Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI dạy học TRỰC TUYẾN đọc HIỂU văn bản NGƢỜI lái đò SÔNG đà (NGUYỄN TUÂN) ở TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRƢỜNG tộ HƢNG NGUYÊN (Trang 25 - 35)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

3. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi dạy trực tuyến đọc

3.2.Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

Có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực hiện nay được áp dụng trong dạy học môn Ngữ văn như: phương pháp thảo luận nhóm, dạy học theo dự án, nghiên cứu tình huống, đóng vai; các kĩ thuật như công đoạn, khăn trải bàn, KWL, bản đồ tư duy, trình bày một vấn đề, động não… Căn cứ vào đặc trưng bộ môn, dung lượng kiến thức bài học và hoàn cảnh dạy học trực tuyến, tôi đã chọn một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sau đây để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiến trình dạy học.

*Phần Khởi động bài học: Sử dụng phương pháp trò chơi

- Bản chất của phương pháp trò chơi là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài...

- Áp dụng phương pháp trò chơi trong bài Người lái đò sông Đà: tôi đã sử dụng trò chơi Vòng quay may mắn ở Phần khởi động bài học để giới thiệu vào

bài mới:

Bước 1: Tôi phổ biến trò chơi:

+ Luật chơi như sau: Tổ chức lớp thành 2 đội thi: Đà giang và Hương giang. Mỗi đội sẽ cử thành viên của mình tham gia vòng quay, mỗi lần quay sẽ chọn câu hỏi. nếu trả lời đúng số điểm đã quay sẽ được tính cho đội của mình. Nếu không có câu trả lời hoặc trả lời sai, cơ hội sẽ dành cho đội bạn. Kết thúc cuộc chơi, đội nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.

+ Trò chơi gồm 8 câu hỏi xoay quanh những hiểu biết về những dòng sông: 1. Dòng sông góp phần rất lớn vào việc hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại với những kim tự tháp kì vĩ?

2. Dòng sông được coi là dài nhất trên thế giới? 3. Những hình ảnh sau đây gợi cho em điều gì?

4. Tìm từ tiếng Việt cho từ tiếng Anh: Red river?

5. Là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Vân Nam Trung Quốc, qua các nước Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam?

6. Nhìn hình đoán chữ: Hình ảnh sau gợi cho em đến câu thơ nào đã học?

7. Tìm từ điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây/

Sông… hết nước đó đây mới hết tình?

8. Nghe đoạn nhạc nhắc đến từ nào sau đây (con sông Đà, Đà giang, dòng sông Đà, sông Đà)?

Bước 2: Học sinh thực hiện trò chơi:

+ Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi. + Thực hiện trò chơi

Bước 3: GV tổng kết, đánh giá.

Từ việc tìm hiểu các dòng sông nổi tiếng trong nước và thế giới, tôi dẫn dắt vào bài mới.

- Kết quả đạt được:

+ Hầu hết học sinh hứng thú, sôi nổi tham gia trò chơi.

+ Cách vận dụng đó, vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi, đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. Bên cạnh đó, tạo được sự mong muốn, chờ đợi, khao khát, cuốn hút… vào bài giảng.

Hình ảnh lớp 12B3 tham gia trò chơi Hình ảnh lớp 12A2 tham gia trò chơi

* Phần Hình thành kiến thức bài học: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của học sinh. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do trình bày quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn.

- Cụ thể: Khi đọc hiểu văn bản Người lái đò sông Đà, tôi tổ chức cho học

sinh thảo luận nhóm khi phân tích hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm để thấy được ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn. Sở dĩ tôi chọn phương pháp thảo luận nhóm ở đây bởi những lí do sau:

+ Thứ nhất, dạy học trực tuyến trên phần mềm Zoom đã có sẵn tính năng chia nhóm thảo luận Breakout Rooms. Rất thuận tiện khi tôi sử dụng nó phục vụ cho mục đích dạy học của mình.

+ Thứ hai: Trong bài Người lái đò Sông Đà, kiến thức rất phong phú, không chỉ có hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò mà còn có cái tôi trữ tình của nhà văn, mỗi nội dung đều có khối lượng kiến thức không nhỏ, nhiều vấn đề cần có sự tham gia thảo luận của học sinh, trong khi thời gian (3 tiết) thì có hạn, nếu chỉ thuyết trình một chiều thì tiết học rất nặng nề và nhàm chán, học sinh sẽ không thể tiếp thu được khối lượng kiến thức ấy một cách hiệu quả. Tôi chia nhóm thảo luận khi tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật sẽ kích thích được các học sinh tham gia tích cực vào việc khám phá kiến thức bài học. Khuyến khích các tìm tòi cá nhân, các hướng tư duy và lập luận theo góc độ khác nhau trong việc tự kiến tạo kiến thức cho mình của mỗi học sinh.

