Thông qua những giải pháp trên, BNC công đoàn kết hợp với Đoàn thanh niên đã tạo nhiều sân chơi bổ ích dành cho học sinh sau những giờ học căng thẳng trên lớp như thi đấu bóng chuyền, bóng đá, tập đàn, hát, nhảy múa, luyện tiếng anh, tổ chức vẽ trang trí bảng tin nhà trường tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong trường học. Đặc biệt qua các cuộc thi các em đã mang lại cho nhà trường những tác phẩm văn nghệ thật đặc sắc, những màn thi đấu thể thao hấp dẫn, những tác phẩm cắm hoa, tác phẩm tri ân đầy tính nhân văn, phát hiện và bồi dưỡng các tài năng thông qua các cuộc thi tìm kiếm tài năng, các tác phẩm hội họa đầy tính nghệ thuật. Những hình ảnh ý nghĩa đó đã được các em trong câu lạc bộ truyền thông lan tỏa có hiệu ứng mạnh mẽ trong toàn thể cán bộ giáo viên và các em học sinh cũng như trên các trang web của trường THPT Nam Đàn 2.
Hình ảnh thi học sinh thanh lịch các năm 2016, 2019, 2021
Hình ảnh thi đấu bóng chuyền, bóng đá giữa CBNGNLĐ với học sinh năm học 2021- 2022
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó”. Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Giá trị đạo đức còn được thể hiện ở lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Đặc biệt giá trị ấy cần được giáo dục nơi trường học, nó không chỉ thể hiện ở thái độ mà cả hành vi trong cuộc sống hàng ngày. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Ban nữ công đã tham mưu cùng BCH đoàn trường tạo cho các em học sinh những cơ hội cũng như thách thức để các em rèn luyện và thể hiện mình như tổ chức thi cắm hoa, thi báo tường với chủ đề tri ân người phụ nữ nhân ngày lễ 20/10, 8/3; tổ chức quyên góp hỗ trợ người nghèo hoặc nhận chăm sóc di tích lịch sử Đình Trung Cần, xã Nam Trung. Bài học từ những việc làm cụ thể ấy sẽ khiến các em khắc sâu và nhớ mãi.
Hình ảnh nam nữ học sinh chăm sóc bồn hoa và di tích lịch sử Đình Trung Cần năm học 2021 – 2022
Hình ảnh nam nữ học sinh trong hội thi báo tường tri ân thầy cô giáo, tháng 11 năm 2021
Hình ảnh nam nữ học sinh trong buổi học tập hướng về cội nguồn và hoạt động từ thiện tại địa phương, tháng 3 năm 2022
Những nổ lực của các em đã được các tổ chức trong và ngoài nhà trường ghi nhận. Điển hình có em Từ Thị Yến Nhi được Trung ương Đoàn tặng bằng khen đạt danh hiệu “học sinh 3 tốt” và “ học sinh 3 rèn luyện” năm hoc 2019 – 2020; em Nguyễn Bảo Long và Em Trần Thị Thúy Hà được Tỉnh Đoàn tặng bằng khen đạt danh hiệu “học sinh 3 tốt” năm học 2020 – 2021. Tổ chức Đoàn thanh niên trường THPT Nam Đàn 2 luôn đứng top đầu của huyện Nam Đàn, nhiều năm liền được Tỉnh Đoàn, Trung Ương Đoàn tặng bằng khen.
Hình ảnh nam nữ học sinh trong buổi lễ nhần bằng khen của Tỉnh Đoàn và Trương ương Đoàn năm học 2019- 2020 và 2020 – 2021
Để ứng phó với đại dịch covid-19, với phương châm chống dịch như “chống giặc” hoc sinh trường THPT Nam Đàn 2 đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân, tích cực tham gia công tác vệ sinh phòng chống dịch tại địa phương, gia đình và trường học. Mỗi học sinh trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong công tác phòng, chống dịch covid – 19. Đặc biệt trong cuộc thi “ Vượt qua nỗ sợ nCoV” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trung ương Hội sinh viên Việt Nam tổ chức, Trường THPT Nam Đàn 2 là đơn vị duy nhất trong tỉnh với 3 tác phẩm dự thi đạt 3 giải thưởng nhất, nhì, ba.
