Ảnh hưởng của PS đến sự sinh trưởng của các vi sinh vật có lợi:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính prebiotic của polysaccharide chiết xuất từ hệ sợi nấm vân chi (trametes versicolor) (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3. Ảnh hưởng của PS đến sự sinh trưởng của các vi sinh vật có lợi:

Chủng vi sinh vật Lactobacillus plantarum được nuôi cấy ở các nghiệm thức thí

nghiệm khác nhau. Kết quả được biểu diễn trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Sự sinh trưởng của L.plantarum nuôi cấy ở các nghiệm thức nghiên cứu, ở 37

độ C trong 24h.

Mẫu OD620 L.plantarum Mật độ tế bào (CFU/ml)

CT 1 3,1768±0,0028a 1,06 x 1010

CT 2 3,1866±0,0112a 1,23 x 1010

CT 3 3,2648±0,0140b 2,16 x 1010

CT 4 3,2483±0,0410b 2,61 x 1010

Ghi chú: Các chữ cái a,b trong cùng một cột thể hiện sự sai khác giữa các mẫu ở mức ý nghĩa p < 0,05; giá trị bằng giá trị trung bình±SD (n=3).

Kết quả trong bảng 3.1 cho thấy rằng các mẫu bổ sung vào môi trường nuôi cấy chủng vi sinh vật Lactobacillus plantarum đều không ức chế sự sinh trưởng của chủng vi sinh vật này, được đo ở mật độ quang học là 620nm (có sự khác biệt ở p < 0,05). Đáng chú ý, chủng vi sinh vật có lợi được ni với chất bổ sung là PS chiết xuất từ hệ sợi nấm Vân chi là 3,2483±0,0410, tương ứng tăng 2,25% đối với mẫu nuôi trong môi trường MRS không chất bổ sung và cao hơn mẫu đối chứng dương có bổ sung FOS, khơng có sự sai khác với mẫu được bổ sung chất Inulin. Điều này có thể được giải thích là PS chiết xuất từ hệ sợi

nấm Vân chi thúc đẩy sự sinh trưởng và hoạt động của Lactobacillus plantarum. Theo

nghiên cứu của Sawangwan và cộng sự về đặc tính của prebiotic chiết xuất từ 7 loại nấm ăn khác nhau cho thấy nuôi chủng Lactobacillus plantarum trong mơi trường có bổ sung chiết xuất từ nấm Pleurotus pulmonarius có hiệu suất tăng trưởng cao nhất là tăng 7,69% mẫu nuôi cấy trong mơi trường khơng có bổ sung chiết xuất từ nấm và các sản phẩm

prebiotic thương mại. Ngoài ra, một số chiết xuất từ các loại nấm ăn khác như Lentinula

edodes, Pleurotus citrinopileatus và Auricularia auricular – judae có hiệu suất tăng trưởng

cao hơn so với mẫu đối chứng lần lượt đạt được là 5,64%; 5,92% và 6,05%.

Sau khi đo mật độ quang của các mẫu, tiến hành lấy 10𝜇l mỗi mẫu và cấy trải đĩa trên đĩa môi trường MRS Agar để xác định số lượng khuẩn lạc trong mẫu sau 24h nuôi cấy. Kết quả mật độ tế bào và số lượng khuẩn lạc được thể hiện trong hình 3.2.

23

Hình 3.2. Số lượng khuẩn lạc của chủng L.plantarum trên môi trường MRS.

Chú thích: Các chữ cái A, B, C, D lần lượt là chủng Lactobacillus plantarum nuôi cấy ở mơi trường MRS, mơi trường MRS có bổ sung FOS, mơi trường MRS có bổ sung Inulin và mơi trường MRS có bổ sung PS chiết xuất hệ sợi nấm.

Dựa vào kết quả bảng 3.1, mật độ tế bào vi khuẩn Lactobacillus plantarum ở các

nghiệm thức tốt hơn so với mẫu đối chứng. Sau quá trình cấy trải đĩa để xác định mật độ tế bào thì kết quả cho thấy rằng mẫu vi sinh vật nuôi với môi trường MRS bổ sung PS chiết

xuất hệ sợi nấm Vân chi đạt mật độ cao nhất là 2,61 x 1010 tương ứng với giá trị mật độ

quang là 3,2483±0,0410 và khác với các mẫu nuôi trong môi trường MRS bổ sung các prebiotic thương mại (p<0,05). Như vậy, khi nuôi chủng vi sinh vật Lactobacillus plantarum trong mơi trường có bổ sung các chiết xuất nấm, FOS và Inulin tăng khả năng

kích thích sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính prebiotic của polysaccharide chiết xuất từ hệ sợi nấm vân chi (trametes versicolor) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)