Khẩu phần ăn của lợn chuồng đẻ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty phát đạt, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 47)

Thời gian Ngày đẻ Sau đẻ 1 ngày Sau đẻ 2 ngày Sau đẻ 3 ngày Sau đẻ 4 ngày Sau đẻ 5 ngày đến cai sữa

Lưu ý: Bắt đầu 1 ngày sau đẻ nếu nái ăn được cho ăn tự do

Lượng ăn tối thiểu = 1 % khối lượng lợn mẹ + 0,4 × số lượng lợn con

- Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống

0,5 kg/con/ngày.

- Trước cai sữa 2 ngày ăn với tiêu chuẩn 4,0 kg/con/ngày, trước 1 ngày ăn với tiêu chuẩn 2,0 kg/con/ngày.

-Buổi sáng ngày cai sữa cho ăn 1 kg/con/ngày, chiều không cho ăn. Cần giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, tắm rửa lợn bầu sạch sẽ để loại bỏ ký sinh trùng ngòi da và tránh nhiễm khuẩn vùng âm hộ nếu can thiệp móc thai.

Chuẩn bị úm cho lợn con

Cơng việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị lồng úm cho lợn con trước khi lợn đẻ. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [3] ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phịng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc

17

tháng mùa đơng. Ngồi ra, ơ úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ơ úm cho lợn con. Kích thước ơ úm: 1,2 m x 1,5 m. Ơ úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.

* Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: bột mitcha, khăn, bao đựng nhau, kéo, cồn, bóng úm, tấm lót, khay đựng dụng cụ và nhau, các loại thuốc cân sử dụng trong thời gian đỡ đẻ

* Quan sát và các lưu ý khi nái sắp sinh

Khi lợn sắp sinh có các biểu hiện như: hay đứng cào cắn chỗ nằm tìm ổ, ỉa són, bầu vú căng bóp thấy sữa chảy ra, nước ối chảy ra, lợn rặn.

Khi lợn đẻ tồn thân co bóp, tạo áp lực đẩy con ra ngồi. Mỗi con sinh ra cách nhau khoảng thời gian khơng cố định có thể ra liên tục có khi cách nhau 15 – 30 phút. Khi thấy lợn mẹ lâu không rặn không sinh thêm cần can thiệp ngay tránh ngạt thai. Có trường hợp nhau đã thải ra hết những vẫn sót con (con này có thể rất to khó ra ngồi, nái mệt khơng rặn đẻ được nữa) gây chết thai, không phát hiện kịp dẫn đến thai thối vữa nái bị viêm nhiễm, bỏ ăn, sốt cao, không điều trị kịp thời sẽ không phối được đúng thời điểm nái lên giống, chậm phối.

* Những bệnh thường gặp ở lợn nái trong và sau khi đẻ

● Hiện tượng đẻ khó

- Rặn đẻ yếu: biểu hiện đặc trưng là các cơn co thắt cơ tử cung và thành bụng của gia súc mẹ vừa yếu vừa ngắn. Có 3 dạng cơn co thắt và rặn đẻ yếu:

+ Cơ co thắt yếu nguyên phát bắt đầu từ khi mở cổ tử cung và xảy ra trùng với cơn rặn đẻ nguyên phát.

+ Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra sau khi co thắt và rặn đẻ mạnh nhưng khơng có kết quả.

+ Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra do bào thai không di chuyển được. Các cơn co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát, thông thường, quan sát thấy khi vi phạm chế độ chăm sóc ni dưỡng gia súc chửa và thiếu vận động, cũng như khi bị bệnh làm suy yếu sức khỏe của con mẹ. Cần can thiệp để cứu lợn con và mẹ.

● Bệnh viêm tử cung

- Nguyên nhân bệnh Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [1], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [4], Lê Minh và cs (2017) [5] bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

+ Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển khơng bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do thai quá to, thai ra ngược, thai phát triển khơng bình thường...

+ Phối giống quá sớm đối với lợn đẻ lứa đầu hoặc lợn nái già mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung co bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến đổi nên nhau thai không ra gây sát nhau, thối rữa tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.

