Phương pháp dạy phần nghị luận xã hội

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO kết QUẢ môn NGỮ văn TRONG kì THI tốt NGHIỆP TRUNG học PHỔ THÔNG tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ (Trang 34 - 39)

III. Giải pháp nâng cao kết quả môn Ngữ văn Trường trung học phổ thông

2. Các giải pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ

2.2. Phương pháp dạy phần nghị luận xã hội

Nhằm giúp học sinh nắm được những phương pháp và kĩ năng cơ bản để làm tốt một đoạn văn nghị luận xã hội trong các kì thi. Thông qua quá trình rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội giúp học sinh nâng cao khả năng trình bày suy nghĩ của mình; cung cấp cho các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, sống tốt hơn, đẹp hơn, từng bước hoàn thiện nhân cách của mình. Theo phương án tổ chức kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của Bộ GD&ĐT năm 2021, câu nghị luận xã hội năm nay vẫn như năm ngoái: điểm số vẫn là 2 điểm, hình thức là một đoạn văn, dung lượng 200 chữ, vấn nghị luận lấy từ văn bản đọc - hiểu. Trải qua quá trình ôn thi, tôi xin mạnh dạn chia sẽ một số giải pháp ôn thi phần nghị luận xã hội để đạt điểm cao của tôi như sau:

2.2.1. Định hướng khi ôn tập

Để làm tốt câu Nghị luận xã hội trong bài thi THPT Quốc gia, học sinh cần chú ý một số định hướng sau:

- Trang bị cho mình phương pháp đọc, cách tìm hiểu, phân tích, đánh giá … - Nội dung và yêu cầu của câu nghị luận xã hội gắn với phần đọc - hiểu, dựa vào kết quả đọc hiểu. Tuy nhiên, đề thường chỉ lấy một ý trong phần đọc - hiểu thông qua một vài câu mang tính chất danh ngôn để yêu cầu người viết phát biểu, trình bày suy nghĩ của mình.

- Đề nghị luận xã hội thường là câu hỏi mở nên học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về dạng đề này.

- Người viết cần nắm chắc những yêu cầu đối với đoạn văn.

- Cần có một hệ thống dẫn chứng thích hợp. Đó là những dẫn chứng chính xác, khách quan, tiêu biểu, chọn lọc.

- Khi liên hệ thực tế, người viết cần có thái độ chân thành và nghiêm túc, tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, giả tạo…

- Câu Nghị luận xã hội thường yêu cầu học sinh ở ba mức độ tư duy. Tuy nhiên, do hạn chế về dung lượng, đoạn văn nên tập trung đưa ra ý kiến của người viết và phân tích, lí giải ý kiến đó bằng lí lẽ và dẫn chứng chọn lọc. Phần giải thích, phần bàn bạc mở rộng nên viết ngắn gọn.

2.2.2. Củng cố kiến và khắc sâu kiến thức lí thuyết về đoạn văn nghị luận xã hội

* Khái niệm: - Đoạn văn: + là tập hợp các câu văn được liên kết chặt chẽ về

cả hình thức và nội dung. Về nội dung, đoạn văn diễn đạt trọn vẹn một ý, một chủ đề nào đó. Về hình thức, đoạn văn là phần văn bản được mở đầu bằng câu viết lùi vào và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

+ Một đoạn văn có mô hình đầy đủ bao gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

+ Các câu trong đoạn được kết nối với nhau bằng nhiều phương tiện liên kết như: phép nối, phép lặp, phép thế…

+ Khi viết đoạn văn, cần đảm bảo yêu cầu diễn đạt mạch lạc. Chẳng những từ ngữ phải dùng chuẩn xác, câu đúng ngữ pháp mà cách trình bày cần đảm bảo tính lô gic. Có thể chọn các kiểu diễn đạt sau: Diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng - phân - hợp.

- Đoạn văn nghị luận xã hội: là đoạn văn trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn đề xã hội.

* Các bước viết đoạn văn nghị luận gồm:

- Xác định chủ đề: căn cứ yêu cầu của đề bài, xác định rõ chủ đề cần bàn

luận của đoạn văn là gì? Chủ đề cần được giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn ở phần mở đoạn (viết bằng 1-2 câu văn phải nêu được chủ đề của đoạn gồm vấn đề cần nghị luận và quan điểm của người viết: đồng tình, phản đối hay có ý kiến riêng nào đó).

- Triển khai ý: chính là triển khai câu chủ đề trong đoạn văn. Nên đặt các câu hỏi: nghĩa là gì? (dùng thao tác giải thích nếu vấn đề dưới dạng một câu nói; có thể dùng các câu nói, danh ngôn có nội dung tương tự để giải thích) biểu hiện cụ thể của vấn đề qua hiện tượng đời sống, như thế nào? (nêu dẫn chứng thực tế cuộc sống) mặt đúng? mặt sai? mặt đáng biểu dương/ phê phán, lí do? Đánh giá gì về hiện tượng/ tư tưởng đó? Đồng tình ở mặt nào? Vì sao? Phản đối ở khía cạnh nào? Vì sao? Quan điểm cá nhân là gì? Bài học thấm thía nhất từ vấn đề nghị luận là gì? Khi đã xác định được chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng kiến thức đọc hiểu có liên quan, kĩ năng làm các dạng nghị luận xã hội để triển khai thành các ý cụ thể, chi tiết. Các ý cần được tổ chức, trình bày một cách chặt chẽ, khoa học, có trọng tâm; tránh lan man, xa chủ đề.

