KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc thông qua hoạt động Đoàn (Trang 34 - 39)

Trong thời gian 7 tháng triển khai đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực hiện một số giải pháp để hình thành thói quen đọc sách cho các em học sinh.

1. Mục đích khảo nghiệm:

- Tình hình học sinh mượn sách nhiều hay ít. - Các em có thích xuống thư viện hay không. - Các em thường đọc sách khi nào?

2. Đối tƣợng khảo nghiệm: 200 học sinh khối 10, 11, 12 trường THPT Nguyễn Đức Mậu.

3. Thời gian khảo nghiệm: Từ tháng 09/2021 đến tháng 04/2022.

4. Nội dung khảo nghiệm:

Qua một thời gian đưa ra và áp dụng các giải pháp, bước đầu chúng tôi thấy số lượng các em xuống thư viện và văn phòng Đoàn tham gia đọc và mượn sách tăng lên. Số lượng học sinh đăng kí tham gia câu lạc bộ sách và hành động càng ngày càng nhiều. Các em quan tâm nhiều đến những cuốn sách mới có ở tủ sách thức thức, các em quan tâm đến những cuốn sách hay mà câu lạc bộ đã review.Từ đó có thể thấy các em đang dần tạo cho mình một thói quen đọc sách lành mạnh, có chiều rộng và có chiều sâu. Các em ý thức được việc góp một quyển sách để đọc ngàn cuốn sách, các em thấy được lợi ích hoạt động tập thể. Bên cạnh đó các em hạn chế được việc sử dụng mạng xã hội, sử dụng internet khi có thời gian rảnh rỗi. Kết quả cụ thể như sau:

a. Khảo nghiệm các em học sinh trƣờng THPT Nguyễn Đức Mậu về tình

hình mƣợn sách nhiều hay ít:

TT Mức độ

mƣợn sách

Trƣớc khi nghiên cứu Sau khi nghiên cứu Số lƣợng (phiếu) Số lƣợng (phiếu)

1 Thường xuyên 41 99

2 Thỉnh thoảng 133 88

3 Rất ít 22 11

4 Không bao giờ 4 2

Biểu đồ 11: Mức độ mượn sách của học sinh trước và sau khi nghiên cứu. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ các em không mượn sách, đọc sách đã có giảm đi, thay vào đó các em sẽ dành thời gian cho học tập, vui chơi giải trí lành mạnh bằng cách đọc sách. Số học sinh thường xuyên mượn tăng lên đáng kể. Một số học sinh từ việc không mượn cũng đã tiếp cận mượn sách và đọc sách, tìm hiểu tri thức thông qua sách.

Năm học 2020 – 2021 và các năm trước đó thỉnh thoảng mới có vài học sinh xuống thư viện sách, từ khi chúng tôi áp dụng các biện pháp thì tháng đầu tiên (tháng 11) đã có 254 lượt mượn. Đó là sự thay đổi đáng kể trong thói quen của các em. Đến thời điểm này số lượt mượn không giảm đi mà ngày càng tăng lên. Tuy nhiên so với số lượng học sinh toàn trường thì đây là con số chưa nhiều. Chúng tôi hi vọng rằng trong thời gian tới với những giải pháp khả thi mà chúng tôi đưa ra như vậy các em học sinh sẽ tạo cho mình thói quen đọc sách và lan tỏa thói quen đó đến những người xung quanh.

b. Kết quả khảo nghiệm về việc các em có thích xuống thƣ viện không:

TT Mục đích sử

dụng

Trƣớc khi nghiên cứu Sau khi nghiên cứu Số lƣợng (phiếu) Số lƣợng (phiếu)

1 Thường xuyên 8 49

2 Thỉnh thoảng 65 102

3 Rất ít 73 33

4 Không bao giờ 54 16

Bảng 2: Mức độ đến thư viện của bạn trước và sau nghiên cứu. 0 20 40 60 80 100 120 140 Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ

Trước nghiên cứu Sau Nghiên cứu

Biểu đồ 12: Mức độ đến thư viện của bạn.