Hình ảnh nam nữ học sinh trong buổi lễ nhận giải nhất, nhì, ba do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trung ương Hội sinh viên Việt Nam trao tặng, tháng
3.3. Bài học kinh nghiệm
Để giáo dục bình đẳng giới trong học sinh, BNC công đoàn cần phối kết hợp với Đoàn thanh niên, phát huy năng lực của BNC quần chúng trong tổ chức Đoàn cùng xây dựng kế hoạch hành động qua những việc làm cụ thể.
Thứ nhất, giáo dục bình đẳng giới thông qua mô hình tổ chức các câu lạc bộ. Phát huy vai trò của nữ công trong Đoàn thanh niên, thực hiện tư vấn, tổ chức cho các em căn cứ vào năng lực của bản thân để đăng kí môn sinh hoạt phù hợp trong các câu lạc bộ.. Đặc biệt Đoàn thanh niên phải tạo các sân chơi để các em có cơ hội thể hiện, qua đó để đánh giá hiệu quả hoạt động và góp ý cho các em.
Thứ hai, giáo dục bình đẳng giới trong học sinh của từng lớp bằng việc tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh giữa các chi đoàn như: Văn nghệ, báo tường, nấu ăn, vẽ, học sinh thanh lịch, bóng đá và bóng chuyền. Việc thi đua giữa các chi đoàn là động lực để các em thấy được sự bình đẳng trong suy nghĩ và hành động qua đó để các em phát huy tối đa năng lực và sở trường bản thân. Thông qua các cuộc thi các em được giao lưu học hỏi lẫn nhau phát triển các kĩ năng cơ bản, xóa bỏ định kiến giới từ đó xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các em học sinh trong lớp cũng như giữa các chi đoàn trong khối trường học. Đây là những trải nghiệm thú vị để các em khám phá, thể hiện năng lực, năng khiếu của bản thân tạo bước đệm để các em tự tin khi tham gia các cuộc thi do Huyện đoàn hoặc Tỉnh đoàn tổ chức các cũng như trang bị kiến thức kĩ năng để các em đủ tự tin và bản lĩnh sau khi ra trường.
Để giáo dục bình đẳng giới trong học sinh có hiệu quả, trước hết BNC cần phát huy vai trò của nữ công trong Ban chấp hành Đoàn trường, là cầu nối kết hợp 2 tổ chức trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động. Để được sự đồng thuận cao trong cơ quan, mọi ý tưởng hành động cần trình Cấp ủy, BGH nhà trường và thảm khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp. Như vậy, các tổ chức cùng vào cuộc thể hiện tinh thần đoàn kết một lòng từ cán bộ giáo viên đến các em học sinh tạo nên sức mạnh tổng hợp trong giáo dục kiến thức bình đẳng giới.
Giáo dục bình đẳng giới qua những việc làm cụ thể, BNC cần mạnh dạn đề xuất với các tổ chức điều chỉnh một số quy định mặc định truyền thống. Chẳng hạn, thay vì thi “nữ công gia chánh” chúng ta có thể tổ chức thi “ vua đầu bếp” giành cho nam giới; thay vì “giáo dục sức khỏe sinh sản” cho riêng nữ giới thì tiến hành trên phạm vi học sinh toàn trường. Trong các cuộc thi ngoài việc ấn định số lượng tham gia thì cần đảm bảo yêu cầu có tỉ lệ nam và nữ trong đội thi xem đây là một tiêu chí chấm điểm. Từ những việc làm cụ thể ấy nơi trường học tôi nghĩ có giá trị giáo dục cao hơn nhiều lần so với băng rôn hay khẩu hiệu tuyên truyền.
