Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Đánh Giá Thực Trạng Chuyển Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Ba Vì, Hà Nội Giai Đoạn 2016 – 2020 (Trang 35 - 49)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Ba Vì là huyện Ba Vì thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện Ba Vì có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008.

Huyện Ba Vì có 31 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vân Hòa, Vạn Thắng, Vật Lại, Yên Bài.

Sơ đồ huyện Ba Vì b) Điều kiện tư nhiên

Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay các nhà thực vật học Việt Nam ước khoảng 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ gai.... Hai loại cây rất quý được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Động vật cú 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư (tài liệu quy hoạch Vườn quốc gia Ba Vì). Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt.

c) Về khí hậu

Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.

d) Tài nguyên đất

Địa hình của huyện Ba Vì thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.

Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện Ba Vì. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện Ba Vì.

Theo số liệu thống kê năm 2018, diện tích rừng toàn huyện Ba Vì có 10.724,9 ha, trong đố rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246ha rừng đặc dụng. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì.

Sau năm 2008, Ba Vì là Huyện Ba Vì trực thuộc thành phố Hà Nội bởi vậy tốc độ đô thị hoá xảy ra nhanh chóng trên diện rộng, với quá trình phát triển nhanh chóng như vậy khiến cho đất đai trên địa bàn huyện biến động khá mạnh bởi vậy việc chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn có phần nóng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, Thành phố quy hoạch nhiều huyện lị, thị trấn thuộc huyện; phát triển giao thông trong khu vực huyện đã tạo nguồn cung về đất đai khá dồi dào cộng với sự tăng lên của dân số khiến cho tình hình chuyển quyền sử dụng đất tại đây diễn ra nhộn nhịp hơn.

Trong các hình thức chuyển quyền sử dụng đất thì chuyển nhượng, cấp mới là thị trường sôi động nhất tại huyện Ba Vì giai đoạn này. Việc tìm ra giải pháp để người dân hiểu được pháp luật, hiểu được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với Nhà nước đang là vấn đề được quan tâm trên địa bàn.

Để thị trường bất động sản (BĐS) chuyển quyền sử dụng đất phát triển đúng đắn, về mặt quản lý nhà nước cần một môi trường pháp lý ổn định, xác lập quy

hoạch rõ ràng, sát thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường quyền sử dụng đất, khắc phục các tiêu cực trong sử dụng đất đai, xoá bỏ thị trường "ngầm" trong thị trường quyền sử dụng đất hợp pháp, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, ổn định tình hình kinh tế xã hội phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hoá một cách thuận lợi, làm cho đất đai từ nguồn tài nguyên trở thành nguồn vốn quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

e) Tài nguyên nước

Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quang gần như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh... Đứng trên đỉnh núi Ba Vì ta có thể quan sát được toàn cảnh non nước của vùng. Phía Tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi. Phía Đông là hồ Đồng Mô, phía Bắc là Hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng. Tất cả tạo nên cảnh trí non nước hưu tình thơ mộng.

f) Tài nguyên khoáng sản

Qua điều tra thăm dò đã xác định được vùng đất Ba Vì có 1 số tài nguyên khoáng sản như Pirit ở Minh Quang, Ba Trại có trữ lượng khoảng 124 ngàn tấn, không đủ lớn để lập khu khai thác công nghiệp. Ngoài ra có một số mỏ khác như đồng, cao lanh, than bùn phân bố ở các địa bàn xã Ba Trại, Tiên Phong, Thái Hòa những trữ lượng không lớn và không tập trung.