Nhìn vào biểu đồ trên tôi thấy: Sau khi tiến hành các giải pháp, tuyên truyền cùng với những hoạt động của câu lạc bộ, sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân các em thì tỷ lệ các em xuống tủ sách để mượn sách ngày càng tăng lên, các em biết nhiều hơn đến câu lạc bộ, thư viện và đã tích cực xuống để mượn sách. Mục đích học sinh xuống thư viện không chỉ mượn các sách truyện về đọc để giết thời gian mà thay vào đó các em mượn sách kĩ năng, sách văn học, sách luật và sách tham khảo…để tìm kiếm các nội dung phục vụ học tập. Điều này cho văn hóa đọc đã và đang dần trở thành một thói quen hàng ngày của các em học sinh. Và điều đó cũng đồng nghĩa, mỗi chúng ta nếu biết sử dụng sách và vận dụng những kiến thức trong sách vào cuộc sống thì sẽ mang lại những ý nghĩa rất to lớn đối với các em. Đọc sách chưa hẳn đã thành công nhưng người thành công thì luôn có đam mê đọc sách. Vì thế việc định hướng, hình thành văn hóa đọc cho các em học sinh là việc làm cần thiết ở mỗi nhà trường.

c. Kết quả khảo nghiệm về việc các em thƣờng đọc sách khi nào:

TT Các em thƣờng đọc sách khi nào

Trƣớc khi nghiên

cứu Sau khi nghiên cứu

Số lƣợng (phiếu) Số lƣợng (phiếu) 1 Luôn đọc sách khi rảnh rỗi 66 105 0 20 40 60 80 100 120

Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ

Trước nghiên cứu Sau Nghiên cứu

2 Khi cảm thấy muốn đọc

thì đọc 117 87

3 Chỉ đọc sách khi cần

tham khảo 13 7

4 Không bao giờ đọc 4 1

Bảng 3: Khảo nghiệm trước và sau khi nghiên cứu về việc học sinh thường đọc sách khi nào.

Biểu đồ 13: Khảo nghiệm trước và sau khi nghiên cứu về việc học sinh thường đọc sách khi nào.

Như vậy nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy khi đưa ra giải pháp tạo điều kiện cho các bạn có môi trường đọc và học thì với sự cố gắng của chính bản thân các bạn, thay vào việc suốt ngày nghiện sử dụng đắm chìm trong thế giới ảo trên mạng xã hội, các bạn đã biết đặt ra cho mình một mục tiêu riêng để phấn đấu. Các bạn đã hiểu lợi ích của việc đọc sách, thay vì không bao giờ đọc sách hay chỉ đọc sách khi cần đến thì các bạn dần chuyển sang hướng đọc sách khi rảnh rỗi và khi muốn đọc. Theo hướng này các em học sinh đã thay đổi suy nghĩ, thay đổi dần thói quen để tạo ra cho mình một thói quen lành mạnh, hữu ích hơn.

d. Đánh giá về kết quả khảo nghiệm:

Theo kết quả của tất cả những mặt khảo nghiệm về thói quen đọc sách của học sinh THPT Nguyễn Đức Mậu thì tỷ lệ học sinh tạo thói quen đọc sách bước đầu đã có hướng tích cực so với kết quả lần khảo sát thực trạng. Chúng tôi hi vọng đây không chỉ là bước đầu hình thành thói quen đọc sách cho các em học sinh mà sẽ

0 20 40 60 80 100 120 140 Luôn đọc sách khi rảnh rỗi Khi cảm thấy muốn đọc thì đọc Chỉ đọc sách khi cần tham khảo

Không bao giờ đọc

Trước nghiên cứu Sau Nghiên cứu

đưa văn hóa đọc trong ngôi trường THPT Nguyễn Đức Mậu được lan rộng và bền vững.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các em học sinh đã hiểu hơn về lợi ích của việc đọc sách. Các em đã biết tạo cho mình thói quen đọc sách, xây dựng cho mình kĩ năng đọc sách khoa học, biết khai thác những lợi ích mà sách đem lại và vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống để giúp ích cho bản thân, cho bạn bè, cho xã hội. Đó cũng là minh chứng cho hiệu quả bước đầu sau khi chúng tôi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc thông qua hoạt động Đoàn (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)