HT Thích Trí Quảng

Một phần của tài liệu Môn Kinh bộ Duy ma cật doc (Trang 31 - 36)

Kinh Duy Ma » Bài 8 » Phẩm 8: Phật Đạo

20/04/2010 07:10 (GMT+7)

Từ đầu kinh đến phẩm 7 diễn tả Bồ tát dấn thân vào đời thành tựu lợi ích chúng sinh, ở khía cạnh nào việc làm của Bồ tát cũng đẹp. Như vậy, chỉ thấy các Ngài tương ưng đối với chúng sinh. Đối với Phật, thì Bồ tát làm gì cho Phật. Các Ngài có đến với Phật được không và tu bằng cách nào để thành Phật. Đây là vấn đề Phật đạo, hay con đường dẫn đến quả vị Phật của Bồ tát được Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nêu lên.

Duy Ma trả lời hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo, nghĩa là làm những việc sai quấy trên cuộc đời thì thành Phật. Điều này làm chúng ta hoài nghi, vì trước chúng ta thường nghĩ rằng những việc trái đạo lý không bao giờ đưa đến quả vị Chánh đẳng giác. Chỉ có con đường thánh thiện dẫn chúng ta đến Phật đạo và các đệ tử Phật cũng đã trải qua hai phần ba con đường này. Họ đã được Niết bàn, xa rời chúng sinh và thế giới phiền não, thâm nhập chốn không tịch.

Đối thoại giữa Bồ tát Văn Thù và Duy Ma gợi cho chúng ta suy nghĩ để tu hành, tìm một lối đi đích thực cho mình. Vì chúng ta chấp Niết bàn, nên Duy Ma nói sinh tử. Đối với chúng sinh tội lỗi, Ngài sẽ nói con đường duy nhất dẫn đến quả vị Phật là con đường thánh thiện, làm lành lánh dữ. Dạy như vậy, để điều trị tâm người phiền não trong tam giới. Riêng pháp Duy Ma dạy hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo nhằm mục tiêu phá chấp của hành giả đã ra khỏi tam giới. Vì vậy đừng lầm vị trí phàm phu của chúng ta với vị trí của nhị thừa. Thật vậy, phàm phu không còn cách nào trong sạch hóa thân tâm ngoài con đường làm lành lánh dữ. Chúng ta chưa phá được phiền não thế gian, chắc chắn không thể hành Phật đạo bằng con đường phi đạo được. Nhưng hàng nhị thừa sau khi theo con đường thuần thiện, đã đoạn sạch phiền não thế gian, lại kẹt vào Niết bàn. Nghĩa là kẹt quả vị đã tu chứng, đóng khung trong thế giới đang sống, trụ vào hư vô, không thành Phật. Các Ngài phải phá bỏ Niết bàn giả tạm của A la hán, để bước tiếp chặng đường tu thứ hai của Bồ tát để tiến lên Phật đạo. Chỉ có các Ngài mới dám nói rằng làm những điều sai quấy là con đường đưa tới Phật đạo.

Duy Ma cụ thể hóa những việc làm phi đạo cho chúng ta thấy. Khởi đầu chúng ta tu 37 trợ đạo phẩm, 6 pháp ba la mật, 4 pháp nhiếp, v.v..., nói chung, giáo lý tam thừa đều quy vào đó. Nhưng đến giai đoạn này, Duy Ma lại nói với Bồ tát Văn Thù rằng những việc làm nào ngược với các pháp vừa kể là Phật đạo. Thí dụ từ trước đến nay kinh điển quy định rằng những người phạm tội ngũ nghịch giết cha mẹ, A la hán... sẽ đọa vô gián địa ngục. Nay Duy Ma nói ngược lại rằng những người này tiến tu quả vị Phật. Hoặc chúng ta thường làm mười việc thiện để sinh về thế giới an lành của chư Thiên. Nay Duy Ma lại dạy tạo ngũ nghịch thập ác đọa vào địa ngục là con đường tiến đến quả vị Phật. Vì địa ngục đối với Bồ tát trở nên cần thiết để đắc đạo, còn đối với chúng sinh, địa ngục đáng sợ. Đến đây chúng ta cần suy nghĩ về hai vị trí khác nhau của người hành đạo.

