Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề sinh sản hữu tính ở động vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 61 - 64)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.1. Thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu ra trong luận văn. - Thu thập số liệu, xử lý số liệu các kết quả TN và tiến hành phân tích đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế các hoạt động dạy học trong chủ đề mà luận văn đã đề xuất.

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở mục đích TNSP đã đưa ra chúng tôi xác định những nhiệm vụ TNSP như sau:

- Lựa chọn đối tượng HS và trường THPT để tiến hành TNSP. - Thiết kế các hoạt động dạy học trong chủ đề để đưa vào TN.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để tiến hành TNSP - Thiết kế thang đo và bộ công cụ đánh giá:

+ Đánh giá kiến thức thông qua bài kiểm tra (xem phụ lục 5, 6,7).

+ Đánh giá NL VDKT đã học vào thực tiễn thông qua bảng tiêu chí chấm điểm cuộc thi (bảng 3.4), bài tập thực tiễn (phụ lục 7).

- Xây dựng kế hoạch và tiến hành TNSP theo kế hoạch.

- Thu thập, xử lí và phân tích số liệu để rút ra kết luận về việc tổ chức dạy học chủ đề Sinh sản hữu tính ở động vật góp phần phát triển NL VDKT đã học cho HS.

3.1.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm

TNSP tiến hành với chủ đề Sinh sản hữu tính ở động vật. Để đánh giá một cách chính xác và khách quan việc xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề Sinh sản hữu tính ở động vật góp phần phát triển NL VDKT đã học cho HS THPT có phù hợp hay không, chúng tôi đã tiến hành tổ chức dạy học chủ đề Sinh sản hữu tính ở động vật dựa theo tài liệu đã xây dựng. Trong chủ đề này, chúng tôi đã sử dụng nhiều hình thức và phương pháp học tập tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HSnhư các phương pháp: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, tổ chức hoạt động trải

nghiệm ngoài giờ lên lớp. Đồng thời chúng tôi thiết kế bộ công cụ đánh giá NL VDKT đã học vào thực tiễn cho HS sau khi kết thúc chủ đề.

3.1.4. Phương pháp thực nghiệm

3.1.4.1. Chọn đối tượng và bố trí thực nghiệm sư phạm

TNSP được tiến hành đối với HS lớp 11 THPT đang học theo chương trình chuẩn. Đối tượng được chọn TNSP đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- GV: Đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định, có trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm tốt, có khả năng phối hợp thực hiện đề tài.

- HS: Có trình độ tương đương nhau về trình độ nhận thức và NL học tập, kết quả học tập bộ môn.

Trên cơ sở những yêu cầu như trên chúng tôi đã tiến hành TNSP tại trường THPT Lê Chân (Thị xã Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh).

Chúng tôi chọn 4 lớp gồm 2 lớp TN: 11B2 (38HS); 11B5 (38HS) và 2 lớp ĐC (ĐC): 11B3 (38HS); 11B6 (38HS). Tổng số HS nhóm TN là 76 và ĐC là 76.

3.1.4.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

- Ở lớp ĐC: GV thực hiện giảng dạy theo kế hạch dạy học từng bài, từng tiết đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD & ĐT ban hành, hướng dẫn của sách GV theo chương trình hiện hành.

- Ở lớp TN: GV thực hiện DHTCĐ chủ đề Sinh sản hữu tính ở động vật góp phần phát triển NL VDKT đã học cho HSđược đề xuất trong đề tài.

- Giữa lớp TN và ĐC đều cùng GV tham gia giảng dạy, cùng thời gian, nội dung kiến thức, số bài kiểm tra và đánh giá.

- Kết thúc chủ đề chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS trong quá trình học tập.

- Thời gian TN sư phạm: Tiến hành vào học kì II năm học 2019 - 2020 (Từ 4/5/2020 đến 15/5/2020).

3.1.5. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

Để phân tích, đánh giá kết quả TN sư phạm, chúng tôi sử dụng phần mềm Excel. Chúng tôi đã sử dụng các chỉ số sau đây:

- Tần suất là tỉ số giữ tần số n và kích thước mẫu N.

- Mode: là giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong một tập hợp điểm số. - Giá trị trung bình (𝑋): Là giá trị trung bình cộng của các điểm số. Được sử dụng để so sánh kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC. 𝑋 = ∑ 𝑓𝑖. 𝑋𝑖 𝑛 𝑖=1 ∑𝑛𝑖=1𝑓𝑖. Trong đó:

𝑋: Là giá trị trung bình cộng của các điểm số. 𝑋𝑖: Là giá trị điểm số của HS thứ i.

𝑓𝑖: tần số xuất hiện điểm của HS thứ i. n: Số học sinh.

- Phương sai (S2): Độ lệch trung bình của điểm số so với kì vọng điểm. Là giá trị đặc trưng cho mức độ tập trung hay phân tán quanh giá trị trung bình của nhóm.

S2 = ∑ 𝑓𝑖.(𝑋−𝑋) 2 𝑛 𝑖=1 𝑛−1 Trong đó:

S2: Giá trị phương sai của điểm số của từng nhóm HS. 𝑋: Là giá trị trung bình cộng của các điểm số.

𝑓𝑖: tần số xuất hiện điểm của HS thứ i. n: Số học sinh.

- Độ lệch chuẩn (S): Giá trị đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình. S<< thì độ phân tán của số liệu càng ít.

𝑆𝐷 = √∑ 𝑓𝑖 (𝑋 − 𝑋)

2 𝑛

𝑖=1

𝑛 − 1

- Phép kiểm chứng t-test độc lập: giúp chúng ta xác định xem chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm khác nhau có khả năng xảy ra ngẫu nhiên hay không. Giá trị P là xác suất xảy ra ngẫu nhiên:

+ P ≤ 0.05: Chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa xảy ra không phải do tác động ngẫu nhiên.

+ P ≥ 0.05: Chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là không có ý nghĩa xảy ra do tác động ngẫu nhiên.

- Mức độ ảnh hưởng ES: Thể hiện ảnh hưởng của tác động lớn hay nhỏ.

𝐸𝑆 = 𝑋𝑇𝑁 − 𝑋Đ𝐶

𝑆𝐷Đ𝐶

Trong đó: 𝑋𝑇𝑁: Giá trị trung bình của lớp TN. 𝑋Đ𝑪: Giá trị trung bình của lớp ĐC. 𝑆𝐷Đ𝐶: Độ lệch chuẩn của lớp ĐC.

Để xem xét mức độ ảnh hưởng ES dựa theo tiêu chí của Cohen:

Bảng 3.1. Mức độ ảnh hưởng ES dựa theo tiêu chí của Cohen

Giá trị ES Mức độ ảnh hưởng > 1,00 Rất lớn 0,8 - 1,00 Lớn 0,50 - 0,79 Trung bình 0,20 - 0,49 Nhỏ < 0,20 Rất nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề sinh sản hữu tính ở động vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 61 - 64)