+ Trong q trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột, protein và ít vận động cơ thể nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do thiếu dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại

vi trùng xâm nhập cũng gây viêm.

+ Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng, gây xây xát sẽ tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn. Những

19

thao tác đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, đưa dụng cụ vào cổ tử cung khơng an tồn, khơng đảm bảo vệ sinh.

+ Kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng quang hoặc các bệnh truyền nhiễm: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao... thường gây ra các bệnh viêm tử cung.

+ Bệnh còn xảy ra khi chăm sóc, ni dưỡng, quản lý kém hoặc do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh (2014) [6], yếu tố thời tiết, khí hậu, ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc hội chứng viêm tử cung: mùa hạ có tỷ lệ nhiễm cao nhất 53,37%, mùa đông 46,05%, mùa thu 43,70%. Theo Đoàn Thị Kim Dung và cs (2004) [7], cho biết nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus hemolitica) và dung huyết E.coli, cịn có thể do trùng roi (Trecbomonas fortus). Theo Nguyễn Văn Thanh (2014) [8], tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung tương đối cao, bệnh thường tập trung ở lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa. Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13%

- Triệu chứng: Khi lợn nái bị viêm, các chỉ tiêu lâm sàng như: thân nhiệt, tần số hô hấp đều tăng. Lợn bị sốt theo quy luật: sáng sốt nhẹ 39 -

39,50C, chiều 40 - 410C. Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, đôi khi con vật cong lưng rặn. Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch lẫn nhiều mạch tổ chức, mùi hơi tanh, có màu trắng đục, hồng hay nâu đỏ. Khi nằm lượng dịch chảy ra nhiều hơn. Tùy vào vị trí tác động của q trình viêm đối với tử cung của lợn nái, người ta chia thành ba thể viêm: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.

- Hậu quả Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [1], khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau:

+ Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn đến sảy thai.

+ Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu.

+ Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy.

+ Lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ khơng có khả năng động dục trở lại.

+ Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ.

- Biện pháp phòng bệnh Theo Nguyễn Tài Năng và cs (2016) [9], vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vơi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú. Theo Lê Văn Năm (2009) [10], trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kĩ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc. Cho lợn nái chửa vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo dụng cụ dẫn tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn. Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh. Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis…. bằng cách dùng vắcxin đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những trường hợp bị sốt đột ngột gây sẩy thai.

- Điều trị: Bơm rửa tử cung ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 2 - 4 lít nước đun sơi để nguội pha cồn iod 10%. Tiêm oxytocine 2ml/con/ngày, vetrimoxin L.A 20ml/con/ngày. Tiêm thuốc trợ sức: bcomplex, vitamin ADE. Theo Nguyễn Văn Điền (2015) [11], đối với lợn nái viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxicillin

21

15% 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao.

● Bệnh sát nhau

- Nguyên nhân: Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010)

[12], sau khi đẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P. Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, hiện tượng khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức. Do viêm niêm mạc tử cung trước lúc đẻ làm dính nhau với tử cung hoặc nhau chưa ra hết thì người đỡ đẻ đã kéo đứt cịn lại một ít sót lại trong tử cung. Do lợn con cịn sót lại ở trạng thái nằm sai vị trí làm tắc đường ra của nhau.

- Triệu chứng: Sau khi đẻ 4 - 5 giờ không thấy nhau ra hoặc ra không

hết là bị sót nhau Lợn nái rặn nhiều, đơi khi bỏ ăn, sốt cao liên tục 40 - 410C trong vòng 1 - 2 ngày, lợn mẹ cắn con, không để cho con bú, niêm dịch chảy ra màu đục, lẫn máu.

- Điều trị: Can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, khơng để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnh tay, tránh gây tổn thương. Tiêm oxytoxin để kích thích co bóp tử cung cho nhau cịn sót lại đẩy ra ngồi hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục (Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh, 2010) [12].

● Bệnh viêm vú

22

+ Khi lợn nái đẻ nếu ni khơng đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn, Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú.

+ Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E.coli, Streptoccocus, Staphylococus,

Klebsiella...

