CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiên cứu xác định một số hình thế thời tiết gây mưa lớn cực đoan ở Bắc Bộ
3.1.1 Đợt mưa lớn từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008
1) Diễn biến của đợt mưa lớn
Diễn biến của đợt mưa lớn này được dẫn ra trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diễn biến mưa từ ngày 29/10 đến ngày 3/11/2008
Trạm
Lượng mưa (mm/ngày) Ngày 29/10 Ngày 30/10 Ngày 31/10 Ngày 1/11 Ngày 2/11 Ngày 3/11 Láng 4,5 8,7 347,0 128,2 88,1 5,0 Hà Đông 10,1 14,0 514,2 186,4 112,3 9,2 Sơn Tây 6,5 9,9 215,0 90,6 85,5 16,4 Ba Vì 19,9 200,3 200,3 46,3 12,4 13,4 Hà Nam 11,1 23,3 181,8 121,4 43,1 7,0 Nam Định 11,3 18,2 133,3 79,0 49,0 32,1 Cúc Phương 17,2 32,1 118,7 58,1 8,3 14,6 Hưng Yên 6,7 6,1 127,1 77,2 30,9 14,6 Việt Trì 2,8 2,8 190,7 40,7 32,4 3,2 Thái Nguyên 0,0 1,0 107,5 97,3 54,7 7,2 2) Phân tích hình thế synop
Bộ bản đồ của đợt mưa lớn từ ngày 30/10 đến 2/11/2008 được dẫn ra trong hình từ 3.1 đến 3.5.
Hình 3.1. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 30/10/2008
Hình 3.2. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày
Từ hình 3.1 ta thấy, vào ngày 30/10, trên mực 1000mb, hình thế thời tiết ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc Việt Nam là đới gió đông, còn ở các tỉnh phía Nam chịu ảnh hưởng của xoáy thuận trên tây Tây Nguyên. Trên mực 850mb, các tỉnh phía Nam vẫn chịu ảnh hưởng của xoáy thuận này, còn các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió đông nam từ rìa tây nam áp cao Thái Bình Dương và rìa đông bắc của xoáy thấp nói trên. Từ mực 700 - 500mb, các tỉnh phía Bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của đới gió đông nam từ rìa tây tây nam của áp cao Thái Bình Dương. Như vậy, khu vực Bắc Bộ chịu ảnh hưởng chủ yếu của đới gió đông đên đông nam dày từ mặt đất lên đến trên mực 500mb. Với hình thế như vậy, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa nhiều nơi nhưng lượng mưa không lớn (bảng 3.1).
Đến ngày 31/10 (hình 3.2), trên mực 1000mb đã xuất hiện một xoáy nghịch có tâm trên khu vực Hoa Đông (áp cao Hoa Đông) nên đới gió đông đông bắc từ xoáy nghịch này đã hội tụ với đới gió đông vẫn đang tồn tại từ ngày 30/10. Từ mực 850 đến 700mb, đới gió đông nam đã nói cũng mạnh hơn. Với hình thế thời tiết như vậy nên khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ đã có một ngày mưa to và đặc biệt to (bảng 3.1).
Hình 3.3. Ảnh mây vệ tinh lúc 7h ngày 31/10/2008
một vùng quang mây thể hiện áp cao Hoa Đông và áp cao Thái Bình Dương hoạt động mạnh. Rìa phía nam của áp cao Thái Bình Dương, đới gió đông nam thổi vào miền Bắc vào một vùng mây dày do sự hội tụ của hai hệ thống đã nói.
Hình 3.4. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày
01/11/2008
Sang ngày 01/11 (hình 3.4), ta thấy rằng, trên mực 1000mb, áp cao Hoa Đông vẫn tiếp tục hoạt động mạnh, thổi gió đông đông bắc về các tỉnh phía Bắc Việt Nam để hội tụ với đới gió đông từ áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương. Trên mực 850mb, đới gió đông nam vẫn hoạt động mạnh, còn trên mực 700 và 500mb, gió đông nam của ngày hôm trước đã chuyển thành gió nam và nam tây nam nên lượng mưa
trên khu vực có giảm đi một ít (bảng 3.1).