Chúng ta ở vị trí nhân môn để tu hành, nương với Phật, học hạnh Phật. Trái lại, Bồ tát đứng trên quả môn, đã thành xong Vô thượng đẳng giác và ngược chiều đi đến với chúng sinh. Vì vậy Bồ tát tạo tội ngũ nghịch thập ác khác chúng sinh tạo tội đó. Duy Ma khẳng định tuy việc làm giống y hệt nhau, nhưng dẫn đến kết quả là Bồ tát làm ác thì thành Phật. Chúng sinh làm ác, thì vĩnh viễn ở địa ngục. Đây là Bồ tát đã thông đạt Phật đạo khác với chúng sinh khởi niệm ác để bị đọa.

Vào sống trong địa ngục là sự trắc nghiệm tu hành của Bồ tát. Sự thật các Ngài đã an trú quả vị Niết bàn, nhưng tạo tội để có cơ hội vào sống trong địa ngục và cứu độ chúng sinh bị đọa ở đó, khác với chúng sinh vì tham sân si tạo nghiệp phải vào địa ngục. Duy Ma nói thêm rằng tuy thân ở địa ngục mà tâm hồn các Ngài an lạc giải thoát như người sống ở cõi trời Sắc Cứu cánh tiêu biểu cho sự an lành cùng tột. Hiện vào địa ngục, tâm Bồ tát hoàn toàn an lành, tạo nên cuộc sống an lành và ảnh hưởng cho chúng sinh đồng sống trong địa ngục phát tâm tu để họ phát triển khả năng

và cũng được giải thoát. Như vậy, ngũ nghịch thập ác tội làm thắng nhân cho Bồ tát đi đến Phật đạo giải thoát là điểm khác biệt giữa chúng sinh ở địa ngục và Bồ tát ở địa ngục.

Kế tiếp, Duy Ma nói kiếp sống ngạ quỷ là con đường dẫn đến Phật đạo. Ngạ quỷ là quỷ đói do lòng tham quá lớn. Bồ tát nhìn thấy chúng sinh hung dữ, gian tham, trộm cắp nhiều, nhưng cuộc sống càng nghèo thêm. Ngài mới khởi tâm đại bi tạo nên nhân ngạ quỷ để sinh vào thế giới ngạ quỷ. Nghĩa là Bồ tát nhập cuộc trong xã hội tối tăm đó, mang thân ngạ quỷ, nhưng tâm Bồ tát thánh thiện mới là Bồ tát thông đạt Phật đạo. Còn Bồ tát làm tất cả việc đúng đắn để thành người gương mẫu, theo Duy Ma, chưa phải là Bồ tát thông đạt Phật đạo.

Bồ tát ở ngạ quỷ cũng như Bồ tát ở địa ngục, vì đã tu vô lượng phước đức trên quả môn, nên hiện thân ngạ quỷ nhưng tâm đầy đủ phước đức trí tuệ. Các Ngài ảnh hưởng ngạ quỷ khác, giáo dưỡng chúng thành ngạ quỷ có tri thức, có đạo đức. Giáo sư Nomura giải thích rằng sự hiện hữu của Bồ tát ở ngạ quỷ theo nhãn quan của chúng ta ngày nay ví như người thánh thiện minh triết vào sống ở xứ lạc hậu để khai hóa, sử dụng khoa học kỹ thuật cải tiến đời sống người dân phát đạt, văn minh lên.