Giải pháp 4: Phối hợp với Y tế trường học trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBNGNLĐ và các em học sinh
Một trong những nội dung thể hiện sự bình đẳng về quyền lợi đó là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBNGNLĐ và các em học sinh. Tại đơn vị trường học chăm sóc sức khỏe ban đầu là giáo dục sức khỏe và kiểm soát tình hình dịch bệnh. Giáo dục sức khỏe là phổ cập những kiến thức y học thường thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe để mọi người có thể nhận thức chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của mỗi người và cả xã hội. Phát huy vai trò của nhân viên y tế trong BNC thực hiện tư vấn, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch thăm khám, chăm sóc sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản cho cán bộ, giáo viên và học sinh; Kết nối với y tế địa phương và y tế các truyến trên để mọi người đều được thăm khám, tư vấn, chăm sóc và hưởng quyền lợi bình đẳng.
Đối với các em học sinh, BNC tổ chức GDSKSS, tư vấn tình yêu tình dục tuổi học trò để các em nhận thức rõ SKSS là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản. Hướng dẫn học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè để các em thấy trách nhiệm của mỗi giới trong tình yêu, hôn nhân và gia đình.
4.2. Kết quả đạt được
BNC thông qua Hội phụ nữ Trạm y tế Xã Khánh Sơn đã phối hợp với bệnh viện Việt Đức, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức kiểm tra chẩn đoán các bệnh về tim mạch cho CBNGNLĐ theo mô hình tăng cường năng lực y tế địa phương. Đây là một việc làm hết sức thiết thực và ý nghĩa thể hiện sự gắn kết ân tình giữa địa phương và trường học đóng trên địa bàn. Đặc biệt hiện nay xu hướng kiểm tra và chẩn đoán bệnh đã có sự kết nối từ tuyến dưới với tuyến trên theo đề án bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế. Trường học đóng trên địa bàn vùng nông thôn nên BNC đã mạnh dạn phối hợp tạo cơ hội cho CBNGNLĐ được thăm khám kiểm tra sức khỏe định kì và giúp anh chị em tiết kiệm thời gian, công sức cho việc khám chữa bệnh.
Hình ảnh kiểm tra huyết áp cho giáo viên tại Trạm y tế xã Khánh Sơn và khám sàng lọc cho học sinh tại trường THPT Nam Đàn 2
Phát huy vai trò của nhân viên Y tế trong BNC quần chúng phối hợp với bệnh viện Tân Thanh, huyện Nam Đàn thực hiện tri ân hỗ trợ CBNG khám chữa bệnh dịp 20/11/2021
Hình ảnh thiệp chúc mừng và chương trình tri ân thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, năm học 2020 – 2021
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về SKSSVTN cho học sinh toàn trường, qua đó giáo dục và trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe; tư vấn tình yêu tuổi học trò để các em xác định rõ trách nhiệm của bản thân và trách nhiệm của mỗi giới.
Hình ảnh bài dự thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh năm học 2020- 2021
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc giáo dục tập trung cho học sinh toàn trường khó khăn. Do đó thay đổi cách thức giáo dục phù hợp với tình hình mới là rất cần thiết. Dưới sự chỉ đạo của CUCB, BGH nhà trường, y tế trường học đã thực hiện việc giáo dục qua kênh truyền thông đa dạng dưới nhiều hình thức thông qua các trang Facebook, zalo...vv.. để truyền tải kiến thức và gửi thông điệp giáo dục cho các em.
Hình ảnh truyền thông qua kênh youtube trên trang Facebook và học tập tại lớp của học sinh tại trường THPT Nam Đàn 2, năm học 2021 – 2022
4.3. Bài học kinh nghiệm
Để có sự phối hợp nhịp nhàng với y tế trường học, trong xây dựng chương trình kế hoạch hành động của năm học, Trưởng BNC cần lên kế hoạch, phân nhiệm vụ cho các thành viên trong ban để các thành viên tự xây dựng kế hoạch và hành động cụ thể. Phát huy tối đa sức mạnh phối hợp tổng thể vì mục tiêu chung của giáo dục bình đẳng giới trong trường học.
