1. Tính mới
Đề tài đã dạy học một số chủ đề môn Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM và ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến hiệu quả, mới mẻ mà chưa có trong sách giáo khoa Sinh học 10 hay tài liệu tham khảo dùng cho bộ môn Sinh học 10 đề cập và trình bày.
Trên cơ sở dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM nhằm hình thành và phát triển các năng lực toàn diện, vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn lao động sản xuất tại địa phương, tôi đã tổ chức dạy học chủ đề là Chủ đề: “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” từ đó, hình thành kỹ năng sống, rèn luyện và nâng cao các năng lực (nhất là năng lực giải quyết vấn đề và năng lực nghiên cứu khoa học) và phát triển các phẩm chất cần thiết hiện nay.
Dạy học một số chủ đề môn Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM và ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến, là yêu cầu tất yếu của giáo dục trong giai đoạn Công nghiệp lần thứ 4.
2. Tính khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương (Khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tập trung đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức và phù hợp với chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được triển khai trên cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, có tính cụ thể, rõ ràng, chính xác, khách quan cao.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được trình bày, giải quyết vấn đề một cách rõ ràng và mạch lạc. Mọi vấn đề đều được lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có tính thuyết phục cao.
3. Tính ứng dụng thực tiễn
3.1. Về mặt nội dung áp dụng thực tiễn
Một vấn đề thực tế dạy học hiện nay nói chung và đối với môn Công nghệ 10 nói riêng, đa số vẫn còn áp dụng phương pháp truyền thống; Học sinh ghi nhớ máy móc, nhàm chán, thiếu sáng tạo trong khi học. Thêm vào đó, chương trình SGK còn nặng về cung cấp kiến thức, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh… Do đó giải pháp cấp thiết hiện nay là thực hiện dạy học chủ đề, tích hợp liên môn, tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch giảng dạy và ứng dụng CNTT vào dạy và học tại các trường.
Việc dạy học một số chủ đề môn Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM và ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến
42
làm cho học sinh hứng thú học tập, say mê nghiên cứu tăng lên. Từ đó, giúp học sinh có suy nghĩ tích cực, vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ nâng cao trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
Qua dạy học một số chủ đề môn Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM giúp các em học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình thể hiện việc khi học sinh tham gia giải quyết các dự án học tập, các em sẽ tự mình tìm hiểu các kiến thức liên quan, vận dụng vào giải quyết các yêu cầu được giao. Từ đó, hình thành các kỹ năng, năng lực cần thiết, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Việc dạy học một số chủ đề môn Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM và ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức mình dạy mà còn không ngừng nâng cao năng lực CNTT, cung cấp được nhiều khóa học với nhiều mức độ khác nhau của học sinh. Dễ dàng trao đổi, hướng dẫn các em thực hiện dự án học tập, vấn đề đặt ra trong môn học và thực tiễn cuộc sống một cách nhanh và hiệu quả.
3.2. Về mặt phạm vi ứng dụng thực tiễn
Đề tài đã được triển khai, kiểm nghiệm trong năm học 2020-2021 và 2021- 2022 cho học sinh lớp 10 tại trường THPT THPT Đô Lương 1, THPT THPT Đô Lương 2, THPT THPT Đô Lương 3, THPT THPT Đô Lương 4, THPT Anh Sơn 2. Cụ thể:
- Đồng chí Phạm Thị Hoài Thanh áp dụng với HS lớp 10T1 Trường THPT Đô Lương 1
-Đồng chí Nguyễn Minh Hà áp dụng với HS lớp 10C1 Trường THPT Đô Lương 2
-Đồng chí Nguyễn Thị Hợi áp dụng với HS lớp 10A1 Trường THPT Đô Lương 4 -Đồng chí Phạm Thị Kim Nhâm áp dụng với HS lớp 10A1 trường THPT Anh Sơn
2
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả các nhà trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng cũng như có thể áp dụng trên phạm vi cả nước nói chung đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời đại hiện nay và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
3.3. Về mặt đối tượng áp dụng thực tiễn
3.3.1. Học sinh
Sáng kiến này áp dụng được cho mọi đối tượng học sinh có học lực: Trung bình, khá, giỏi,… ; cho các học sinh các trường THPT.