Đến ngày 02/11 (hình 3.5), trên mực 1000mb gió đông bắc từ áp cao Hoa Đông vẫn thổi xuống các tỉnh phía Bắc Việt Nam để hội tụ với đới gió đông từ áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương như ngày 01/11 và trên mực 850mb, đới gió đông nam vẫn hoạt động mạnh. Đến mực 700 và 500mb, gió từ áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương đã chuyển sang hướng tây nam nên lượng mưa đã giảm đi đáng kể (bảng 3.1).
Hình 3.5. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 02/11/2008
Tóm lại, từ những phân tích hình thế thời tiết gây nên đợt mưa lớn như đã nói, ta có thể nhận thấy rằng, áp thấp nằm trong dải hội tụ nhiệt đới chạy qua Trung Bộ và áp cao Thái Bình Dương gây nên gió đông nam thổi mạnh vào khu vực Bắc Bộ để hội tụ với gió đông bắc từ ápcao Hoa Đông đã tạo nên đợt mưa lớn
này.
3.1.2 Đợt mưa lớn từ ngày 12 đến ngày 17/5/2009
1) Diễn biến của đợt mưa lớn
Diễn biến của đợt mưa lớn từ ngày 12-17/5/2009 được dẫn ra trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Diễn biến mưa từ ngày 12đến ngày 17/5/2009
Trạm Lượng mưa (mm)
Ngày 12 Ngày 13 Ngày 14 Ngày 15 Ngày 16 Ngày17
Bắc Quang 53,3 11,3 61,7 62,6 11,1 39,5
Hà Giang 36,2 8,2 53,6 78,7 96,7 1,4
Trạm Lượng mưa (mm)
Ngày 12 Ngày 13 Ngày 14 Ngày 15 Ngày 16 Ngày17
Mù Căng Chải 2,7 9,6 5,6 50,4 28,8 9,2 Bắc Hà 36,2 8,2 53,6 78,7 96,7 1,4 Lục Yên 52,6 1,0 46,0 64,0 1,0 5,0 Yên Bái 43,1 2,0 4,8 76,4 4,3 12,8 Bắc Mê 62,9 7,0 2,1 59,6 66,3 1,7 Tuyên Quang 36,5 8,0 - 18,3 99,5 41,0 Thái Nguyên 5,0 - 16,7 51,6 6,4 122,7 2) Phân tích hình thế synop
Bộ bản đồ của đợt mưa từ ngày 14 đến 17/5/2009 được dẫn ra trong hình từ
3.6 đến 3.10.
Từ hình 3.6 ta thấy, vào ngày 14/5, tại mực 1000mb, đới gió đông nam từ áp
cao trên biển Hoa Đông và áp cao Thái Bình Dương thổi qua lãnh thổ Việt Nam để đổ vào áp thấp Trung Hoa và áp thấp Nam Á. Trên mực 850mb, đới gió nam đông nam mạnh cũng thổi từ áp cao Thái Bình Dương vào qua lãnh thổ Việt Nam để hội tụ vào áp thấp TrungHoa. Trên mực 700mb, miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng của rìa phía tây của áp cao Thái Bình Dương. Trên mực 500mb, rãnh thấp trong đới gió tây trên cao hoạt động mạnh nên khu vực Tây Bắc và Việt Bắc đã có mưa nhiều nơi, trong đó nhiều nơi có mưa vừa (bảng 3.2).
