Nghiên cứu xác định một số hình thế thời tiết gây nắng nóng cực đoan ở Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định những hình thế thời tiết gây nên cực đoan một số yếu tố khí hậu chính trên khu vực bắc bộ (Trang 62)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2 Nghiên cứu xác định một số hình thế thời tiết gây nắng nóng cực đoan ở Bắc

mạnh lên, đồng thời trên mực 500mb, gió đông nam từ rìa tây nam của áp cao Thái Bình Dương hoạt động mạnh.

3.2 Nghiên cứu xác định một số hình thế thời tiết gây nắng nóng cực đoan ở Bắc Bộ Bộ

Khác với hình thế thời tiết gây mưa lớn, hình thế tiết gây nắng nóng ít thay đổi từ ngày nọ đến ngày kia trong một đợt nắng nóng kéo dài nên luận văn không dẫn bản đồ cũng như không phân tích tất cả các ngày có nắng nóng.

3.2.1 Đợt nắng nóng cực đoan từ ngày 15/6 đến 20/6/2010

1) Diễn biến của đợt nắng nóng

Diễn biến của đợt nắng nóng cực đoan từ ngày 15/6 đến 20/6/2010được dẫn ra trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Diễn biến nhiệt độ tối cao ngày (Tx) trong đợt nắng nóng cực đoan từ ngày 15/6 đến 20/6/2010

Trạm Nhiệt độ tối cao

15/6 16/6 17/6 18/6 19/6 20/6 Láng 37,8 39,8 39,7 38,5 40,4 35,1 Hà Đông 37,2 39,0 38,4 37,6 39,8 36,5 Nam Định 37,3 38,8 38,7 36,9 38,8 36,5 Bắc Quang 35,1 37,0 38,1 38,3 37,7 34,0 Cao Bằng 30,8 35,5 36,5 36,6 36,5 32,0 Hòa Bình 38,2 40,7 39,9 39,6 41,8 36,2 Lạc Sơn 35,6 39,9 39,7 38,0 40,6 36,0 Minh Đài 36,5 39,5 39,0 39,3 40,2 34,6 Nghĩa Lộ 34,0 37,3 38,9 39,0 39,1 34,2 Phú Hộ 35,7 37,5 38,5 38,6 39,2 35,4 Thái Nguyên 34,5 37,5 37,5 37,3 37,8 34,0

Trạm Nhiệt độ tối cao

15/6 16/6 17/6 18/6 19/6 20/6

Tuyên Quang 34,7 37,0 37,7 37,6 39,3 35,7

2) Phân tích hình thế synop

Hình thế thời tiết gây nắng nóng trên khu vực Bắc Bộ từ ngày 15/6 đến 20/6/2010 được dẫn ra trong hình từ 3.27 đến 3.30.

Trong ngày 15/6 (hình 3.22) ta thấy, trên mực 1000mb, gió mùa tây nam thổi qua BắcBộ để đổ vào áp thấp Nam Á có tâm ở phía bắc Vịnh Bengal. Trên mực 850mb, gió mùa tây nam cũng thổi qua khu vực nghiên cứu rồi đổ vào áp thấp Nam Á và thổi theo hoàn lưu phía bắc của áp cao Thái Bình Dương. Trên mực 500mb, khu vực Bắc Bộ nằm phía bắc của áp cao Thái Bình Dương. Trên mực 200mb, khu vực nghiên cứu nằm ở phía đông của áp cao Tây Tạng. Với hình thế thời tiết như vậy nên nắng nóng đã xảy ra trên khu vực Bắc Bộ (bảng 3.5).

Hình 3.27. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày

15/6/2010

Từ ảnh mây vệ tinh (hình 3.28) ta thấy, gió mùa tây nam và áp cao Thái Bình Dương hoạt động một cách rõ rệt.

