Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỂM tổ CHỨC QUẢN lí và ĐỘNG VIÊN học SINH học TRỰC TUYẾN có HIỆU QUẢ TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 ở TRƯỜNG THPT NGHI lộc 4 (Trang 31 - 32)

Phần II NỘI DUNG

5. Bài học kinh nghiệm

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh điều quan trọng nhất là tạo lập được tinh thần học tập ổn định và hứng thú học bài tại nhà cho học sinh. Đồng thời, giữ vững được sự tin tưởng và nhiệt tình phối hợp từ phía cha mẹ học sinh.

Do hạn chế lớn nhất của công cụ online là giáo viên không thể quản lý, đốc thúc trực tiếp học sinh tham gia các hoạt động học tập như ở trên lớp. Nên giáo viên cần tập trung vào việc tạo động lực học tập chủ động cho học sinh. Một số phương pháp tạo động lực học tập online có thể áp dụng là: Tạo ra một thử thách vừa phải để thu hút sự chú ý của học sinh ngay khi bắt đầu lớp học bằng cách đặt các câu hỏi thú vị, đưa ra một vấn đề cần giải quyết gần gũi với cuộc sống…

Thay đổi không gian giao tiếp và tương tác với không gian mới đó để học sinh không bị nhàm chán về mặt thị giác, âm thanh; Để học sinh tìm hiểu trước bài học và giảng lại online cho các bạn khác trong lớp; Thường xuyên tạo ra các tình huống hài hước và tiếng cười; Tạo ra các cuộc thảo luận nhóm online để học sinh tự tương tác với nhau ngoài lớp học…

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể trực tiếp trao đổi với học sinh qua các công cụ giao tiếp trực tuyến như: Facebook nhóm, Messenger, Skype… Các nội dung học tập đưa ra tập trung vào ôn tập, luyện tập kiến thức đã học, các nội dung kiến thức mới nếu có được điều chỉnh hướng tiếp cận, thực hành phù hợp với hình thức học online.

Để tối ưu hiệu quả học tập cho học sinh, nhà trường nên liên tục cập nhật các vấn đề của từng giáo viên và đưa ra phương án giải quyết, đồng thời rút kinh nghiệm chung cho toàn bộ hệ thống.

Công cụ không thể thay thế giáo viên mà chỉ đóng vai trò kết nối giáo viên và học sinh ở xa nhau. Do đó, giáo viên cần luôn sáng tạo nên các trải nghiệm học tập thú vị như các trò chơi, tình huống… để tối đa sự tương tác giữa người dạy với người học thông qua công cụ kết nối.

Việc triển khai và quản lý và động viên học sinh học tập trực tuyến có hiệu quả sẽ làm tăng lượng công việc và thời gian của giáo viên so với ngày thường rất nhiều. Do đó, bản thân các thầy cô cũng cần chú ý giữ gìn sức khoẻ, sinh hoạt hợp lý và sắp xếp thời gian khoa học để đảm bảo chất lượng công việc và cuộc sống.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỂM tổ CHỨC QUẢN lí và ĐỘNG VIÊN học SINH học TRỰC TUYẾN có HIỆU QUẢ TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 ở TRƯỜNG THPT NGHI lộc 4 (Trang 31 - 32)