Kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp với chủ đề

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP VỚI CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ (Trang 35 - 40)

2. Giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với chủ đề

2.5. Kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp với chủ đề

“Thống kê – Những con số biết nói”

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Khắc sâu, mở rộng được kiến thức của học sinh về chủ đề Thống kê

- Học sinh nhận diện được bài toán kiểm định thống kê và sử dụng được tiêu chuẩn Chi bình phương để giải quyết bài toán.

2. Năng lực: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp gắn với môn Toán giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực chung được biểu hiện qua các năng lực đặc thù. Cụ thể,

- Năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp:

+ Thể hiện được tư duy độc lập, đánh giá được điểm mạnh, yếu và khả năng thay đổi của bản thân;

+ Thể hiện được khả năng tự học, thực hiện được các nhiệm vụ trong hoàn cảnh mới; giải quyết được một số vấn đề xã hội phù hợp với khả năng của mình;

+ Thể hiện được khả năng khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch, đánh giá được kết quả hoạt động và rút ra được bài học kinh nghiệm;

+ Xác định được những phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của nhóm nghề liên quan đến Thống kê.

- Năng lực đặc thù Toán học:

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được tương đối thành thạo các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, tương tự, …;

+ Năng lực mô hình hoá toán học: Xác định được mô hình toán học (bảng biểu) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn và giải quyết được vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học và sử dụng các kiến thức, kỹ năng toán học tương thích về chủ đề Thống kê để giải quyết vấn đề đặt ra.

+ Năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường khi trình bày, giải thích các ý tưởng toán học đồng thời thể hiện được sự tự tin trong sự tương tác với người khác.

+ Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán (máy tính, phần mềm R, …) để giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Hoàn thành được mọi nhiệm vụ được giao, cố gắng vượt khó khăn

và đọc sách, báo, tư liệu từ các nguồn khác nhau; Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

- Trách nhiệm: Thể hiện được trách nhiệm trong học tập và rèn luyện để chuẩn

bị cho nghề nghiệp tương lai; Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật; Chủ động, tích cực tham gia và vận động được người khác tham gia lao động, tham gia các hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội khác.

- Tự tin: Thể hiện sự tự tin khi trình bày, chia sẻ quan điểm cá nhân trước mọi

người trong quá trình hoạt động và cuộc sống; Thể hiện sự thành thật với bản thân, nhận thức và hành động theo lẽ phải; Thể hiện được sự thẳng thắn trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình và giáo viên.

II. Thời gian thực hiện: 3 tuần

III. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính xách tay, máy tính bỏ túi, máy chiếu; - Phần mềm Microsoft Powerpoint, phần mềm R; - Phiếu điều tra, khảo sát, phiếu đánh giá;

- Tài liệu : sách giáo khoa Đại số 10 cơ bản và nâng cao; Internet: https://www.google.com/, https://www.youtube.com/, https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7452, …

- Hội trường: bàn ghế, maket, quà tặng, loa máy, … - Giấy mời đại biểu.

IV. Tiến trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Hoạt động 1. Khởi động cuộc thi

a. Mục tiêu

Giáo viên xây dựng được kế hoạch chi tiết hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và triển khai được nội dung cuộc thi đến học sinh.

b. Nội dung

- Giáo viên lập kế hoạch hoạt động để trình duyệt trước tổ chuyên môn cùng Ban giám hiệu nhà trường .

- Giáo viên phát động cuộc thi đến học sinh bằng văn bản và mạng xã hội. - Tiến hành lập đội thi và đội cộng tác viên hỗ trợ cho các đội thi.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục đích, nội dung, nhiệm vụ và cách lập kế hoạch hoạt động, hồ sơ học tập cho từng đội thi.

c. Sản phẩm dự kiến

- Cấu trúc kế hoạch hoạt động chi tiết của các đội thi, bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đội.

d. Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chuyển giao văn bản, học sinh tiếp nhận và thực hiện theo hướng dẫn.

- Thực hiện: Giáo viên điều hành, hướng dẫn. Học sinh thảo luận, trao đổi để thống nhất đưa ra sản phẩm cuối cùng.

- Báo cáo, thảo luận: Các đội thi trình bày báo cáo bảng phân công nhiệm vụ, cấu trúc kế hoạch hoạt động cho giáo viên.

- Đánh giá, nhận xét: Giáo viên nhận xét, góp ý và đưa ra một số điều chỉnh thích hợp cho sản phẩm của học sinh.

Hoạt động 2. Triển khai thực hiện

a. Mục tiêu

- Học sinh xây dựng được kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của đội mình; thực hiện được kế hoạch để tạo ra sản phẩm đúng thời gian dự kiến.

- Rèn luyện và phát triển các phẩm chất, kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng điều tra, thu thập và xử lý số liệu, kỹ năng cùng các năng lực đặc thù đã nêu trong phần mục tiêu chung.

b. Nội dung

- Giáo viên biên soạn kịch bản, thể lệ cuộc thi;

- Học sinh thực hiện theo kế hoạch và nhiệm vụ được phân công để hoàn thiện các sản phẩm trải nghiệm.

c. Sản phẩm dự kiến

- Màn chào hỏi giới thiệu đội thi

- Bài báo cáo về quá trình thực hiện bài toán kiểm định giả thuyết thống kê được giao:

+ Kiểm định sự độc lập giữa giới tính và sở thích thể thao của học sinh trường THPT Đô Lương 1;

+ Kiểm định tỉ lệ học sinh theo học ban xã hội ở ba trường THPT Đô Lương 1, 2, 3 có giống nhau không?