Sang ngày 17/6 (hình 3.29) ta thấy, trên mực 1000 và 850mb, áp thấp Nam Á sâu xuống và ápthấp Trung Hoa được hình thành làm cho gió mùa tây nam có hướng nam tây nam thổi qua khu vực Bắc Bộ mạnh hơn để đổ vào hai áp thấp này. Trên mực 500mb, áp cao Thái Bình Dương ít thay đổi nhưng trên mực 200mb, áp cao Tây Tạng mạnh hơn. Với hình thế thời tiết như vậy, nắng nóng gay gắt và nắng nóng đặc biệt gay gắt đã xảy ra trên trên diện rộng trong khu vực nghiên cứu (bảng 3.5).

Hình 3.29. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 17/6/2010

Đến ngày 19/6 (hình 3.30) ta thấy, trên mực 1000 và 850mb, áp thấp Trung Hoa dịch xuống phía nam tới khoảng 250N; 1060E, còn trên các mực trên cao, hình thế thời tiết ít thay đổi so với ngày 17. Với hình thế thời tiết như vậy, nắng nóng gay gắt và nắng nóng đặc biệt gay gắt đã xảy ra trên trên diện rộng trong khu vực nghiên cứu, nhiều nơi có nhiệt độ tối cao trên 400C (bảng 3.5).

Hình 3.30. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày

19/6/2010

Sang ngày 20/6, áp thấp Trung Hoa suy yếu, đặc biệt là trên mực 850mb nên nền nhiệt đã giảm xuống (bảng 3.5).

Nguyên nhân: Phát triển của áp thấp Nam Á và áp thấp Trung Hoa làm thành trung tâm hút gió của gió mùa tây nam, đồng thời trên cao áp cao Thái Bình Dương và áp cao Tây Tạng nên trời quang mây, mặt đất hấp thụ được nhiều nhiệt lượng của Mặt trời.

3.2.2 Đợt nắng nóng cực đoan từ ngày 14/5 đến ngày 18/5/2013

1) Diễn biến của đợt nắng nóng

Diễn biến của đợt nắng nóng cực đoan từ ngày 14/5 đến ngày 18/5/2013 được dẫn ra trong bảng 3.6.

Bảng 3. 6. Diễn biến nhiệt độ tối cao ngày (Tx) trong đợt nắng nóng cực đoan từ ngày 14/5 đến ngày 18/5/2013

Trạm Nhiệt độ tối cao

Ngày 14/5 Ngày 15/5 Ngày 16/5 Ngày 17/5 Ngày 18/5

Láng 38,1 39,4 40,0 36,4 35,9 Hà Đông 37,0 38,5 39,6 35,7 34,5 Nam Định 37,0 39,7 39,2 34,7 35,2 Việt Trì 37,0 38,5 39,6 36,2 34,5 Thái Nguyên 36,9 37,0 39,8 35,9 33,3 Mai Châu 37,9 38,0 36,4 38,4 36,4 Kim Bôi 38,7 38,8 38,7 35,5 35,2 Hữu Lũng 36,4 37,0 40,3 36,0 35,5 Hòa Bình 38,9 40,0 39,5 37,0 36,0 Chi Lê 38,0 39,4 39,8 35,8 37,1 2) Phân tích hình thế synop

Hình thế thời tiết của đợt nắng nóng cực đoan từ ngày 14/5 đến ngày 18/5/2013 được dẫn ra trong hình từ 3.31 đến 3.34.

Trong ngày 14/5 (hình 3.31) ta thấy, trên mực 1000mb, áp thấp Nam Á phát triển mạnh sang phía đông với một tâm thấp ở vào khoảng 270N; 1000E tạo thành trung tâm hút gió tây nam thổi qua lãnh thổ Việt Nam. Trên mực 850mb, áp thấp này mờ hơn nhưng vẫn là nhân tố hút gió của đới gió tây nam này. Trên mực 500mb, khu vực nằm trong đới gió tây của rìa phía đông bắc áp cao Thái Bình Dương, còn trên

mực 200mb, khu vực nằm ở rìa phía đông của áp cao Tây Tạng hoạt động mạnh nên trên khu vực Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt nhiều nơi (bảng 3.6).