Hình 3.7. Ảnh mây vệ tinh lúc 7h ngày 14/5/2009
Từ ảnh mây vệ tinh (hình 3.7) ta thấy, áp cao Thái Bình Dương hoạt động trên biển Đông và Bắc Thái Bình Dươngcùng với áp cao hoạt động trên biển Hoa Đông nên đới gió đông nam thổi vào Bắc Bộ và hình thành một vùng mây dày trên Đông Bắc Bộ.
Sang ngày 15/5 (hình 3.8) ta thấy, trên mực 1000 và 850mb, đới gió đông nam vẫn thổi qua lãnh thổ Việt Nam như ngày 14/5 mặc dù áp cao trên biển Hoa Đông đã dịch mạnh sang phía đông tới vùng Nhật Bản. Trên mực 700mb, gió tây nam từ rìa
phía tây bắc của áp cao Thái Bình Dương thổi mạnh hơn vào khu vực phía Tây Bắc, còn trên mực 500mb, rãnh thấp trong đới gió tây trên cao vẫn hoạt động mạnh, tạo thành một vùng hội tụ trên khu vực này nên mưa lớn đã xảy trên khu vực Tây Bắc và Việt Bắc (bảng 3.2).
Hình 3.8. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 15/5/2009
Hình 3.10. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 17/5/2009
Sang ngày 16/5 (hình 3.9) ta thấy, trên mực 1000mb, gió đông nam vẫn thổi qua miền Bắc Việt Nam. Trên mực 850 và 700mb, gió tây nam từ rìa phía tây của áp cao Thái Bình Dương thổi vào khu vực. Đến mực 500mb, rãnh thấp trong đới gió tây trên cao vẫn hoạt động nhưng trên khu vực Tây Bắc, vùng hội tụ không còn mạnh như ngày 15/5 nên lượng mưa đã giảm đi một ít (bảng 3.2).
Sang ngày 17/5 (hình 3.10) ta thấy, trên mực 1000mb, một đường hội tụ kinh hướng chạy từ vùng núi phía bắc Việt Nam lên đến 350N. Sự hội tụ này được tạo nên bởi gió nam đông nam từ áp cao Thái Bình Dương và gió nam tây nam từ bán cầu
Nam lên (gió mùa tây nam). Trên mực 850mb, khu vực chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ rìa phía tây áp cao Thái Bình Dương và gió mùa tây nam. Trên mực 700mb, khu vực vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ rìa phía tây áp cao Thái Bình Dương. Trên mực 500mb, rãnh thấp trongđới gió tây vẫn hoạt động và xuất hiện một vùng hội tụ gió trên khu vực ngay phía bắc lãnh thổ Việt Nam. Với hình thế thời tiết như vậy nên khu vực Tây Bắc và Việt Bắc đã có mưa nhiều nơi, có nơi có mưa to (bảng 3.2).
Tóm lại, đợt mưa lớn này gây nên chủ yếu do đới gió đông nam từ rìa tây nam của áp cao Thái Bình Dương thổi qua khu vực nghiên cứu để đổ vào áp thấp Nam Á và áp thấp Trung Hoa ở tầng thấp (hoặc tạo nên sự hội tụ kinh hướng với gió tây nam từ áp thấp Nam Á) và có hướng tây nam ở tầng cao hội tụ với đới gió
tây trên cao. Trong một số trường hợp, gió đông đông nam tầng thấp còn có sự đóng góp của áp cao hoạt động trên biển Hoa Đông cùng với áp cao Thái Bình Dương.
3.1.3 Đợt mưa lớn từ ngày 19 đến ngày 22/7/2014
1) Diễn biến của đợt mưa lớn
Diễn biến của đợt mưa lớn từ ngày 19-22/7/2014 được dẫn ra trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Diễn biến mưa từ ngày 19 đến ngày 22/7/2014
Trạm Lượng mưa (mm)
Ngày 19 Ngày 20 Ngày 21 Ngày 22
Bắc Quang 5,0 176,9 42,6 5,1 Lạng Sơn 157,6 49,7 5,6 - Nguyên Bình 46,6 56,0 25,0 5,8 Chợ Rã 38,1 59,5 19,8 12,7 Ngân Sơn 68,1 79,1 9,2 3,1 Lạng Sơn 157,6 49,7 5,6 0,0 Bắc Mê 12,1 78,1 4,9 0,4 Hà Giang 6,1 171,0 40,0 12,3 2) Phân tích hình thế synop
Bộ bản đồ hình thế thời tiết của đợt mưa lớn từngày 19 đến ngày 22/7/2014 được dẫn ra trong hình từ 3.11 đến 3.15.