Đặc biết ở Ba Vì có mỏ nước khoáng, chất lượng tốt đang được đầu tư khai tác phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Bên cạnh đó mỏ được nóng Thuần Mỹ cũng đã được xác định và chuẩn bị đầu tư khai thác phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch dịch vụ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

g) Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2019 diện tích rừng toàn huyện là 10.207.29ha, trong đó:

Rừng phòng hộ là 75,55 ha, rừng đặc dụng là 6.103,63 ha tập trung chủ yếu trên núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Có thảm động thực vận rất phong phú, đa dạng. Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam ước có khoảng 2.000 loài thực tập nhiệt đới và á nhiệt đới. Bước đầu thống kê được 812 loài thực vật bậc cao. Động vật có khoảng 44 loài thú, 2014 loài chim, 15 loài bó sát, 9 loài lưỡng cư ( theo tài liệu quy hoạch vườn quốc gia Ba Vì ) đây là nguồn tai nguyên rừng quý hiến cần được bảo vệ nghiêm ngặt để giữ gìn nguồn gen động vật và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra rừng còn cải tạo môi trường, phát triển du lịch sinh thái, như Khu Ao Vua, Suối Mơ, Khoang Xanh, Thác Đa, Vườn quốc gia Ba Vì, Suối Hai.

Đất rừng sản xuất 4.028,15 ha phân bố khắp các vùng đồi gò của huyện nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã ven chân núi Ba Vì tạo nên một cảnh quan môi trường và sinh thái của phát triển ngành du lịch dịch vụ

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số

Dân số trung bình của huyện Ba Vì năm 2020 là 252.910 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1% năm 2020.

Dân số thành thị không lớn chiếm 5,2% dân số toàn huyện. Di dân cơ học ra ngoài (thời gian qua dân số đô thị của TP. Hà Nội tăng mạnh) có thể là nguyên nhân khiến dân số chung cũng như dân số đô thị của Ba Vì tăng không cao trong một thời gian dài.

Bảng 3.1. Hiện trạng diện tích, dân số huyện Ba Vì năm 2020

STT Tên đơn vị hành chính cấp xã Diện tích (ha) Dân số (khẩu) Số hộ (hộ) Mật độ dân số (người/ha) 1 TTr Tây Đằng 1.206,2 16.244 4.197 1.346,7 2 Xã Phú Cường 926,9 5.343 1.716 576,4 3 Xã Cổ Đô 860,2 8.214 2.168 954,9 4 Xã Tản Hồng 891,4 12.630 3.501 1.416,9 5 Xã Vạn Thắng 999,4 15.688 3.712 1.569,7 6 Xã Châu Sơn 359,3 4.764 1.285 1.325,9 7 Xã Phong Vân 481,8 6.921 1.921 1.436,5 8 Xã Phú Đông 360,6 5.363 1.395 1.487,2 9 Xã Phú Phương 435,6 5.909 1.634 1.356,5 10 Xã Phú Châu 991,5 11.083 3.030 1.117,8 11 Xã Thái Hòa 563,3 8.903 2.348 1.580,5 12 Xã Đồng Thái 824,3 12.637 3.164 1.533,1 13 Xã Phú Sơn 1.374,4 9.913 2.432 721,3 14 Xã Minh Châu 563,3 6.378 1.481 1.132,3 15 Xã Vật Lại 1.443,1 14.087 2.973 976,2 16 Xã Chu Minh 506,5 8.052 1.762 1.589,7 17 Xã Tòng Bạt 824,2 10.099 2.240 1.225,3 18 Xã Cẩm Lĩnh 2.662,2 11.914 3.180 447,5 19 Xã Sơn Đà 1.209,4 9.235 2.198 763,6 20 Xã Đông Quang 382,0 5.495 1.341 1.438,5 21 Xã Tiên Phong 875,9 8.183 2.481 934,2 22 Xã Thụy An 1.647,7 9.737 2.363 590,9 23 Xã Cam Thượng 827,6 7.378 1.668 891,5 24 Xã Thuần Mỹ 1.240,6 6.342 1.508 511,2 25 Xã Tản Lĩnh 2.775,2 15.400 4.100 554,9 26 Xã Ba Trại 2.017,3 14.732 3.550 730,3 27 Xã Minh Quang 2.790,9 12.925 3.394 463,1 28 Xã Ba Vì 2.540,7 2.307 159 90,8 29 Xã Vân Hòa 3.291,3 11.943 3.008 362,9 30 Xã Yên Bài 3.542,9 8.857 1.976 250,0 31 Xã Khánh Thượng 2.884,8 8.484 2.016 294,1 Toàn huyện 42.300,5 29.5160 73.901 697,8