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Phân tích ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân khi miêu tả Sông Đà

hung bạo ở các phương diện: Đá ở bờ sông, các hút nước, ghềnh sông?

Nhóm 2: Phân tích ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân khi miêu tả Sông Đà

hung bạo ở các phương diện: Đá và thác nước sông Đà?

Nhóm 3: Phân tích ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân khi miêu tả vẻ đẹp trữ

tình của sông Đà?

Nhóm 4: Phân tích ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân khi miêu tả cuộc chiến

trên sông Đà của người lái đò?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm sẽ thảo luận trong phòng thảo luận Breakout Rooms, sau đó đại diện các nhóm sẽ trình bày sản phẩm của nhóm mình.

Bước 3: Trình bày kết quả:

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các thành viên của nhóm có thể bổ sung thêm.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hỏi thêm…

+ Giáo viên đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt (kết luận)…

- Kết quả đạt được:

+ Đây là một kỹ thuật dạy học thú vị, HS vừa đề xuất ý kiến cá nhân vừa điều chỉnh được ý kiến, vừa phát huy trách nhiệm cá nhân vừa phát huy tính cộng tác. Học sinh hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập: tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân bằng phương pháp tự học và khám phá thêm những kiến thức liên quan từ thực tiễn.

+ HS hứng thú vì bản thân các em được thể hiện mình, rèn được kĩ năng hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống, kích thích lòng ham mê học tập của học sinh.

* Phần Tổng kết bài học: Vận dụng kĩ thuật bản đồ tư duy

- Bản đồ tư duy (còn được gọi là sơ đồ tư duy mindmap) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Là một phương pháp ghi chép giúp tận dụng được khả năng ghi nhớ của trí não, giúp người tư duy nắm bắt được vấn đề, nội dung và liên kết được những đối tượng đơn lẻ lại với nhau. Đây có thể coi là một trong những cách trình bày ý tưởng, nhưng được người tư duy vận dụng sáng tạo và làm độc đáo lên những thông tin giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn. Bản đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.

Bản đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như: Tóm

tắt nội dung, ôn tập một chủ đề; Trình bày tổng quan một chủ đề; Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng; Thu thập, sắp xếp các ý tưởng; Ghi chép khi nghe bài giảng.

Cách thức tiến hành dạy học bằng bản đồ tư duy:

1) Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính.

2) Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu.

3) Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.

4) Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.

Ưu điểm của kỹ thuật dạy học này: Tăng hứng thú cho học sinh vì các hướng tư duy để mở ngay từ đầu, các em lên ý tưởng và sắp xếp ý theo ý tưởng của mình. KTDH này thường gắn liền những hình ảnh sáng tạo, độc đáo của lứa tuổi các em nên tạo sự kích thích, hưng phấn trước bài học. Sử dụng kỹ thuật bản đồ tư

duy tạo tính trực quan sinh động phù hợp với tư duy học sinh từ trực quan, cụ thể

đến khái quát.

- Sau khi học xong bài Người lái đò sông Đà, ở phần Tổng kết, tôi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bài học bằng hai cách:

Cách 1: Tôi áp dụng với các lớp 12A2, 12B4, tôi yêu cầu mỗi cá nhân tự vẽ

sơ đồ tư duy theo trí nhớ của bản thân. Sản phẩm được gửi lên Padlet của lớp.

Cách 2: Tôi áp dụng ở lớp 12B3, yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm và sử dụng phần mềm XMind. Tôi gửi cho các nhóm mẫu sơ đồ mà các nhóm sẽ thực hiện:

+ Nhóm 3: + Nhóm 4:

- Kết quả đạt được:

+ Đây là kỹ thuật dạy học tăng hứng thú cho HS rất hiệu quả. Vì mọi học sinh có thể làm việc, thể hiện vai trò của mình đối với sản phẩm: ý tưởng, màu sắc, hình ảnh, trình bày. Tùy vào khả năng tưởng tượng và năng lực riêng HS đều hoàn thành lược đồ theo mức độ khác nhau nên không có HS bị “bỏ quên”.

+ Giáo viên có thể đánh giá HS đồng thời hình thành kỹ năng cho các em áp dụng vào nhiều bài/môn học khác nhau. Sau khi tổ chức tại lớp một phần/mục, tôi đã yêu cầu HS hệ thống lại toàn bài bằng bản đồ tư duy. Đa số các em rất hứng thú, tích cực nạp bài tập, khác hẳn kiểu ra bài truyền thống yêu cầu học sinh học thuộc bài học.