Trong ngày 19/5 (hình 3.11) ta thấy, trên mực từ 1000 lên đến 500mb, dải hội tụ nhiệt đới với một xoáy thuận nhiệt đới cùng một tâm thấp hoạt động trên Tây Bắc Thái Bình Dương nối với một tâm thấp tồn tại ngay trên phía bắc lãnh thổ Việt Nam.
Hình thế thời tiết này đã gây mưa diện rộng cho khu vực Bắc Bộ và mưa to cho các tỉnh miền núi phía bắc (bảng 3.3).
Từ ảnh mây vệ tinh (hình 3.12)ta thấy, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động chạy dài từTây Bắc Thái Bình Dương qua Philippines, rồi qua biển Đông để nối với một tâm thấp hoạt động mạnh trên miền Bắc Việt Nam.
Hình 3.11. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 19/7/2014
Hình 3.12. Ảnh mây vệ tinh lúc 7h ngày 19/7/2014
Đến ngày 20/7 (hình 3.13) ta thấy, dải hội tụ nói trên vẫn hoạt động và nối với vùng hội tụ trên khu vực phía tây bắc lãnh thổ nước ta tại mực 1000 và 850mb; còn
trên cao, từ mực 700 đến 500mb xoáy thấp trên khu vực này vẫn hoạt động mạnh nên gây nên vẫn mưa diện rộng cho khu vực Bắc Bộ và mưa vừa đến mưa to cho khu vực vùng núi phía Bắc (bảng 3.3).
Sang ngày 21/7 (hình 3.14) ta thấy, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động yếu hơn hẳn ngày hôm trước, các vùng hội tụ trên mực 1000 và 850mb mất đi, xoáy thấp trên mực 700mb cũng suy yếu, chỉ còn một xoáy thấp hoạt động trên mực 500mb nên lượng mưa trên khu vực Bắc Bộ giảm hẳn và ngay tại vùng núi phía Bắc chỉ cũng không còn có mưa vừa (bảng 3.3).
Đến ngày 22/7 (hình 3.15) ta thấy, xoáy thuận nhiệt đới đã đi tới Đài Loan nên dải hội tụ nhiệt đới với những vùng hội tụ hoặc xoáy thấp không còn ảnh hưởng đến khu vực nghiên cứu. Trên mực 1000 và 850mb, gió tây từ bán cầu Nam thổi qua khu vực. Trên mực 700mb vẫn tồn tại một xoáy thấp trên khu vực phía tây bắc của lãnh thổ Việt Nam, còn trên mực 500mb không còn dấu hiệu của sự hội tụ nào nữa nên lượng mưa và diện mưa giảm hẳn (bảng 3.3).