Ngoài ra, Duy Ma còn chỉ cho chúng ta thấy cách hành đạo của Bồ tát hiện thân ở thế giới súc sanh. Bồ tát tạo nghiệp ác để vào thế giới ngang bướng của súc sanh. Bấy giờ, Bồ tát cũng ngang tàng mà còn mạnh hơn, dữ hơn họ, mới hàng phục được họ, dìu dắt họ về Phật đạo.

Theo tôi, phi đạo của Bồ tát là không có con đường sẵn. Đạo là con đường có sẵn. Bồ tát thông đạt Phật đạo vận dụng trí tuệ, thấy việc cần phải làm. Ví dụ như Phật giáo Ấn Độ mặc y vấn, đi chân đất, ngủ gốc cây, ăn một bữa. Theo lý giải Đại thừa, đạo Phật sinh hoạt ở thời kỳ du mục cách đây hơn 2.500 năm, thì người tu ngủ hang đá, đi chân đất, nói chung, sống theo tập tục bấy giờ của xứ Ấn Độ, là việc bình thường.

Nhưng đến thời đại đô thị hóa, định canh định cư, đường sá đàng hoàng, hình thức Phật giáo Ấn đầu trần, chân đất, khất thực được truyền sang Trung Quốc. Hình thức này không được giữ y như vậy, mà trở thành chùa cao, Phật lớn, người tu có áo rộng, mão cao, đi hia. Các nhà truyền giáo đã khéo kết hợp sinh hoạt của Phật giáo với văn hóa bản xứ, tạo thành sức sống mãnh liệt cho Phật giáo Trung Quốc.

Khi Phật giáo truyền đến nước ta, Thiền sư Việt Nam mở đôi mắt trí tuệ kết hợp Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc với tình cảm, sinh hoạt của người Việt Nam. Từ đó, tạo thành Phật giáo Việt Nam dựng nước giữ nước, luôn luôn sống còn với dân tộc.

Phật giáo Nhật Bản thì lại khác hẳn. Sư không mặc y, trông bề ngoài họ giống người thường. Tuy nhiên, khác ở điểm các nhà sư là thành phần ưu tú của xã hội, thông minh, đức hạnh. Phật giáo quản trị 120 trường đại học, cung cấp cho xã hội giai tầng trí thức. Vì thế, tu sĩ Phật giáo khác người thường ở việc làm. Người đời vì lợi ích cá nhân, người tu vì lợi ích cho tất cả.

Có thể hiểu thông đạt Phật đạo là không theo lối mòn cũ. Phải vận dụng trí tuệ trong cuộc sống tu hành, giúp người an vui hạnh phúc, làm sáng danh Phật pháp. Không thông đạt Phật đạo, phạm sai lầm, tức cứ làm y hệt, giữ đúng khuôn mẫu, dù không còn thích hợp.

Tôi rất tâm đắc điều Duy Ma dạy rằng Bồ tát thông đạt Phật đạo là Bồ tát thường dạo chơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Chúng ta sợ nhất ba đường ác này. Nhưng tôi thấy rõ nhờ dạo chơi ba đường ác, trí khôn chúng ta mới lớn lên. Nghĩa là có giáp mặt với cuộc đời đầy tệ ác, mà không bị nó tác hại, chúng ta mới biết khôn. Trong môi trường khó giúp chúng ta phát sinh nhận thức đúng nhất, nhận thức có được từ việc tiếp xúc với hiện thực cuộc sống. Theo Duy Ma, vào đời tiếp xúc với tất cả thành phần, chúng ta nảy sinh được nhận thức, hiểu tất cả, làm được tất cả, mới được giải thoát.

Tôi được tiếp xúc nhiều tầng lớp người xấu. Nhờ vậy có cơ hội quan sát chúng sinh bên ngoài và chúng sinh bên trong tâm mình nói chuyện với nhau và chúng ta làm trọng tài nói chuyện với cả hai. Nhìn người tâm tánh xấu nhất, tôi phát hiện cái gì là chúng sinh dẫn đến quả khổ. Trực diện với chúng sinh để hiểu chúng sinh và hiểu thêm được chư pháp thường không tánh, hay tánh không cố định. Chúng ta có thể uốn nắn thay đổi được, dạy dỗ chúng sinh bên ngoài cho đến thay đổi diễn biến trong tâm chúng ta. Điều hòa pháp này, tôi gặp được người hộ đạo phát tâm mạnh nhất lại là người xấu ác nhất.

