗ trợ của Google Classroom gồm 2 giai đoạn: học trực tuyến ở nhà và học tập trên lớp.

(3). Chúng tôi đã xác định được quy trình xây dựng mô hình lớp học đảo ngược trên cơ sở xây dựng được website dạy học trên Google Classroom, cung cấp các bài giảng điện tử có tính tương tác cao, các bài kiểm tra và tài liệu tham khảo chủ đề “Di truyền học quần thể” - Sinh học 12 THPT.

(4).Việc tiến hành thực nghiệm đề tài mang lại ý nghĩa thiết thực cho bản thân giáo viên, học sinh, nhà trường và xã hội.Cụ thể: giáo viên tích cực hơn trong đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu thế giáo dục thời đại mới; học sinh trở nên tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập, yêu thích và say mê với môn học từ đó làm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy họcbộ môn nói riêng và chất lượng nhà trường nói chung. Ngoài ra, việc dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” còn giúp học sinh rèn luyện năng lực tự học thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà; năng lực hợp tác, giao tiếp thông qua hoạt động trao đổi, thảo luận với thầy cô và bạn bè trên lớp; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ ở mức độ tư duy cao với sự hỗ trợ của giáo viên tại lớp. Chính các năng lực này là tiền đề cần thiết để giúp học sinh thích ứng với sự phát triển của xã hội, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

3.2. Kiến nghị

- Phạm vi nghiên cứu đề tài còn nhỏ, đối tượng thực nghiệm hẹp, vì vậycần mở rộng phạm vi nghiên cứu đề tài sang các chủ đề khác, các chương, các phần trong chương trình sinh học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và phát huy năng lực học sinh.

-Sở Giáo dục- Đào tạo, các trường THPT cần tập huấn, bồi dưỡng cho GV về hình thức lớp học đảo ngược góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

- Cần tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng, phòng học bộ môn, các phần mềm dạy học,... để GV có điều kiện tổ chức dạy học theo nhiều hình thức trong đó bao gồm cả lớp học đảo ngược.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) vận DỤNG mô HÌNH ‘lớp học đảo NGƯỢC’ kết hợp với dạy học dự án và PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI vào dạy học PHẦN ‘DI TRUYỀN học QUẦN THỂ SINH học 12 THPT (Trang 46 - 48)