Đối với công tác quản lý CSVC thiết bị dạy học 1 Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP QUẢN lí NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG cơ sở vật CHẤT ở TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 55 - 60)

C. KẾT LUẬN 1 Đánh giá chung

3. Đối với công tác quản lý CSVC thiết bị dạy học 1 Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động

3. 1. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn phổ biến các văn bản pháp lý của nhà nước về công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học: Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học phổ thông, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Trường.

- Cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học làm nịng cốt cho tổ, nhóm bộ mơn.

3.2. Biện pháp hành chính

- Tổ chức cho cán bộ giáo viên bàn bạc, góp ý kiến xây dựng "Quy chế sử dụng thiết bị dạy học" với các nội dung sau:

- Giáo viên có nhiệm vụ kết hợp với cán bộ phịng thí nghiệm sắp xếp, kiểm tra, phân loại thiết bị theo lớp, theo bài, cùng giáo viên khác chuẩn bị thí nghiệm, giúp nhà trường quản lý sổ thiết bị của bộ mơn mình.

- Việc sử dụng TBDH là bắt buộc đối với tất cả giáo viên, kiểm tra đánh giá chuyên mơn nếu khơng sử dụng TBDH mà nhà trường có thì khơng xếp loại trung bình trở lên; có sử dụng nhưng khơng thành thạo, thí nghiệm khơng thành cơng thì xếp loại trung bình.

- Giáo viên tự bảo quản thiết bị khi mượn, tránh để mất mát, hỏng; mượn trả thiết bị đúng quy định.

- Mỗi bộ mơn trong năm học phải tổ chức được ít nhất một chuyên đề bàn về các giải pháp hay kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả TBDH. Dành thời gian thích hợp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để bàn về cách sử dụng TBDH.

- Đảm bảo giảng dạy đúng, đủ yêu cầu các giờ thực hành, giờ ngoại khoá theo phân phối chương trình.

3.3. Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

3.3.1. Ban Giám hiệu.

- Xây dựng kế hoạch tiếp nhận, sửa chữa, bổ sung TBDH.

- Chỉ đạo các bộ phận thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình (theo nội quy hoạt động của phịng thí nghiệm).

- Tổ chức thực hiện và điều chỉnh những khó khăn trong q trình sử dụng TBDH.

- Tổ chức việc tự làm TBDH.

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của cán bộ phịng thí nghiệm, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên.

- Để việc sử dụng có hiệu quả và tiện lợi, tận dụng hết tần suất sử dụng, trong quá trình sắp xếp thời khố biểu, bố trí giờ thực hành phải hết sức khoa học.

3.3.2. Tổ chuyên môn.

- Lên kế hoạch sử dụng TBDH theo kế hoạch năm học, theo tháng, tuần, theo phân phối chương trình.

- Theo dõi việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, sách giáo viên, sách giáo khoa cho các giáo viên giảng dạy.

- Theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học cho các bài thực hành bắt buộc theo phân phối chương trình.

- Xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, vật tư thiết bị.

- Quản lý chun mơn và hành chính đối với các thành viên trong tổ. 3.3.3. Cán bộ phịng thí nghiệm.

Là người trực tiếp quản lý tài sản (TBDH) được giao.

- Nắm vững nội dung chương trình của từng mơn học để sắp xếp, bố trí các TBDH đảm bảo cả về số lượng, chất lượng. Đảm bảo phục vụ các tiết học.

- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và qui chế bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học về bảo quản, bảo dưỡng, hồ sơ sổ sách quản lý, sử dụng TBDH.

- Chuẩn bị đầy đủ các TBDH cho giáo viên (theo phiếu đăng ký mượn). - Trực tiếp ghi chép các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng qui định.

- Hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý và thực hiện thí nghiệm trong các giờ thực hành.

- Báo cáo kết quả bảo quản, sử dụng thiết bị của giáo viên theo từng kỳ và báo cáo kịp thời với BGH nhà trường khi có sự cố sảy ra.

- Nhận thức đúng đắn về vai trị, đặc điểm của TBDH trong q trình đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng TBDH vào quá trình dạy học.