- Lựa chọn cách diễn đạt: Đề bài không có yêu cầu bắt buộc về kiểu diễn

đạt, nhưng vẫn nên chọn kiểu đoạn văn diễn dịch hoặc tổng - phân - hợp cho dễ triển khai ý.

* Các dạng đoạn nghị luận xã hội trong đề thi gồm:

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Nghị luận về một hiện tượng, đời sống.

Tuy nhiên, trong thực tế, có những đề văn nghị luận không hẳn thuộc về một kiểu nào. Một tư tưởng, đạo lí bất kì nào đó bao giờ cũng được thể hiện soi chiếu sinh động trong thực tiễn đời sống. Ngược lại, bản thân một hiện tượng đời sống đã chứa đựng một vấn đề nào đó của tư tưởng, đạo lí. Vì thế, một bài văn nghị luận xã hội chỉ có sức thuyết phục khi gắn với thực tiễn sinh động của đời sống. Mặt khác, biết suy nghiệm, khái quát những vấn đề tư tưởng, đạo lí hiện tượng đời sống sẽ giúp đoạn văn sâu sắc hơn.

2.2.3. Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội

a. Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách… của con người.

- Dạng đề này thường lấy một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó trong văn bản đọc - hiểu để yêu cầu người viết bàn luận.

* Cách làm bài:

- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận, tóm tắt được sự việc

hoặc trích dẫn được ý kiến nhận định…

- Thân đoạn:

Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của nhận định, câu danh ngôn …để xác định rõ vấn đề cần nghị luận.

Bày tỏ ý kiến: Đưa ra đánh giá về vấn đề (Đúng hay sai?), luận giải bằng lí lẽ và dẫn chứng (Vì sao?)

Bàn mở rộng: Nhận định/ câu danh ngôn khuyên con người điều gì? Phê phán điều gì? Cần phải hiểu rộng ra như thế nào (nếu có)? Nêu bài học nhận thức và hành động.

- Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận hoặc nêu trải nghiệm của

bản thân.

Ví dụ:Đọc đoạn trích:

Nếu bạn không phải là một cái cây, lý gì bạn phải ở yên một chỗ?

Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lý do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn. Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái

cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm. Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hàng ngày… Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ và thú vị.

(Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu - Phi Tuyết, đăng trên Facebook của tổ chức cộng đồng Volunteer For Educaition, 07/01/2015)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

Gợi ý làm bài:

* Mở đoạn:Nêu vấn đề cần nghị luận: vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

* Thân đoạn

- Giải thích:Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm.

- Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai đặc biệt quan trọng đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ, vì:

+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp người trẻ mau

chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp tuổi trẻ gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời.

+ Trải nghiệm giúp tuổi trẻ khám phá chính mình để có lựa chọn đường đời

đúng đắn.

+ Trải nghiệm giúp người trẻ dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách

vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của tuổi trẻ sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích…

+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh. - Bàn mở rộng:

+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.

- Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kĩ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Cá biệt, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

- Nêu bài học nhận thức và hành động:

Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.

b. Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bản về các hiện tượng, vấn đề xảy ra trong đời sống.

- Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự, được mọi người quan tâm trong văn bản đọc - hiểu để yêu cầu người viết bàn luận.

* Cách làm:

- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn hiện tượng đời sống cần nghị luận - Thân đoạn

+ Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận.

+ Đánh giá thực trạng của hiện tượng (hiện tượng diễn ra thế nào trong đời sống)

+ Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng (dẫn chứng)

+ Phân tích tác dụng hoặc tác hại của hiện tượng (tốt - xấu, lợi - hại như thế nào?)

+ Đề xuất những giải pháp khắc phục hiện tượng hoặc nhân rộng hiện tượng

- Kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân

c. Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ một văn bản văn học

Dạng đề này là từ một tác phẩm văn học (ở phần đọc - hiểu), yêu cầu bàn một vấn đề mang ý nghĩa xã hội nào đó gợi lên từ tác phẩm ấy.

* Cách làm bài:

- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về văn bản, nêu vấn đề xã hội rút ra từ

văn bản.

- Thân đoạn

+ Phân tích sơ qua ý nghĩa các hình ảnh, ngôn từ then chốt (đối với văn bản thơ); tóm tắt cốt truyện (đối với văn bản truyện) để rút ra vấn đề cần nghị luận

+ Tiến hành nghị luận về vấn đề theo một trong hai dạng trên.

d. Hướng dẫn học sinh tìm dẫn chứng cho đoạn văn/bài văn nghị luận xã hội

Để chứng minh một cách thuyết phục cho các luận điểm của một bài văn nghị luận xã hội, người viết phải sử dụng dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về những người thật, việc thật. Đây là một công việc khá khó khăn đối với học sinh.

Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, con số chính xác về một sự việc nào đó.

Sau một thời gian tích lũy cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa nhất cho một số dẫn chứng tiêu biểu.

Sau khi hướng dẫn học sinh sưu tầm các dẫn chứng, tôi nhận thấy các em làm bài tốt hơn. Bài viết lập luận chặt chẽ, xác thực với những dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống đời thường. Những tấm gương giúp các em hoàn thiện mình hơn, những số liệu làm các em phải suy nghĩ và biết đưa ra hành động tích cực, để tạo nên sức hút cho bài làm.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO kết QUẢ môn NGỮ văn TRONG kì THI tốt NGHIỆP TRUNG học PHỔ THÔNG tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)