+ Mỗi cách có ưu điểm riêng khi thực hiện:

Cách 1: Học sinh hứng thú vì được học thông qua sản phẩm trực quan do

chính các em thể hiện chứ không phải bị áp đặt theo ý tưởng của GV. Rất nhiều sản phẩm có sự sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn.

Sơ đồ tư duy - Học sinh Nguyễn Minh Ánh, lớp 12A2

Cách 2: Các em được hình thành năng lực số khi sử dụng phần mềm Xmind

để vẽ sơ đồ tư duy. Ngay trên sản phẩm của các em, giáo viên có thể chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của bài.

Sơ đồ tư duy của lớp 12B3

* Phần Luyện tập bài học: vận dụng phương pháp “đóng vai”

những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một vai giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện mà các em quan sát được từ vai của mình.

- Áp dụng cụ thể: Nếu ở các tác phẩm là truyện ngắn và kịch, việc đóng vai của học sinh sẽ là sân khấu hoá một đoạn văn bản nào đó. Còn trong bài Người lái

đò sông Đà, là thể tuỳ bút, đối tượng phản ánh là sự vật, hiện tượng có trong thực

tế, tôi chọn tình huống để các em vào vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu vẻ đẹp của sông Đà với du khách. Tôi thấy đây là phương pháp phù hợp dùng trong phần

Luyện tập sau khi tìm hiểu xong hình tượng sông Đà. Bởi vì sông Đà vốn dĩ rất có

tiềm năng về kinh tế. Từ trước đến nay, tiềm năng thuỷ điện đã được khai thác hiệu quả. Giờ đây khi nghành du lịch phát triển mạnh thì vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của sông Đà cũng là một tiềm năng. Cho học sinh vào vai hướng dẫn viên du lịch là một cách gắn văn học với thực tiễn cuộc sống, để học sinh hiểu rằng văn học rất gần, rất cần cho cuộc đời. Từ việc thấy được ý nghĩa thiết thực ấy, học sinh sẽ có hứng thú, hơn thế sẽ là đam mê đối với không chỉ bài học cụ thể này mà còn là với bộ môn Văn.

- Kết quả đạt được:

+ Học sinh rất hứng thú với phần đóng vai này. Các em được trải nghiệm sáng tạo với tình huống trong thực tiễn đời sống. Từ đó có thể phát hiện tài năng cũng như bồi đắp ước mơ nghề nghiệp tương lai cho học sinh.

+ Hình thành cho các em kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc. Tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của học sinh. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực... Đặc biệt, khi tôi động viên, khích lệ một số học sinh nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn từ ít thực hiện tình huống cũng đã khắc phục được hạn chế của bản thân, tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp.

* Phần kiểm tra, đánh giá: Vận dụng phương pháp “viết tích cực”

- Viết tích cực là kỹ thuật dạy học GV dành thời gian cho HS viết ra giấy câu trả lời tự do cho vấn đề GV đặt ra hoặc yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định. Kỹ thuật này GV có thể áp dụng khi đang tổ chức dạy học một nội dung trong bài hoặc có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để phản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của HS và những chỗ các em còn hiểu sai.

Cách thực hiện kỹ thuật Viết tích cực:

+ Bước 1: GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời.

Hoặc GV yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng 2-3 phút.

+ Bước 2: GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết

trước lớp.

+ Bước 3: GV cho lớp nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm.

- Áp dụng cụ thể: Bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, theo kế

hoạch giáo dục bộ môn của tổ/ nhóm có dung lượng 3 tiết, Tôi dành khoảng 5-10 phút ở cuối tiết 2 của bài yêu cầu học sinh viết tích cực, dành thêm 3-5 phút để học sinh chia sẻ Những điều học được, Những điều thích thú, những điều còn băn khoăn, những điều sẽ làm sau tiết học… Học sinh có thể trình bày dạng gạch đầu

dòng hoặc viết đoạn văn, trình bày những gì các em nhận được.

Sau khi vận dụng kỹ thuật này chúng tôi nhận được sự hợp tác và thích thú của HS. Có em cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà, có em thích thú với dáng vẻ kiều diễm như thiếu nữ Tây Bắc của sông Đà trữ tình, có em lại tâm đắc với cái tôi độc đáo của nhà văn, có em đưa ra được những bài học bổ ích…

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI dạy học TRỰC TUYẾN đọc HIỂU văn bản NGƢỜI lái đò SÔNG đà (NGUYỄN TUÂN) ở TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRƢỜNG tộ HƢNG NGUYÊN (Trang 25 - 35)