Đến ngày 16/5 (hình 3.32) ta thấy, trên mực 1000 và 850mb, rãnh gió mùa hoạt động mạnh trên phía bắc lãnh thổ Việt Nam. Trên mực 500mb, áp cao Thái Bình Dương

dịch lên phía bắc so với ngày 14/5 nên trung tâm của nó gần như nằm trên khu vực nghiên cứu, còn áp cao Tây Tạng trên mực 200mb có vị trí ít thay đổi so với ngày 14/5. Vì vậy, nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt đã xuất hiện trên khu vực Bắc Bộ, tại

Láng nhiêt độ tối cao đã lên đến 400C (bảng 3.6).

Hình 3.33. Ảnh mây vệ tinh 13h ngày 16/5/2013

Hình 3.34. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 18/5/2013

cao Thái Bình Dương và áp cao Tây Tạng hoạt động mạnh.

Đến ngày 18/5 (hình 3.34) ta thấy, trên mực 1000mb, rãnh gió mùa bị áp cao Thanh Tạng đẩy sát xuống sát biên giới Việt – Trung và yếu đi. Trên mực 850mb, rãnh gió mùa suy yếu. Trên mực 500mb, áp cao Thái Bình Dương rút sang phía đông nên khu vực chịu ảnh hưởng của rìa tây bắc của áp cao này. Trên mực 200mb, áp cao Tây Tạng cũng rút sang phía đông. Vì vậy, nắng nóng đã giảm đáng kể trên khu vực Bắc Bộ (bảng 3.6).

Nguyên nhân: phát triển của rãnh gió mùa mạnh tạo thành trung tâm hút gió của gió mùa tây nam, đồng thời trên cao khu vực nghiên cứu nằm sâu

trong áp cao Thái Bình Dương và áp cao Tây Tạng

3.2.3 Đợt nắng nóng cực đoan từ ngày 12 đến ngày 15/6/2016

Diễn biến của đợt nắng nóng cực đoan từ ngày 12 đến ngày 15/6/2016 được dẫn ra trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Diễn biến đợt nắng nóng cực đoan từ ngày 12 đến ngày 15/6/2016

Trạm Nhiệt độ tối cao

Ngày 12 Ngày 13 Ngày 14 Ngày 15

Việt Trì 37,6 39,0 40,0 40,3 Tuyên Quang 35,5 36,9 38,0 39,0 Thất Khê 34,4 34,6 37,3 38,2 Thái Nguyên 36,6 36,5 38,4 38,7 Nghĩa Lộ 35,5 36,2 37,6 37,5 Minh Đài 38,0 37,8 38,7 39,3 Mai Châu 35,6 36,5 37,6 37,9 Lục Yên 36,1 35,6 38,8 39,2 Lạc Sơn 36,8 38,0 38,7 39,0 Hòa Bình 39,0 39,1 40,6 40,7 2) Phân tích hình thế synop

Hình thế thời tiết đợt nắng nóng từ ngày 12 đến ngày 15/6/2016 được dẫn ra trong hình từ 3.35 đến 3.38.

Vào ngày 12/6 (hình 3.35) ta thấy, trên mực 1000mb, gió mùa tây nam thổi qua lãnh thổ Việt Nam và đổ vào rãnh thấp nối dài từ áp thấp Trung Hoa đến áp thấp trên bắc Ấn Độ. Trên mực 850mb, đới gió mùa này có hướng tây tây nam thổi qua lãnh thổ Việt Nam và cũng đổ vào rãnh thấp đã nói trên. Trên mực 500mb, đới gió tây nam từ bán cầu Nam thổi lên hợp lưu với gió tây nam từ rìa tây bắc của áp cao

Thái Bình Dương thổi qua lãnh thổ Việt Nam tạo thành một đới gió tây nam dày khống chế Bắc Bộ. Trên mực 200mb, áp cao Tây Tạng khống chế khu vực Bắc Bộ. Với hình thế thời tiết như vậy, nắng nóng đã xảy ra trên khắp Bắc Bộ, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt như Hòa Bình (bảng 3.7).

Từ ảnh mây vệ tinh (hình 3.36) ta thấy, đới gió tây nam hoạt động mạnh, còn trên cao áp cao Tây Tạng bao trùm khu vực nghiênn cứu.