3.3.2. Giáo viên
Giáo viên thuộc bộ môn Sinh học 10 hoặc ngoài bộ môn Sinh học 10 đều có thể áp dụng, tham khảo toàn bộ những giải pháp của đề tài này để giảng dạy trực tiếp trên lớp, tin rằng khi vận dụng đề tài này vào quá trình giảng dạy, quá trình thiết kế giáo án,… Sẽ có nhiều GV các môn khác thấy được ưu thế của nó trong việc dạy
43
học một số chủ đề theo định hướng phát triển năng lực tiếp cận với giáo dục STEM và ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến. Từ đó sẽ tiếp tục có những phát hiện mới bổ sung để làm cho bản sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện hơn, hoặc sẽ mang đến một ý tưởng mới, một sáng kiến mới về giáo dục STEM, về ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến trong các môn học khác trong trường THPT.
3.3.3. Sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu khoa học
Có thể sử dụng đề tài này làm tài liệu tham khảo để học tập, nghiên cứu những vấn đề sau: dạy học một số chủ đề môn Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM phù hợp với từng vùng miền khác nhau; tổ chức dạy học chủ đề trong bộ môn, trong trường học theo giáo dục STEM; Dạy học chủ đề vận dụng các PPDH-KTDH tích cực hiện nay; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến,…
4. Tính hiệu quả
Dạy học một số chủ đề môn Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực
tiếp cận với giáo dục STEM và ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến, tôi nhận thấy
rõ hiệu quả của việc áp dụng đề tài. Cụ thể như sau:
4.1. Đối với hoạt động giáo dục
4.1.1.Về phía học sinh
Thứ nhất, khi tiến hành dạy học một số chủ đề môn Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM đã giúp học sinh hình thành, rèn luyện và phát triển các năng lực cần thiết. Biết vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn, biết định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân phù hợp với tình hình lao động-sản xuất tại địa phương. Học sinh hứng thú và yêu thích môn Sinh học 10 hơn.
Thứ hai, qua dạy học một số chủ đề, giáo viên là người định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập, phát triển năng lực và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Học sinh là người tham gia các hoạt động cần tiến hành để giải quyết vấn đề, lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích để thực hiện các nhiệm vụ học tập trong mỗi dự án đồng thời rèn luyện và phát triển các năng lực, cụ thể:
Phát triển năng lực tự học, tính sáng tạo: Qua thực hiện dự án học sinh xây dựng được những ý tưởng hay thể hiện rất rõ trên sản phẩm của các nhóm. Qua quá trình thực hiện các em có thêm các kiến thức, kỹ năng để vận dụng vào việc học tập, chọn nghề. Học sinh đã tìm kiếm và khai thác thông tin từ sách giáo khoa, mạng Internet,… chọn lọc và xử lý thông tin. Biến kiến thức đó thành kiến thức của mình và vận dụng kiến thức đó để hoàn thành dự án học tập, phát huy được năng lực sáng tạo thể hiện qua các sản phẩm các em tạo ra như: thiết kế bản đồ tư duy về dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, Tìm hiểu về hô hấp và lên men, thực hành muối dưa, cà, làm sữa chua, ử thức ăn chăn nuôi ...từ đó giúp các em có hứng thú học tập, say mê trong nghiên cứu khoa học không chỉ trong học tập mà còn thể hiện rất rõ trong cuộc sống.
44 Phát triển năng lực hợp tác: thể hiện rất rõ trong làm việc nhóm, các nhóm đã Phát triển năng lực hợp tác: thể hiện rất rõ trong làm việc nhóm, các nhóm đã phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân trong nhóm. Có sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp với nhau để dự án tiến hành đúng kế hoạch. Đồng thời các nhóm còn học hỏi lẫn nhau trong quá trình thực hiện dự án. Có sự thi đua giữa các nhóm tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực.
Phát triển năng lực Công nghệ thông tin: Giúp các em sử dụng thành thạo và ứng dụng CNTT như soạn Powerpiont, quay vieo, chụp ảnh, sử dụng thành thạo một số phần mềm như Zalo, Messenger, LMS …
Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nhìn chung học sinh sử dụng ngôn ngữ để trình bày báo cáo các dự án học tập một cách hợp lý và logic, mạch lạc. Có những phản biện, những câu trả lời hợp lý cho các nhóm còn lại. Nhìn chung, khả năng thuyết trình, khả năng giao tiếp của các em nâng lên rõ rệt. Qua đó các em mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống.