* Lao động, việc làm và thu nhập

- Lao động, việc làm: Dân số trong độ tuổi lao động năm 2020 là 192.120 người, chiếm 76,1% dânsố toàn huyện. Lao động làm việc trong ngành kinh tế là 121,45 nghìn người tỉ lệ lao động khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 84,8% năm 2018. Tỉ lệ lao động khu vực các ngành phi nông nghiệp 15,2% năm 2019. Tỉ lệ thất nghiệp đối với lao động có khả năng lao động trong độ tuổi khoảng 3,9 - 4%. Số người lao động được giải quyết việc làm bình quân mỗi năm khoảng 9 - 10 nghìn người, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%.

Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm Ba Vì có khoảng 1.000 người bước vào tuổi lao động, yêu cầu việc làm mới. Ngoài ra do chuyển đổi sản xuất nhu cầu tạo thêm việc là rất lớn.

Việc nâng cao tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cao của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong nhưng năm tới, đặc biệt là những ngành công nghiệp không truyền thống và công nghệ cao là một đòi hỏi lớn. Ba Vì là huyện có lợi thế lớn - gần kề các trung tâm đào tạo của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận.

- Thu nhập và mức sống dân cư:

Thu nhập bình quân đầu người tăng là 68 triệu đồng/năm (năm 2020), Cùng với mức chi tiêu tăng cơ cấu tiêu dùng của dân cư cũng thay đổi. Ước tính các khoản chi cho ăn uống đã giảm xuống còn 49 - 50% năm 2019; tỉ lệ chi cho các khoản khác tăng lên 50 - 51%. Trong đó, nếu như các khoản cho mặc (quần, áo, giầy, dép, mũ, nón), ở (nhà, điện nước, vệ sinh), giáo dục giảm thì các khoản đồ dùng gia đình, đi lại, bưu điện, văn hóa thể thao giải trí tăng mạnh.

Đây là nhưng biểu hiện của việc gia tăng mức sống dân cư, chuyển từ những nhu câu thiết yếu sang những nhu cầu cao hơn, sa sỉ hơn. Nhờ nhu cầu tăng mà nhiều chỉ tiêu về mức sống cũng được cải thiện như tỉ lệ học sinh đến trường, các chỉ tiêu về y tế, sức khỏe, cộng đồng.

b) Cơ sở hạ tầng và giao thông

Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Từ Trung tâm huyện Ba Vì lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm huyện Ba Vì lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc

c) Khái quát thực trạng kinh tế của huyện Ba Vì

Về kinh tế xã hội(số liệu hết năm 2018): Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì đề ra. Các mục tiêu cơ bản đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 21.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 8.311 tỷ đồng tăng trưởng kinh tế đạt 16%.

- Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là Chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn/năm.

- Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Huyện Ba Vì có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.

- Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến với Ba Vì. Huyện Ba Vì có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch.

- Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Về văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục phát triển;

- Cải cách hành chính có sự tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững;

- Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện Ba Vì đến cơ sở được củng cố, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra.

Ngoài ra trên địa bàn huyện Ba Vì còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện Ba Vì, đê sông Hồng, sông Đà... thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện Ba Vì bạn. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Núi Ba Vì là cái nôi của huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Thần Tản Viên và thần Sông nước (sông Đà). Xung quanh núi Ba Vì có nhiều nơi thờ Sơn Tinh - vị thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử mà điển hình là: Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đình Tây Đằng (Bắc Cung), Đền Và - Sơn Tây (Đông Cung), Đền Bố - Tản Lĩnh (Nam Cung), Đền La Phù - Phú Thọ (Tây Cung),…

Đến năm 2010 Ba Vì có 63 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, được phân

Một phần của tài liệu Đánh Giá Thực Trạng Chuyển Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Ba Vì, Hà Nội Giai Đoạn 2016 – 2020 (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)