Hình 3.13. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trườngđường dòng lúc 7h ngày
Hình 3.14. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 21/7/2014
Tóm lại, đợt mưa lớn này gây nên bởi dải hội tụ nhiệt đới với một xoáy thuận hoạt động trên khu vực ở Bắc Bộ
3.1.4 Đợt mưa lớn từ ngày 26/7/2015 đến ngày 3/8/2015
1) Diễn biến của đợt mưa lớn
Diễn biến của đợt mưa lớn từ ngày 26/7 đến ngày 3/8/2015 được dẫn ra trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Diễn biến mưa từ ngày 26/7 đến ngày 3/8/2015
Trạm Lượng mưa (mm) Ngày 26/7 Ngày 27/7 Ngày 28/7 Ngày 29/7 Ngày 30/7 Ngày 31/7 Ngày 1/8 Ngày 2/8 Ngày 3/8 Uông Bí 42,5 2,3 2,0 21,6 42,4 18,5 2,5 260,5 65,9 Bãi Cháy 23,5 49,9 386,5 23,2 36,9 28,9 6,4 84,4 143,3 Móng Cái 137,5 333,3 265,0 123,1 104,1 73,7 78,0 2,7 41,4 Quảng Hà 50,4 275,9 303,4 50,2 166,8 112,2 179,7 35,5 60,6 Cô Tô 355,1 423,7 44,1 53,1 63,5 95,1 30,8 87,2 88,0 Tiên Yên 75,8 56,0 26,8 103,3 7,4 5,1 100,3 213,1 72,8 Cửa Ông 436,8 278,3 150,5 96,5 246,8 80,8 19,6 87,7 121,7 Đình Lập 41,9 24,6 3,1 103,5 46,0 6,9 33,4 112,3 41,5 2) Phân tích hình thế synop
Bộ bản đồ hình thế thời tiết của đợt mưa lớn từ ngày 26/7 đến ngày 3/8/2015
được dẫn ra trong hình từ 3.16 đến 3.26.
Trong ngày 26/7/2015 (hình 3.16) ta thấy, trên mực 1000mb gió mùa tây nam
thổi qua khu vực nghiên cứuvới tốc độ khá lớn. Trên mực 850mb, gió mùa tây nam chịu ảnh hưởng của hoàn lưu xoáy thuận nên có hướng tây tây nam qua khu vực nghiên cứu. Lên đến mực 700mb, hoàn lưu xoáy thuận này đã khép kín với tâm nằm ở phía bắc khu vực nghiên cứu và hoàn lưu xoáy thuận này phát triển lên đến trên mực 500mb. Đặc biệt, tại mực 500mb, hoàn lưu tây nam của xoáy thuận còn hợp lưu với hoàn lưu hướng đông từ rìa phía tây của áp cao Thái Bình Dương làm cho độ hội tụ ở đây tăng lên, hội tụ mạnh ở ngoài khơi Quảng Ninh nên mưa ở Cô Tô, Bãi Cháy
Hình 3.16. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 26/7/2015
Hình 3.17. Ảnh mây vệ tinh lúc 7h ngày 26/7/2015
Trên ảnh mây vệ tinh (hình 3.17) ta có thể nhận thấy đới gió tây nam bao trùm vùng vịnh Bengal và Đông Dương thổi tới hội tụ vào một xoáy thuận hoạt động trên khu vực Bắc Bộ với một vùng mây dày ở đây.
Hình 3.18. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 27/7/2015
Sang ngày 27/7/2015 (hình 3.18) ta thấy, trên cả 4 mực bản đồ, hình thế thời tiết ít thay đổi so với ngày 26/7, vẫn là gió tây nam ở tầng thấp và xoáy thuận ở tầng cao hoạt động nên mưa rất to vẫn xảy ra ở Quảng Ninh, đặc biệt là các trạm nằm ở phía đông của tỉnh (bảng 3.4).
Sang ngày 28/7/2015 (hình 3.19), trên mực 1000mb, gió tây nam vẫn hoạt động nhưng cường độ có yếu hơn hôm trước. Trên mực 850 và 700mb, gió mùa tây
nam thổi theo hoàn lưu xoáy thuận qua khu vực nghiên cứu. Đến mực 500mb, có sự hội tụ của gió tây nam thổi từ rìa áp thấp trên vịnh Bengal và gió nam thổi từ rìa phía tây của áp cao Thái Bình Dương. Với hình thế thời tiết như vậy, trên khu vực tỉnh Quảng Ninh có mưa rất to ở nhiều nơi (bảng 3.4).