Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 47)

Đối tượng Giai đoạn Chế độ ăn/ngày (kg)

Lợn nái mang thai

Chửa kỳ 2 (từ 85 - 111ngày) 1,5 - 2,0 Từ ngày 111 - 113 1,0 - 1,5

Ngày đẻ 0 - 0,5

Lợn nái nuôi con

Ngày đầu tiên 0 - 1,0

Ngày thứ 2 sau đẻ 2

Ngày thứ 3 sau đẻ 3

Ngày thứ 4 sau đẻ 4

Ngày thứ 5 trở đi 5

Ngày cai sữa 0 - 0,5

Lợn con theo mẹ Tập ăn từ 3 ngày tuổi Tự do

(Nguồn: kỹ thuật trại lợn Nguyễn Văn Hiệp)

- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 – 28ºC là thích hợp nhất. - Cho lợn mẹ uống nước tự do.

3.4.2.3. Quy trình đỡ đẻ cho lợn

Kĩ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau: - Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt. Vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp. - Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau khô người lợn, lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn.

- Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng ½ bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod.

- Cho lợn con vào lồng úm tº = 28 – 33ºC

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

3.4.2.4. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái tại trại.

Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng em tất cả đều tắm sát trùng sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. + Tra cám cho lợn mẹ ăn.

+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa. + Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng.

+ Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng. + Xịt gầm, rửa máng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hằng ngày, pha với tỷ lệ 320 ml/1000 lít nước.

- Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng.

- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

- Đối với chuồng đẻ: Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển sang chuồng nái chửa. Sau khi lợn con được xuất bán, tham gia tháo dỡ các tấm đan chuồng mang ra ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày, sau đó cọ sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung

chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.

Do trại thỉnh thoảng có công nhân và người dân đến thăm quan nên việc thực hiện phun thuốc sát trùng quanh chuồng được tăng cường.

Mỗi ngày tại cơ sở thực hiện sát trùng 2 lần (sáng sát trùng trong chuồng trại chiều sát trùng trong và quang chuồng trại), vào thứ 3 thứ 5 chủ nhật trên tuần thực hiên rắc vôi chuồng trại.

Quy trình tiêm phòng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)