Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra15 phút lớp TN và ĐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề sinh sản hữu tính ở động vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 69 - 72)

Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 76 100 100 97,34 90,79 84,21 72,37 51,32 31,58 10,53 ĐC 76 100 96,05 89,47 77,63 63,16 44,74 27,63 11,84 3,95 Từ kết quả của bảng 3.8, chúng tôi tiến hành vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm 15 phút lớp TN và ĐC để đánh giá kết quả TN như sau:

Hình 3.4. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 15 phút giữa lớp TN và lớp ĐC

Nhìn vào đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 15 phút giữa lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi thấy đường biểu diễn của nhóm TN luôn nằm cách biệt về phía trên bên phải so với nhóm ĐC nên có thể khẳng định thành tích học tập khi có tác động luôn cao

0 20 40 60 80 100 120 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Điểm số(Xi) T ỉ l ệ %

hơn. Trên cơ sở kết quả của bài kiểm tra 15 phút, chúng tôi tiếp tục sử dụng xử lí số liệu và thu được bảng sau:

Bảng 3.10. Bảng kết quả xử lí số liệu bài kiểm tra 15 phút lớp TN và ĐC bằng phần mềm Excel

Anova: Single Factor SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

TN 76 561 7,38 3,28

ĐC 76 467 6,14 4,02

ANOVA

Source of Variation SS Df MS F P-value F crit

Between Groups 58,13 1 58,13 15,93 0,0001 3,90 Within Groups 547,34 150 3,65

Dựa trên bảng số liệu thu được, chúng tôi phân tích, so sánh kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC qua một số tham số đặc trưng để rút ra kết luận.

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp một số tham số đặc trưng của lớp TN và lớp ĐC ở bài kiểm tra 15p

Lớp Số lượng TB (𝑿) Phương sai Độ lệch chuẩn Mode

TN 76 7,38 3,28 1,81 7; 9

ĐC 76 6,14 4,02 2,00 6

Kiểm chứng T - Test độc lập: P = 0,0001 Mức độ ảnh hưởng: ES = 0,62

Dựa vào kết quả ở bảng 3.11 cho thấy: 𝑿𝑻𝑵 > 𝑿Đ𝑪. Số HS đạt điểm Mode ở lớp TN (7,9) cao hơn lớp ĐC (6), độ lệch chuẩn và phương sai của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC đã chứng tỏ độ phân tán xung quanh giá trị trung bình của các điểm số ở lớp TN nhỏ hơn so với lớp ĐC. Điều này đã chứng tỏ phương án TN đã có tác động rõ rệt đến kết quả học tập và không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên vì giá trị P = 0,0001 và chỉ số ES = 0,62.

Từ kết quả kiểm tra TN, chúng tôi thấy rằng có sự khác nhau về kết quả học tập giữa lớp TN và lớp ĐC. Nguyên nhân của sự khác nhau này là ở nhóm lớp TN thì HS

được học theo mô hình DHTCĐ, được làm quen với các tình huống học tập từ thực tiễn và đặc biệt được giao nhiệm vụ để thực hiện các dự án học tập nên khả năng GQVĐ cũng như khẳ năng VDKT đã học vào giải quyết tình huống tốt hơn, giúp cho các em hiểu bài sâu sắc hơn, nắm kiến thức tốt hơn. Trong khi đó ở nhóm lớp ĐC thì HS chủ yếu học các kiến thức nằm trong SGK hiện hành và không được thực hiện các dự án học tập, quá trình học tập không được gắn với các tình huống xảy ra trong thực tiễn nên khi kiểm tra sẽ gặp khó khăn, khẳ năng ghi nhớ kiến thức, khả năng GQVĐ cũng như khẳ năng VDKT đã học vào giải quyết tình huống kém hơn rất rõ.

Như vậy, việc xây dựng và tổ chức DHTCĐ nội dung “Sinh sản hữu tính ở động vật” bước đầu đã cải thiện kết quả học tập của HS, nâng cao dần chất lượng học tập bộ môn Sinh học lớp 11 cấp THPT.

3.2.2. Kết quả đánh giá NL VDKT đã học vào thực tiễn

Để đánh giá được NL VDKT đã học vào thực tiễn của HS, chúng tôi tiến hành đánh giá NL của HS ở lớp TN và ĐC khi có tác động của phương án TN. Công cụ và phương tiện đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của HS chúng tôi sử dụng để thu thập và phân tích bao gồm:

3.2.2.1. Đánh giá NLVDKT của lớp TN và ĐC thông qua hoạt động trải nghiệm

Chúng tôi tiến hành tổ chức cuộc thi “Vì một tương lai sáng tươi” trong hoạt động trải nghiệm, bao gồm 2 đội chơi. Đội 1 gồm 3 HS lớp TN, đội 2 gồm 3 HS lớp ĐC. Kết quả đánh giá dựa vào mức độ chính xác của câu trả lời, tính hợp lý của phương án giải quyết tình huống cụ thể, bảng tổng hợp điểm sau khi 2 đội chơi sau khi kết thúc 3 vòng thi.

Chúng tôi đã xây dựng tiêu chí đánh giá qua 3 vòng thi và thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề sinh sản hữu tính ở động vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 69 - 72)