- Kết hợp với tổ trưởng chuyên môn.

+ Phổ biến các danh mục thiết bị, tài liệu hướng dẫn, hướng dẫn cách sử dụng TBDH cho giáo viên.

+ Lập và thực hiện theo đúng kế hoạch sử dụng TBDH cả năm, tháng, tuần, của tổ và từng giáo viên.

+ Có kế hoạch sửa chữa, bảo quản các loại trang thiết bị.

+ Có kế hoạch giúp đỡ và bảo quản đồ dùng tự làm của giáo viên.

+ Kết hợp với giáo viên bộ mơn lắp ráp hồn chỉnh các chi tiết của các loại thiết bị của các mơn: vật lý, cơng nghệ, sinh học, hố học…

- Sắp xếp theo trình tự khoa học theo mơn, theo từng loại thiết bị (tranh ảnh, mơ hình, mẫu vật, hoá chất).

+ Tiến hành thử nghiệm một số thí nghiệm khó, trao đổi kinh nghiệm đưa ra phương án sử dụng có hiệu quả nhất.

+ Thực hiện ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo qui định, đây là những căn cứ để nhà trường kiểm tra đánh giá việc sử dụng, theo dõi sự chuẩn bị bài giảng của giáo viên theo trình tự.

+ Giáo viên đăng ký mượn thiết bị dạy học theo phiếu mượn thiết bị dạy học: trước giờ dạy ít nhất 01 ngày.

+ Lập sổ thiết bị dạy học.

+ Kiểm tra việc sử dụng hàng tháng, tham mưu cho BGH nhận xét, đánh giá việc sử dụng bảo quản TBDH.

+ Căn cứ vào sổ mượn thiết bị cuối kì tổng hợp vào phiếu mẫu.

+ Thường xuyên báo cáo tình hình sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên, những vướng mắc cần tháo gỡ để nhà trường xem xét giải quyết.

d. Đối với giáo viên và học sinh.

- Tuân thủ nội quy, qui định về sử dụng và bảo quản TBDH (có nội quy cụ thể).

- Sử dụng TBDH có hiệu quả đúng mục đích, đúng yêu cầu của phân phối chương trình.

- Kết hợp với cán bộ phịng thí nghiệm chuẩn bị và thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả TBDH.

- Kết hợp với tổ bộ môn xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa, sử dụng TBDH của cá nhân hoặc của nhóm bộ mơn.

- Giáo viên dạy thực hành thí nghiệm phải ghi chép vào sổ đầu bài đầy đủ. 3.4. Kế hoạch và qui chế bảo quản CSVC và sử dụng TBDH.

- Xây dựng qui chế bảo quản và sử dụng TBDH dựa trên qui chế bảo quản và sử dụng đồ dùng dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa vào qui chế cơng nhận phịng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo quyết định số 32/2004/QĐ-BGD&ĐT: qui định rõ nhiệm vụ, quyền hạn sử dụng TBDH đối với từng đối tượng cụ thể: cán bộ phịng thí nghiệm, giáo viên và học sinh.

- Kế hoạch chuẩn bị và tiếp nhận TBDH do BGDĐT, SGDĐT cấp ngay từ đầu năm. Cụ thể:

+ Phòng bảo quản thiết bị: với đầy đủ các yêu cầu về ánh sáng, độ ẩm, phương tiện bảo vệ, tủ đựng, giá để...

+ Phịng nghe nhìn: Với đầy đủ yêu cầu về điện, quạt, ánh sáng, độ ẩm, bàn ghế theo qui định.

+ Tiếp nhận TBDH cung cấp từ các đơn vị cung cấp thiết bị theo danh mục thiết bị tối thiểu, kết hợp với tổ chuyên môn, 1 giáo viên bộ môn kiểm tra lại số lượng và chất lượng của thiết bị, có biên bản bàn giao. Lập hồ sơ quản lý chi tiết, cụ thể đối với từng loại thiết bị.

+ Cán bộ phịng thí nghiệm sắp xếp TBDH một cách khoa học, dễ thấy, dễ lấy, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Đây là khâu quan trọng để hạn chế tâm lý ngại sử dụng TBDH.

