3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết: Nếu tổ chức dạy học theo góc các kiến thức chương “Từ trường” vật lí 11 trung học phổ thông phù hợp với lí luận phát triển năng lực trong dạy học vật lí thì sẽ góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm
- Đối tượng TNSP là HS các lớp 11 trường THPT Bắc Yên Thành và trường THPT Yên Thành 2 trong tiến trình dạy học các kiến thức về từ trường.
- Thực nghiệm sư phạm được thực hiện trong năm học 2020-2021.
- Ở trường THPT Bắc Yên Thành chọn lớp thực nghiệm 11A2 và lớp đối chứng 11A3; Ở trường THPT Yên Thành 2 chọn lớp thực nghiệm 11A3 và lớp đối chứng 11A4 .
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Kĩ thuật triển khai TNSP gồm: Điều tra trước và sau TNSP đối với HS của các lớp thực nghiệm; Theo dõi, quan sát trực tiếp HS trong tiến trình dạy học TNSP; Ghi hình và phân tích qua băng hình giờ dạy TNSP; Phân tích bằng phương pháp thống kê điểm số sau mỗi lần tiến hành ThN bằng bài kiểm tra.
- Quy trình tổ chức thực hiện TNSP:
+ Nhóm thực nghiệm được dạy học theo tiến trình của luận văn được thiết kế, lớp đối chứng dạy bình thường theo mục tiêu và yêu cầu của chương trình và giáo án của chính GV giảng dạy soạn thảo.
+ Trước và sau khi dạy TNSP, chúng tôi tổ chức cho HS (cả lớp ĐC và ThN) làm một bài kiểm tra để đánh giá kiến thức, kĩ năng mà HS có được trước và sau khi dạy thực nghiệm. Sau mỗi bài học có một bài khảo sát yêu cầu HS vận dụng kiến thức.
+ Tiết dạy thực nghiệm do chính tác giả luận văn thực hiện. Trong đó chú ý đến cách thức tổ chức DHTG, các hoạt động nhận thức tích cực nhằm giúp cho HS phát triển NL GQVĐ theo giáo án đã thiết kế.
+ Chúng tôi mời một số GV nhóm chuyên môn tham dự. Kết thúc bài học, chúng tôi tổ chức, trao đổi, rút kinh nghiệm. Ngoài ra, chúng tôi còn trực tiếp trao đổi với HS sau giờ học nhằm kiểm chứng những nhận xét của mình về tiết học và chấm phiếu học tập để đánh giá kết quả học tập của HS.
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Phân tích định tính kết quả tiến trình tổ chức dạy học chủ đề “Lực từ. Cảm ứng từ” và “Dòng điện trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt” từ. Cảm ứng từ” và “Dòng điện trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt”
Hoạt động 1. Đặt vấn đề bằng việc giới thiệu về từ trường và kiến thức chưa đầy đủ về từ trường, từ đó xuất hiện nhu cầu tìm hiểu độ lớn cảm ứng từ:
Quan sát hoạt động của HS, chúng tôi thấy cách xây dựng tình huống có vấn đề là phù hợp với HS và thời gian dự kiến. Trong đó HS vận dụng sự tương tự, vốn hiểu biết về kiến thức đã học là vectơ cường độ điện trường, do đó thực hiện được nhiệm vụ cần nghiên cứu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về vec tơ cảm ứng từ thông qua tổ chức hoạt động học theo các góc đã thiết kế.
Qua thu thập, chúng tôi đếm thấy có 18 HS đề xuất giả thuyết lực từ phụ thuộc vào cường độ dòng điện. Số HS lập luận có căn cứ đếm được là 13 em, tại sao lại lập luận như vậy thì các em phản hồi là nhờ dựa vào luận điểm trong sách giáo khoa: “...phương, chiều của lực từ phụ thuộc vào phương, chiều của dòng điện nên độ lớn lực từ có thể phụ thuộc vào độ lớn của cường độ dòng điện”, có một số ít HS còn lại dựa vào công thức Am-pe làm căn cứ.
Về kiểm tra giả thuyết, việc thiết kế TN diễn ra khá sôi nổi khi làm việc theo nhóm và toàn lớp: các nhóm thảo luận, bổ sung các thiết bị cần thiết để đo lực từ. Các em tranh cãi khi xác định sẽ sử dụng thiết bị gì để đo độ lớn của lực từ, việc sử dụng nguồn điện, cách thay đổi các đại lượng khi khảo sát được bàn tán sôi nổi ở các góc.
Kiểm tra các dự đoán lực từ phụ thuộc vào các yếu tố được tiến hành TN như thế nào; HS thảo luận và cho thấy các em đều thống nhất, trong quá trình làm TN ta tiến hành đo lực khi thay đổi một đại lượng, còn các đại lượng khác được giữ nguyên. Cụ thể:
Có 26 HS đề xuất dùng biến trở để thay đổi cường độ dòng điện, có gần 26 HS đề xuất các khung dây hình chữ nhật có chiều dài khác nhau để đặt 1 cạnh của nó trong từ trường.
Thay đổi góc α được HS bàn luận sôi nổi nhất, cuối cùng các em đề xuất được hai phương án: Thay đổi góc bằng cách xoay khung dây dẫn hoặc xoay nam châm.
b) Giai đoạn tổ chức tiến hành TN
Chúng tôi tổ chức cho HS làm TN để xác định độ lớn của lực từ theo hình thức góc với sự luân chuyển đã quy định.
Quan sát hoạt động của các nhóm HS, chúng tôi nhận thấy: Đa số HS hứng thú, tham gia tích cực, tự giác. Các HS ở các nhóm thận trọng đọc bản hướng dẫn TN, thảo luận cách làm, quan sát tỉ mỉ từng bộ phận của thiết bị.
3.5.2. Phân tích kết quả định lượng.
Bảng 3.1. Kết quả tổng hợp điểm bài kiểm tra
Lớp Sĩ số
Điểm kiểm tra Tỷ lệ
% khá, giỏi Điểm TB 𝑿̅ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ThN 42 0 0 0 3 5 5 10 12 5 2 66,7 7,09 ĐC 41 0 0 2 5 8 10 9 5 2 0 39,0 6,02
Kết luận: Kết quả bài kiểm tra theo phương pháp dạy học theo góc tốt hơn so với kết quả bài kiểm tra theo cách dạy học thông thường.