Sang ngày 14/6 (hình 3.37) ta thấy, trên mực 1000 và 850mb, rãnh gió mùa trên lãnh thổ Trung Quốc hoạt động mạnh hơn, còn trên mực 500mb, đới gió tây nam vẫn hoạt động mạnh. Trên mực 200mb tồn tại một trường yên ở phia tây bắc lãnh thổ Việt Nam nên nắng nóng tiếp tục xảy ra ở Bắc Bộ, trong đó nhiều nơi nhiệt độ lên

trên 400C (bảng 3.7).

Sang ngày 15/6 (hình 3.38) ta thấy, trên mực 1000 và 850mb rãnh gió mùa đã bị áp cao Thanh Tạng đẩy xuống phía nam đến sát biên giới Việt - Trung. Trên mực 500mb, đới gió tây nam từ rìa tây bắc của áp cao Thái Bình Dương vẫn thổi qua khu vực Bắc Bộ và đến mực 200mb, áp cao Tây Tạng hoạt động mạnh hơn và lấn sang phía tây. Với hình thế thời tiết như vậy, trên khu vực Bắc Bộ đã xảy ra nắng nóng, nhiều nơi có nắng nóng đặc biệt gay gắt (bảng 3.7).

Hình 3.36. Ảnh mây vệ tinh lúc 13h ngày 12/6/2016

Hình 3.38. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 15/6/2016

Đến ngày 16/6, áp caoThanh Tạng tiếp tục đẩy rãnh gió mùa xuống phía nam và kết thúc một đợt nắng nóng cực đoan trên khu vực Bắc Bộ.

Nguyên nhân: Đợt nắng nóng này gây nên bởi rãnh gió mùa với hai áp thấp chính là áp thấp Trung Hoa và áp thấp Ấn Độ ở tầng thấp đồng thời tầng cao chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ rìa tây bắc của áp cao Thái Bình Dương tạo thành một đới gió tây nam dày cũng như chịu ảnh hưởng của áp cao Tây Tạng khống chế tạo nên dòng giáng mạnh trên khu nghiên cứu.

3.3 Nghiên cứu một số hình thế thời tiết gây rét hại cực đoan ở Bắc Bộ

Diễn biến của đợt rét hại cực đoan này được dẫn ra (những ngày rét điển hình) trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Diễn biến đợt rét hại cực đoan từ ngày 10 đến ngày 13/1/2009

Trạm Nhiệt độ tối thấp 10/1 11/1 12/1 13/1 Móng Cái 8,9 4,8 7,0 11,0 Bảo Lạc 8,5 5,2 6,1 9,2 Bắc Cạn 7,4 3,4 3,4 8,6 Bắc Hà 7,5 7,2 1,7 6,5 Bắc Mê 8,3 6,1 6,5 10,0 Bắc Sơn 3,9 5,4 11,0 12,9 Bãi Cháy 10,0 7,4 9,3 10,6 Cao Bằng 4,0 2,9 3,0 7,9 Hà Giang 8,8 8,4 7,3 10,9 Hòa Bình 7,4 6,2 8,0 7,5 2) Phân tích hình thế synop

Hình thế thời tiết gây nên đợt rét hại từ ngày 9 đến ngày 16/1/2009 được dẫn ra trong hình từ 3.39 đến 3.42.

Trong ngày 10/01 (hình 3.39) ta thấy, trên mực 1000 và 850mb, áp cao lạnh lục địa có tâm ở vào khoảng 270N; 1070E, tạo nên đới gió đông bắc mạnh thổi qua lãnh thổ Việt Nam để đổ vào rãnh thấp xích đạo nằm ở gần xích đạo. Ngoài ra, trên hai mực này, áp cao Siberia đang hoạt động. Trên mực 700mb, rãnh kinh hướng với đới gió tây bắc trên khu vực áp cao lạnh lục địa tầng thấp tạo điều kiện cho áp cao này xâm nhập xuống phía nam. Còn trên mực 500mb cũng có gió tây tây bắc cũng góp phần thúc đẩy áp cao lạnh lục địa xuống phía nam nên rét hại đã xảy ra trên khu vực Bắc Bộ với nhiệt độ tối thấp xuống dưới 100C xảy ra ở nhiều nơi, có nơi xuống đến 40C (bảng 3.8).

