người bệnh:
Công khai, minh bạch việc đánh giá viên chức các Phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một việc làm giúp cho viên chức và thủ trưởng đơn vị quản
lý viên chức có cơ sở để phát huy những ưu điểm, những khả năng còn tiềm ẩn bên trong bản thân mỗi viên chức mà chưa có điều kiện để thể hiện. Đồng thời thông qua hoạt động này cũng có thể phát hiện ra những điểm còn hạn chế, khuyết điểm để viên chức tìm cách khắc phục và rút kinh nghiệm.
Những nội dung cần công khai, minh bạch trong đánh giá viên chức các Phòng chức năng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội là:
- Công khai, minh bạch phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá cần được xây dựng cụ thể, phổ biến rộng rãi đến từng viên chức.
- Công khai, minh bạch tiêu chí đánh giá: Bộ tiêu chí cần được xây dựng chi tiết, phù hợp với từng vị trí, nhiệm vụ của viên chức. Đồng thời phải được niêm yết công khai, phổ biến đến từng viên chức để họ thống nhất nhận thức và hành động, phấn đấu trong thực thi nhiệm vụ cũng như có cơ sở để đánh giá kết quả đạt được vào cuối năm.
- Công khai, minh bạch quy trình đánh giá: quy trình đánh giá gồm những bước nào, thứ tự từng bước đánh giá viên chức đều phải nắm được.
- Công khai, minh bạch trong nhận xét, góp ý, đánh giá của tập thể, lãnh đạo đối với viên chức.
- Công khai, minh bạch kết quả đánh giá: ngay sau khi có kết luận chính thức về kết quả đánh giá viên chức thì cần có thông báo chính thức bằng văn bản cho viên chức được biết. Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức phải được niêm yết công khai tại đơn vị.
- Đặc biệt, công khai minh bạch trong sử dụng viên chức gắn với kết quả đánh giá làm cho bầu không khí dân chủ, văn hóa công sở phát triển.
Các cách thức công khai hiệu quả nhất có thể áp dụng là:
+ Công khai thông qua các hội nghị của bệnh viện để toàn thể viên chức được biết. + Công khai trong việc phát huy sự tham gia của viên chức các phòng chức năng vào quá trình đánh giá viên chức. Cách thức công khai này giúp cho công tác đánh giá được cởi mở, minh bạch và dân chủ hơn, do đó kết quả đánh giá sẽ chính xác hơn.
+ Công khai thông qua các bản tin, thông báo của bệnh viện.
Để những nội dung công khai minh bạch trên đây đi vào cuộc sống, không thể không có sự kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo phòng chức năng, lãnh đạo bệnh viện. Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng trong 4 chức năng quản lý mà người
lãnh đạo cấp nào cũng phải thực hiện. Muốn đưa quy trình mới, phương pháp mới, tiêu chí mới để đánh giá viên chức của Bệnh viện, ngoài việc áp dụng những nội dung mới đó, người quản lý cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chúng và điều chỉnh theo đúng mục tiêu.
Ý kiến người bệnh, người nhà bệnh nhân là một kênh quan trọng để đánh giá viên chức hằng năm. Nó cho cách nhìn toàn diện đối với sự phục vụ của viên chức. Viên chức Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cung cấp dịch vụ công cho dân và được dân hài lòng là tiêu chí quan trọng để đánh giá; nếu vì lý do nào đó mà dân chưa hài lòng, có nhận xét không tốt với một cá nhân viên chức nào đó thì tập thể và nhà quản lý nhân sự, sử dụng lao động trực tiếp (các trưởng phòng) sẽ có cơ sở đánh giá chính xác và khách quan hơn.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội dựa trên cơ sở thực trạng hàng năm của bệnh viện. Những giải pháp này không chỉ nhằm khắc phục những hạn chế mà còn có thể giúp tạo mọi điều kiện cho viên chức được phát triển, được thể hiện, được cống hiến hết tài năng của mình cho công việc, cho mục tiêu và thành công của tổ chức.
KẾT LUẬN
Đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập là quá trình thu thập xử lý thông tin; so sánh, đối chiếu với nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ tại mỗi vị trí việc làm một cách có hệ thống đối với kết quả thực hiện công việc của viên chức trong quan hệ so sánh với các tiêu chí đánh giá đã được cơ quan/người có thẩm quyền ban hành và tuân thủ đúng quy trình nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nguồn nhân lực của tổ chức. Qua bài tiểu luận chúng ta sẽ nắm được cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức kết hợp với thực tiễn đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức các phòng chức năng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Về kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy:
- Khái quát chung về lịch sử, cơ cấu tổ chức, bộ máy của bệnh viện Phụ sản Hà Nội và số lượng, cơ cấu, trình độ viên chức các phòng chức năng tại đây.
- Phân tích công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức các phòng chức năng: phân tích chủ thể đánh giá; nhận thức về tiêu chí đánh giá viên chức; thực trạng quy trình, kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá.
- Nhận xét chung về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức các phòng chức năng: ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác này.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận đã được giải quyết qua kết quả nghiên cứu ở 3 chương trong bài.