+ Kế toán thường xuyên theo dõi các loại hoá đơn, chứng từ nhập thiết bị và coi đây là một phần quản lý tài sản của Nhà nước.

+ Kết hợp với hiệu phó phụ trách chuyên môn, yêu cầu tổ trưởng chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học cả năm, tháng, tuần của tổ, cá nhân theo phân phối chương trình thơng qua Ban Giám hiệu.

3.5.Phân loại thiết bị đồ dùng dạy học có sẳn theo nhóm.

- Đây là yêu cầu hết sức cần thiết giúp việc quản lý khoa học, hiệu quả; giúp GV xác định nhanh chóng, sử dụng đúng mục đích. Cụ thể như sau:

- Phân thành nhóm thiết bị tham gia vào các bài thí nghiệm thực hành như: thiết bị mơn Thể dục, Vật lí, Hóa học, Sinh học...

- Nhóm thiết bị phục vụ cho GV đổi mới phương pháp dạy học bao gồm: các thiết bị nghe nhìn, thiết bị trình chiếu, máy tính…

- Nhóm thiết bị dùng chung và phục vụ các hoạt động trong nhà trường như: các thiết bị văn phòng, tủ đựng, thiết bị, giá, kệ…

- Nhóm các phần mềm giảng dạy, quản lý...

- Phân loại đồ dùng phục vụ cho từng khối lớp để giúp GV, người phụ trách công tác thiết bị dễ tìm, dễ lấy, dễ quản lý.

3.6. Tổ chức sử dụng

- Thông báo danh mục, thiết bị đồ dùng hiện có để GV biết, mượn sử dụng; Phân phối bộ thiết bị từng khối lớp cho GV tiện việc sử dụng thường xuyên;

- Những thiết bị dùng chung được sắp xếp ngăn nắp trên giá tại phòng TBTV và cho mượn khi GV có nhu cầu sử dụng hoặc lắp ráp thiết bị máy chiếu tại từng lớp cho GV khi có đăng ký sử dụng .

- Đối với các thiết bị là phần mềm cần kết hợp với tổ CNTT hướng dẫn cách sử dụng hoặc tổ chức tập huấn các phần có khả năng ứng dụng trong dạy học cho GV sử dụng.

trong năm học được tổ chức kiểm tra, đánh giá việc bảo quản, sử dụng.

- Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng thiết bị ĐDDH trên lớp của GV qua việc dự giờ, thăm lớp, qua hồ sơ theo dõi của bộ phận TVTB. Định kỳ 2 lần/năm học, tổ chức kiểm kê và có đề xuất thanh lý, đề xuất hướng sửa chữa, xin cấp phát, tự trang bị thêm.

3.7. Phương thức bảo quản

- Quản lý tốt thiết bị đồ dụng dạy học hiện có của đơn vị, tổ chức kiểm tra, nhắc nhở việc bảo quản đến mọi thành viên trong nhà trường. Chỉ đạo nhân viên phụ trách TB kết hợp bộ phận chuyên môn đôn đốc, theo dõi việc bảo quản sử dụng.

- Những thiết bị dùng chung giao trách nhiệm cho nhân viên phụ trách thường xuyên kiểm tra, sắp xếp khoa học, vệ sinh hàng ngày, phòng chống mối mọt.

- Thực hiện tốt việc cập nhật hồ sơ sổ sách theo dõi, giới thiệu thiết bị, đồ dùng mới được cấp phát, tự trang bị thêm để GV mượn sử dụng, có hồ sơ quản lý phịng máy, máy tính văn phịng được BGH phối hợp Ban thanh tra nhân dân, tổ công nghệ thông tin kiểm tra thường xuyên.

- Nhân viên phụ trách thực hiện tốt chế độ báo cáo hàng tháng về tình hình sử dụng, bảo quản thiết bị đồ dùng cho hiệu trưởng nắm bắt và đánh giá nhận xét hàng tháng với người sử dụng; cuối kỳ, cuối năm học có báo cáo tổng hợp tình hình.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP QUẢN lí NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG cơ sở vật CHẤT ở TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)