Sang ngày 11/01 áp cao lạnh lục địa tiếp tục di chuyển xuống phía nam nên nền nhiệt độ trên khu vực Bắc Bộ tiếp tục giảm xuống.

Đến ngày 12/01 (hình 3.40), trên mực 1000 và 850mb, áp cao Siberia tiếp tục xâm nhập xuống phía nam tới khoảng 350N; 1070E nên gió đông bắc từ áp cao này thổi

mạnh xuống phía nam. Trên mực 700 và 500mb, đới gió tây bắc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho áp cao Siberia xâm nhập xuống phía nam. Với hình thế thời tiết không khí lạnh tăng cường mạnh nên nền nhiệt trên khu vực Bắc Bộ tiếp tục giảm, trong đó nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Hà đo được 1,70C (bảng 3.8).

Hình 3.40. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 12/01/2009

Hình 3.42. Bản đồ trường độ cao địa thế vị và trường đường dòng 7h ngày 13/01/2009

Từ ảnh mây vệ tinh (hình 3.41) ta thấy, cả khu vực rộng lớn quang mây thể hiện sự khống chế của áp cao Siberia rất mạnh.

Đến ngày 13/01 (hình 3.42), áp cao lạnh lục địa di chuyển xuống phía đông đông nam và suy yếu đi nên nền nhiệt độ trên khu vực nghiên cứu tăng lên một ít, nhiều nơi lên trên 120C (bảng 3.8).

Nguyên nhân: Áp cao lạnh lục địa hoạt động mạnh cùng với rãnh thấp trong đới gió tây trên cao mạnh để tạo điều kiện cho áp cao lạnh xâm nhập xuống sâu hơn

3.3.2 Đợt rét hại cực đoan từ ngày 6 đến ngày 15/1/2011

Diễn biến của đợt rét hại cực đoan từ ngày 6 đến ngày 15/1/2011 được dẫn ra trong bảng 3.9. Mặc dù đợt rét này kéo dài tới 10 ngày nhưng trong bảng 3.9 chỉ trích dẫn những ngày rét hại điển hình xảy ra trên khu vực Bắc Bộ.

Bảng 3.9. Diễn biến đợt rét hại cực đoan từ ngày 6 đến ngày 15/1/2011

Trạm Nhiệt độ tối thấp 10/1 11/1 12/1 13/1 Bắc Cạn 11,4 13,3 14,0 10,5 Bắc Hà 9,0 9,7 11,3 7,5 Bắc Mê 9,3 7,1 7,4 8,9 Bắc Sơn 6,9 4,5 4,8 3,4 Chi Nê 11,1 7,2 8,9 10,0 Cửa Ông 9,6 6,7 6,5 9,9 Hà Giang 10,3 9,0 8,7 9,7 Kim Bôi 10,8 8,5 8,2 10,4 Lạng Sơn 7,3 3,8 4,6 7,3

Trạm Nhiệt độ tối thấp

10/1 11/1 12/1 13/1

Ngân Sơn 6,1 4,3 5,0 4,8

2) Phân tích hình thế synop

Hình thế thời tiết gây nên đợt rét hại từ ngày 6 đến ngày 15/1/2011 được dẫn ra trong hình từ 3.43 đến 3.45.

Trong ngày 10/01 (hình 3.43) ta thấy, trên mực 1000mb, gió từ áp cao Thanh Tạng có hướng đông bắc thổi mạnh qua khu vực bắc Bộ rồi đổi hướng thành gió nam để đổ vào rãnh kinh hướng chạy qua kinh tuyến khoảng 1000E. Trên mực 850mb, gió cũng thổi vào rãnh kinh hướng này nhưng qua khu vực Bắc Bộ có hướng nam. Trên mực 700 và 500mb, rãnh thấp trong đới gió tây trên cao hoạt động. Dưới ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định những hình thế thời tiết gây nên cực đoan một số yếu tố khí hậu chính trên khu vực bắc bộ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)