Duy Ma nói với Văn Thù rằng hành phi đạo của Bồ tát phải phát xuất từ tâm đại bi, không phải từ tham vọng cá nhân. Các Ngài không an trú Niết bàn và thật sự cũng không dính líu gì đến thế gian. Tuy nhiên, Bồ tát nhìn thấy chúng sinh đau khổ khởi lòng đại bi và đến với chúng sinh theo tinh thần bất vụ lợi, khác với chúng sinh đến chúng sinh bằng sự đổi chác. Bồ tát cho, không cần bồi hoàn, giúp người xong để vô quá khứ, tiếp tục làm lợi ích cho chúng sinh. Bồ tát không nhờ vả chúng sinh, không kêu gọi chúng sinh. Nhưng chúng sinh đến với Bồ tát để được sống an lành, tiếp nhận được trí tuệ tuyệt vời của Bồ tát, tiếp nhận tình thương bất vụ lợi của Bồ tát. Chẳng khác gì Phật ngồi yên trên chùa nở nụ cười nhẹ mà chúng sinh cứ tự động kéo đến quỳ lạy, tâm sự với Ngài.

Trên bước đường hành đạo tôi cảm nhận ý này một cách sâu sắc, thấy rõ người sa cơ thất thế mới thật tu. Họ chết đến nơi hay sắp bị tù tội mới chịu tụng kinh, nghĩ đến Phật. Rõ ràng ở ba đường ác mới có đạo, trên thiên thượng quá sung sướng không có đạo.

Từ trong ba đường ác hay hoàn cảnh khác thường, hành giả dễ bắt gặp trí tuyệt vời của Đức Phật. Không tiếp xúc với thành phần xấu trong xã hội, thì không hiểu gì về xã hội, làm sao làm Phật được. Phật thì hiểu rõ mọi việc của cuộc đời. Phật và Bồ tát đầy đủ phước đức, thông đạt Phật đạo. Giáo hóa của các Ngài so với việc làm của chúng ta trên nhân gian hoàn toàn cách xa.

Ví dụ như tiền thân của Phật Thích Ca có một lần cùng đi trên thương thuyền gặp tên cướp muốn giết các thương buôn để cướp của. Lúc ấy, Ngài hành Bồ tát đạo, có khả năng trừng trị tên cướp. Vì lòng đại bi, Ngài giết tên cướp để cứu đoàn thương thuyền. Ngài đã tình nguyện làm đối tượng cho mũi nhọn căm thù của tên cướp luôn hướng về Ngài, đeo đuổi từ kiếp này sang kiếp khác, để làm nhân giáo hóa anh ta.

Đến khi Ngài thành Phật Thích Ca, 500 thương buôn được Ngài cứu vẫn làm nghề buôn đứng đầu là Bạt Đà Ba La Bồ tát. Họ hướng dẫn thương thuyền từ Hy Lạp sang Ấn Độ, gặp Phật liền có thiện cảm. Vì vô lượng kiếp trước đã thọ ơn cứu độ của Ngài, nên nay hiện thân thương buôn mà thật là Bồ tát hết lòng với Phật sự. Riêng tên cướp nhờ tâm luôn dán sát với Đức Phật để trả thù, nhưng không thấy kẽ hở tội lỗi nào của Ngài, sau cùng anh ta nhập được bất nhị pháp môn và được sanh lên Thiên cung. Phát xuất từ tình thương có trí tuệ chỉ đạo, Đức Phật giết chết tên cướp biển để đưa hắn lên Thiên cung, không phải giết để Ngài và hắn cùng kẹt trong nhân quả ở địa ngục. Thiết nghĩ việc làm cần xét trên tâm lượng và kết quả để quy định thông đạt hay không thông đạt Phật đạo. Việc làm ác của Bồ tát phát

xuất từ gốc thiện, mới dẫn đến kết quả thiện. Chúng ta chưa thuần thiện mà làm ác, bảo đảm ta và người cùng nắm tay nhau vào địa ngục.