+ Lợn con mới đẻ có răng nanh mà khơng bấm khi bú làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm bầu vú.

+ Chỉ cho lợn con bú một hàng vú, hàng còn lại căng quá nên viêm.

+ Do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh quá hoặc nóng quá hay thức ăn

khó tiêu cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.

- Triệu chứng Viêm vú biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, khơng xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn con lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,5oC. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục địi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy, thiếu máu.

- Hậu quả Khi lợn nái bị viêm vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ.

23

nhiều chất độc, khi lợn con bú sữa sẽ dẫn đến tiêu chảy, ốm yếu, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh và trọng lượng cai sữa thấp. Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm trùng mủ thì khó chữa, lợn nái có thể chết. Viêm vú kéo dài dẫn đến teo bầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa đẻ sau.

- Điều trị Các loại kháng sinh thường dùng: amoxicillin, vetrimoxin L.A, ampicilline, gentamycine, norfloxacine... và có thể dùng corticoide để giảm viêm kết hợp với vitamin. Ngoài ra trong trường hợp nái đẻ bị viêm nặng chúng ta có thể chườm cát nóng kết hợp xoa bóp bầu vú.

- Phòng bệnh: Vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngày bằng dung dịch sát trùng. Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vùng bị viêm. Dùng các phương pháp nhân tạo như chườm nóng, xoa bóp nhẹ lên vùng vú bị sưng.

* Kỹ thuật đỡ đẻ

+ Một tay đỡ lợn con một tay dùng khăn lau sạch bã nhờn trên lợn đặc biệt vùng mũi, mắt và tai giúp lợn hô hấp dễ dàng. Sau đó phủ bột mitcha ủ ấm cho lợn và đặt vào ô úm. Cho lợn con uống kháng thể ngay sau khi sinh (2

- 4 ml/con).

+ Cắt rốn: dùng chỉ buộc chặt vị trí cắt (4 - 5 cm) để tránh bị chảy máu, sau đó dùng kéo đã được sát trùng bằng cồn cắt sát phần buộc chỉ và sát trùng lại dây rốn bằng cồn.

+ Cho lợn ra bú sữa đầu khi đã đẻ được 3 - 4 con

+ Mài nanh: dùng máy mài nanh, mài sao cho nanh đều nhau hết nhọn tránh làm tổn thương vú lợn mẹ, không nên mài quá nông hoặc quá sâu sẽ gây ra viêm lợi ở lợn. Tổng số nanh phải mài là 8 chiếc, 4 chiếc răng nanh và 4 chiếc răng cửa sau.

+ Cắt đuôi: sử dụng kéo cắt đi, làm nóng máy để cắt nhanh và dứt khốt lợn đỡ bị stress. Sau khi sinh được 24h hì ta tiến hành cắt đuôi để tránh hiện tượng cắn đuôi nhau.

+ Thiến: sau đẻ 7 - 10 ngày bắt đầu thiến lợn

2.2.1.4. Kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc lợn con theo mẹ (23 - 25 ngày)

+ Sinh trường là một quá trình sinh lý hóa phức tạp, duy trì từ khi phơi

thai được hình thành tới khi thành thục về tính. Sinh trưởng là q trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa; là sự tăng lên về chiều dài, chiều ngang, khối lượng và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. Thực chất sinh trưởng là sự tăng trưởng và phân chia tế bào trong cơ thể. Sự sinh trưởng và phát dục của lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa có thể tăng 10 - 12 lần. Nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, thiếu dinh dưỡng thì lợn con sẽ phát triển chậm khiến khả năng chông đỡ bệnh tật cũng kém.

+ Phát dục là một quá trình thay đổi về chất lượng tức là sự thay đổi

tăng thêm và hồn thiện các tính chất, chức năng của các cơ quan và bộ phận trên cơ thể

+ Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn con: lợn con muốn tăng khối lượng cơ thể cần rất ít năng lượng, tiêu tốn thức ăn thấp vì khối lượng chủ yếu của lợn con là nạc. Bộ máy tiêu hóa lợn con phát triển nhanh. Lúc

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty phát đạt, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w