+ Kiểm định phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán của học sinh khối 12 cả nước có phù hợp với phổ điểm thi của học sinh trường THPT Đô Lương 1 hay không?

d. Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên thông qua kịch bản và thể lệ cuộc thi, giao kế hoạch chi tiết của hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

- Thực hiện:

+ Giáo viên quan sát, hỗ trợ giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động.

+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài toán kiểm định giả thuyết và các bước tiến hành một cách cụ thể.

+ Học sinh thiết kế phiếu điều tra, khảo sát để thu thập số liệu thống kê.

+ Nắm được quy trình và tiêu chuẩn kiểm định giả thuyết và áp dụng được vào bài toán của mình.

+ Viết kịch bản của màn chào hỏi và tình huống dẫn đến bài toán kiểm định của đội mình.

+ Luyện tập diễn kịch và làm bài báo cáo bằng phần mềm Powerpoint.

- Báo cáo, thảo luận: Các đội thi thông qua kịch bản với giáo viên, có sự tư vấn, hỗ trợ của các học sinh trong đội cộng tác viên và giáo viên khác.

- Đánh giá, nhận xét: Giáo viên đánh giá, nhận xét và có sự góp ý, điều chỉnh cần thiết về nội dung, hình thức của các sản phẩm học tập của học sinh trước khi cuộc thi chính thức diễn ra.

Hoạt động 3. Tổ chức cuộc thi và đánh giá

a. Mục tiêu

- Giáo viên tạo điều kiện tốt về nội dung, thể lệ để cuộc thi diễn ra thành công, tốt đẹp, tạo sân chơi bổ ích để không chỉ các học sinh trong đội thi được tham gia mà các học sinh ở vai trò khán giả cũng có được những trải nghiệm cho riêng mình. - Các đội thi thể hiện tốt các phần thi của mình, rèn luyện các kĩ năng thuyết trình, lắng nghe, thảo luận đồng thời biết tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau một cách khách quan, trung thực.

- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu với Toán học, giúp các em thấy được ứng dụng của Toán học trong thực tế, đồng thời khơi gợi được sự quan tâm của học sinh đến một lĩnh vực ngành nghề đầy triển vọng.

b. Nội dung

- Phần thi Màn Chào hỏi

- Phần thi Hiểu biết và Mảnh ghép bí ẩn: Các đội thi thể hiện hiểu biết của mình qua việc trả lời các câu hỏi liên quan đến Toán học nói chung và chủ đề Thống kê nói riêng.

toán kiểm định và rút ra kết luận. Bài báo cáo cần được chuẩn bị trên phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint.

- Các tiết mục văn nghệ, giao lưu khán giả xen kẽ.

c. Sản phẩm dự kiến

- Các phần thi ở màn chào hỏi

- Bài thuyết trình của ba đội thi về nội dung kiểm định đã bốc thăm - Hồ sơ học tập.

- Phiếu đánh giá, khảo sát của giáo viên và học sinh

d. Tổ chức thực hiện

1. Khai mạc cuộc thi

- Văn nghệ: 2 tiết mục.

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo và thông qua nội dung chương trình.

2. Các phần thi

- Màn Chào hỏi: Mỗi đội có thời gian từ 5-7 phút để giới thiệu tên đội và các thành viên tham gia.

- Phần thi Hiểu biết: Các đội thi cùng trả lời 10 câu hỏi trên hệ thống

https://quizizz.com/. Điểm sẽ được tính tự động và công bố trên hệ thống ngay khi phần thi kết thúc.

- Phần thi Mảnh ghép bí ẩn: Có một bức ảnh được ẩn giấu sau 6 mảnh ghép. Ba đội sẽ lần lượt chọn các mảnh ghép để trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi mảnh ghép. Nếu trả lời đúng thì sẽ được lật mở mảnh ghép đó. Mỗi câu trả lời đúng được tính 30 điểm, nếu đội chọn mảnh ghép trả lời sai thì hai đội còn lại có duy nhất 1 cơ hội để trả lời và nhận được 15 điểm cho câu trả lời đúng. Đội nào tìm ra chủ đề chính xác của bức ảnh ẩn giấu nhanh nhất thì được 80 điểm. Nếu trả lời sai thì sẽ mất quyền tham gia phần thi.

- Phần thi dành cho khán giả: Ban tổ chức chuẩn bị 4 câu hỏi để mời khán giả trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được chọn ngẫu nhiên một phần quà từ ban tổ chức.

- Phần thi Tập làm thống kê viên: Mỗi đội thi đã bắt thăm nội dung bài toán kiểm định của đội mình và tiến hành các bước thực hiện. Sau đó đại diện mỗi đội lên trình bày quá trình thực hiện các bước kiểm định, thực hành thao tác trên phần mềm R để đi đến kết luận chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết. Điểm tối đa cho phần thi này là 100 điểm.

3. Tổng kết và trao giải

- Văn nghệ: 1 tiết mục

chung cuộc và trao giải.

- Tổng hợp phiếu đánh giá và rút kinh nghiệm từ hoạt động (tiến hành sau buổi thi).

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP VỚI CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ (Trang 35 - 40)