Phát triển năng lực đánh giá: Qua quá trình theo dõi báo các dự án học tập học sinh đã phát triển năng lực tự đánh giá qua dự án học tập của nhóm mình, đánh giá lẫn nhau qua dự án học tập của nhóm khác một cách khách quan và chính xác. Đã có sự đổi mới trong kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của học sinh theo đúng định hướng đổi mới đồng bộ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực người học của Bộ giáo dục.
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học: Qua hai chủ đề dạy học, học sinh đã bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học với các dự án STEM như làm muối dưa cà, làm sữa chua, ủ thức ăn chăn nuôi,... Học sinh đã tỏ ra hứng thú với việc tìm kiếm tri thức, thử nghiệm và tìm ra giải pháp tối ưu.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Qua dạy học một số chủ đề môn Công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM và ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến đã giúp học sinh phát triển các kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thể hiện sự tự tin,… trang bị cho học sinh kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực và giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức đáp ứng được yêu cầu của người lao động trong thời đai hiện nay.
Ngoài ra học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, hoặc tư vấn, giúp đỡ gia đình, tuyên truyền trong quá trình lao động,
45
sản xuất. Và hơn cả là giúp các em định hướng được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.
4.1.2. Đối với giáo viên
Thứ nhất, tôi đã góp phần tích cực vào dạy học một số chủ đề trong chương trình
Sinh học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM cho học sinh các trường THPT. Trong quá trình dạy học đã sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực hiện nay đồng thời kết hợp với giáo dục STEM giúp người học phát triển năng lực cần thiết.
Thứ hai, phần nào tôi gạt bỏ được những băn khoăn, trăn trở làm sao để phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Giúp học sinh "hứng thú-yêu thích" môn Sinh học lớp .
Thứ ba, trong quá trình dạy học một số chủ đề môn Sinh học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM và ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến bản thân tôi cũng tìm được hứng thú trong quá trình dạy, và từ đó kết quả dạy và học cũng khả quan hơn.
4.2. Đối với đồng nghiệp
Một là, dạy học theo cách này đã góp phần tạo được mối quan hệ, đoàn kết đồng
nghiệp. Chẳng hạn: khi tổ chức dạy học một số chủ đề môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM tôi đã thường xuyên trao đổi để tiếp thu một số kiến thức, kinh nghiệm của giáo viên trong trường mình. Và điều quan trọng là tôi tìm thấy được sự cởi mở, hứng thú của các đồng nghiệp mỗi khi chúng tôi nhắc đến dạy học chủ đề, phát triển năng lực, giáo dục STEM,... Điều này thật tốt cho việc xây dựng một môi trường giáo dục đoàn kết, thân thiện, vững mạnh.
Hai là, cũng từ đó, tôi nhận thấy đề tài của mình đã tạo điều kiện cho các đồng
nghiệp trong tổ, trong trường tiếp thu, áp dụng vào dạy học và có những sáng tạo hơn nữa để góp phần nâng cao hiệu quả khi dạy học chủ đề có kết hợp với giáo dục STEM trong các bộ môn, trong trường học.
Ba là, sáng kiến này có thể trực tiếp làm giáo án để các giáo viên bộ môn Sinh
học 10 sử dụng khi dạy chủ đề Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. Hoặc dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên bộ môn Sinh học nói riêng và các bộ môn khác sử dụng khi thiết kế giáo án dạy học. Hơn nữa, nó còn là tài liệu tham khảo tin cậy cho sinh viên, giảng viên, các nhà khoa học vận dụng trong nghiên cứu phương pháp dạy học ở trường THPT.
Bốn là, việc ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến vào môn Sinh học là cơ sở cho
các đồng nghiệp vận dụng vào quá trình dạy học bộ môn. Nâng cao năng lực sử dụng CNTT.
4.3. Đối với nhà trường
46
Thành công của mỗi giáo viên trong mỗi tiết dạy chính là thành công của nhà trường trên chặng đường đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Từ kết quả thu được sau khi áp dụng đề tài, tôi thấy đó là một thành công dù đang còn ở mức khiêm tốn song, nó đã khẳng định được hiệu quả khi dạy học theo định hướng phát