Trên cương vị Bồ tát, các Ngài sẵn sàng làm bất cứ việc gì, dù bị thiệt thòi, nhưng lợi ích cho người. Bồ tát mà không dám làm, vì còn sợ quả báo là Bồ tát cách Phật đạo xa. Cũng như chúng ta phải cân nhắc việc làm được, mới làm. Việc không làm được, chúng ta phải hẹn lại kiếp khác, thì chúng ta chỉ là Bồ tát sơ phát tâm.

Hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo, theo giáo sư Nomura, còn có nghĩa là trong ác có hạt nhân thiện và ngược lại trong thiện có nhân ác. Ông chứng minh rằng những người cực ác như vua A Xà Thế hay A Dục khi hối hận, phát tâm trở thành cực thiện. Và từ đó, họ thể hiện được thật nhiều việc làm tốt đẹp, lợi ích cho mọi người. Có thể nói trong việc làm ác, đã có mầm thiện sinh ra. Nếu không làm ác, họ không có điều kiện phát tâm Bồ đề. Trên con đường phẳng phiu, khó thấy được chân lý. Trên đường gồ ghề đẩy chúng ta vào tuyệt thể tuyệt mạng, khiến chúng ta dễ phát tâm. Đức Phật xác định Ngài cũng phát tâm từ vị trí A tỳ địa ngục là nghĩa này. Còn người làm thiện không mất lòng ai. Nhưng lỡ có người nào xúc phạm, thì họ nổi sân si thành cực giận, bỏ luôn việc thiện. Nghĩa là từ thiện biến thành ác. Do đó theo ông, không thể đặt vấn đề thiện ác phân minh. Trong ác có thiện và trong thiện có ác. Duy Ma hỏi Bồ tát Văn Thù muốn giải thoát phải thế nào. Văn Thù cho biết thân tứ đại ngũ uẩn là nhân tố giải thoát. Câu trả lời của Văn Thù cũng tương ưng với ý Duy Ma rằng ở trong ba đường ác mau thành Phật.

Ngũ uẩn là nhân tố Bồ đề hay ngũ uẩn là quả khổ thế gian. Chúng ta dễ nhận lầm hai việc này. Thông thường, người tu đều có quan niệm như Xá Lợi Phất cho ngũ uẩn là thân và thân này làm cho chúng ta khổ. Vì thế, người tu thường có ý thoát ly, vứt bỏ thân, để cảm thấy nhẹ trên bước đường tu. Tuy nhiên, chúng ta theo gót chân Văn Thù đến gặp Duy Ma sẽ thấy khác, thấy tứ đại ngũ uẩn là hạt giống Bồ đề. Bỏ nó, không có Bồ đề, ví như hạt giống gieo trong hư không.

Hạt giống Bồ đề nằm trong tứ đại ngũ uẩn, kinh Pháp Hoa gọi là hạt châu trong chéo áo. Có giáp mặt cuộc đời mới hiểu cuộc đời, có thân người mới biết khổ của thân. Đối với Bồ tát, thân tứ đại của mọi người bên ngoài giống nhau; nhưng xoáy sâu vào ngũ uẩn thân để biết được cái bên trong là tri thức hay trực giác do tỉnh giác. Trực giác của người tu biết được sự vật, khác với nhận thức của chúng sinh bằng phân biệt, suy nghĩ. Chúng sinh nhiều đời ở trong

Một phần của tài liệu Môn Kinh bộ Duy ma cật doc (Trang 31 - 36)