Giải pháp 5: Phối hợp với lực lượng giáo viên chủ nhiệm trong tổ chức giáo dục kiến thức bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới trong học tập, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao cho các em học sinh
5.1. Giải pháp
GVCN lớp ở trường THPT có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Ngoài nhiệm vụ trực tiếp tham gia cố vấn, hướng dẫn, quản lí toàn diện lớp học, quản lí học sinh trong các hoạt động học tập và rèn luyện, GVCN còn có nhiệm vụ “dạy chữ” và “dạy người”. GVCN chính là “cầu nối” quan trọng để kết nối ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong phạm vi một lớp học BĐG phải được thể hiện trên mọi hoạt động hoc tập, lao động, rèn luyện, VN – TDTT, quan tâm, tư vấn học đường.vv. Vì vậy việc kết nối với GVCN trong việc giáo dục BĐG là rất cần thiết.
BNC kết nối với GVCN để truyền tải kiến thức giáo dục BĐG thông qua sinh hoạt chủ đề, chủ điểm, sinh hoạt đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần đa dạng dưới nhiều hình thức.
5.2. Kết quả đạt được
GVCN có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh. Để nâng cao hiệu quả giáo dục BĐG, GVCN lớp cần nâng cao nhận thức cho HS, xác định đó là một quá trình thường xuyên, lâu dài, liên tục, mang tính toàn diện, thể hiện thông qua kế hoạch và hành động cụ thể. Để đạt được mục tiêu đó, trước hết GVCN cần tổ chức bộ máy cán bộ lớp hợp lí, cân đối tỉ lệ nam nữ để định hướng và phân công nhiệm vụ.
Bảng 9: Thống kê tỉ lệ nam nữ trong Ban cán sự lớp năm học 2021 – 2022 (Thống kê 15/30 lớp)
TT Lớp
Lớp
trưởng Lớp phó Bí thư Phó bí thư Ủy viên Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
1 10C1 X X X X X X 2 10C2 X X X X X X 3 10C3 X X X X X X 4 10C4 X X X X X X 5 10C5 X X X X X 6 11C1 X X X X X 7 11C2 X X X X X X 8 11C3 X X X X X 9 11C4 X X X X X X 10 11C5 X X X X X 11 12C1 X X X X X 12 12C2 X X X X X 13 12C3 X X X X X X 14 12C4 X X X X X 15 12C5 X X X X X
BNC cần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung giáo dục BĐG cụ thể chi tiết, thông qua GVCN tổ chức sinh hoạt theo chủ đề cho học sinh toàn trường theo đơn vị lớp. Đây là một việc làm thiết thực và phù hợp trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Hình ảnh các lớp sinh hoạt đầu tuần chủ đề “ giáo dục bình đẳng giới”, tháng 12 năm học 2021- 2022
Thay đổi hình thức giáo dục để tránh sự nhàm chán trong học sinh đó là nghệ thuật của giáo dục. Trong năm học 2021- 2022, thực hiện Công văn của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An về tổ chức hoạt động kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 11 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam, BNC Công đoàn Trường THPT Nam Đàn 2 đã phát động phong trào thi đua trong toàn thể các em học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm để tổ chức những hoạt động thiết thực và ý nghĩa. Phát động cuộc thi viết thư với chủ đề "thư gửi mẹ nhân ngày 20 tháng 10" nhằm giáo dục cho các em về tấm lòng hiếu thảo
và sự biết ơn đồng thời tạo cơ hội để các em tri ân, gửi gắm tình cảm tốt đẹp nhất tới người mẹ kính yêu. Qua những bức thư ấy GVCN nắm bắt được tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh của các em từ đó có biện pháp giáo dục sát đối tượng và hiệu quả giáo dục tốt hơn.
Hình ảnh bài dự thi tri ân nhân ngày 20 tháng 10 của học sinh với chủ đề “Thư gửi mẹ”, tháng 10 năm học 2021- 2022
Giáo dục thay đổi từ nhận thức đến hành động cụ thể, thay đổi một số quy định mặc định truyền thống như con gái thì quét dọn rác, chăm sóc bồn hoa. Giáo dục để học sinh thấy được công việc không phân biệt giới tính, có như vậy các em mới có sự chia sẻ, đồng cảm và tôn trọng nhau.