Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIẢI QUYẾT vấn đề của học SINH THÔNG QUA dạy học THEO góc CHƯƠNG “từ TRƯỜNG” vật lí 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 51 - 52)

C. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT

1. Kết quả nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học theo góc trong môn VL theo định hướng phát triển NL GQVĐ của học sinh. Những nội dung chính được đề cập là:

Dạy học theo góc là một PPDH mà người dạy tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đảm bảo cho HS học thoải mái, có cơ hội phát huy khả năng cá nhân, thông qua đó người học phát triển NL bản thân.

Như vậy, khi nói đến DHTG, người dạy cần tạo ra môi trường học tập đáp ứng đa phong cách học, có tính khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy HS tích cực tham gia hoạt động học tập. Cách tiếp cận này sẽ giúp GV chú trọng nhiều hơn tới những vốn hiểu biết, nhu cầu, hứng thú và trình độ phát triển của người học.

Trong dạy học theo góc, GV dần thoát khỏi sự đơn điệu của việc dạy học trên lớp; HS sẽ được học theo phong cách yêu thích của mình, đo đó họ sẽ có tâm thế thoải mái, tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức trên cơ sở định hướng của GV thông qua các nhiệm vụ học tập tại các góc.

Trên cơ sở lí luận về DHTG và dạy học phát triển NL GQVĐ, nội dung và mục tiêu dạy học kiến thức chương “Từ trường” và các biện pháp bồi dưỡng NL GQVĐ cho HS trong dạy học VL. Chúng tôi đã vận dụng DHTG nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS trong dạy học chương “Từ trường” VL 11 như sau:

1) Đề xuất mục tiêu dạy học nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS. Tiến hành phân tích nội dung kiến thức cần dạy chương “Từ trường” VL 11 THPT.

2) Đề xuất lôgic phát triển nội dung chương “Từ trường” bằng việc xây dựng graph nội dung phù hợp với việc bồi dưỡng NL GQVĐ.

3) Huy động được các điều kiện để dạy học chương “Từ trường” theo hướng sử dụng DHTG: lựa chọn PPDH và kĩ thuật dạy học; chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học: máy chiếu vật thể tự làm, TN từ trường của các dạng dây dẫn mang dòng điện, TN khảo sát lực từ, sử dụng video clip cân Cotton, phiếu học tập, bố trí phòng học...

4) Lựa chọn được hai chủ đề để thiết kế các tiến trình dạy học: Chủ đề Lực từ, Cảm ứng từ và chủ đề “Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt”. Các tiến trình trong dạy học được soạn thảo đều tuân theo lí luận về PPDH tích cực và tinh thần công văn 5512 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, bồi dưỡng NL GQVĐ của HS.

Dạy học theo góc không chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện NL GQVĐ được biểu hiện bằng các hoạt động của HS ở các giai đoạn của tiến trình dạy học, HS được lựa chọn phong cách học, được giải quyết những vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng

thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Dựa trên những quan điểm đó, các tiến trình dạy học được soạn thảo đều hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tích cực của HS. Đánh giá tính khả thi của các tiến trình dạy học, chúng tôi triển khai thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Bắc Yên Thành và trường THPT Yên Thành 2, tỉnh Nghệ An.

Qua việc xây dựng và tổ chức hoạt động thực hiện thực nghiệm dạy học theo góc chương “Từ trường” tại trường THPT Bắc Yên Thành và trường THPT Yên Thành 2, kết hợp với tìm hiểu trao đổi với các giáo viên, HS sau mỗi tiết dạy, chúng tôi có đánh giá như sau:

- Tiến trình dạy học đã soạn thảo có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu của dạy học hình thình và phát triển năng lực HS.

- DHTG tạo ra nhiều phong cách học tập khác nhau phù hợp với sở thích, năng lực của nhiều đối tượng HS nên đã tạo được sự hứng thú, tăng cường được tính tích cực, tự chủ trong quá trình học tập.

- DHTG tạo ra nhiều cách tiếp cận cũng như giải quyết vấn đề đặt ra bằng nhiều con đường khác nhau giúp HS có cái nhìn bao quát hơn, tin tưởng và sáng tạo hơn qua đó hình thành và phát triển NL GQVĐ.

- Qua phương pháp dạy học này HS có nhiều cơ hội thể hiện năng lực của mình thông qua hoạt động trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến tại các góc khác nhau, từ đó bộc lộ được ý tưởng, nhận thức của cá nhân về vấn đề cần giải quyết, cách thức giải quyết vấn đề, qua đó GV sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn để đưa ra định hướng phù hợp với mỗi HS.

- Kết quả thực nghiệm đã khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là hoàn toàn có cơ sở và có thể kết luận rằng việc tổ chức dạy học theo góc chương “Từ trường” Vật lí 11 góp phần bồi dưỡng, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIẢI QUYẾT vấn đề của học SINH THÔNG QUA dạy học THEO góc CHƯƠNG “từ TRƯỜNG” vật lí 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)