Sử dụng đa dạng các phương pháp trực quan

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN DI SẢN VĂN HÓA CA TRÙ CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN BẢN BÀI CA NGẤT NGƢỞNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ (Trang 25 - 29)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Những giải pháp cụ thể

2.2.3. Sử dụng đa dạng các phương pháp trực quan

Về khái niệm phương pháp trực quan (PPTQ), tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: PPTQ “là một loại phương pháp dạy học mà học sinh tiếp thu kiến thức nhờ các giác quan tri giác trực tiếp các sự vật và hiện tượng trong thực tiễn”.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại sơ đồ, bảng biểu, phiếu học tập đều góp phần tích cực vào việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ dạy. Nó có tác dụng rất lớn trong quá trình nhận thức HS, giúp HS cụ thể hóa, hệ thống hóa các kiến thức thu nhận được. Khi dạy văn bản Bài ca ngất ngưởng nên vận dụng phương pháp trực quan và hệ thống bảng biểu, sơ đồ. Cụ thể:

* Sử dụng video, hình ảnh, tranh vẽ

- Trong phần khởi động, chúng tôi đã cho học sinh xem 3 phút đầu trong video bài hát “Hồng Hồng Tuyết Tuyết” do nghệ sỹ Quách Thị Hồ biểu diễn để tạo tâm thế cho HS.

+ Đường link video Bài hát Hồng hồng Tuyết tuyết - Quách Thị Hồ:

https://www.youtube.com/watch?v=XhAgzMVmY5w

- Ở phần tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, chúng tôi cho HS tóm tắt và giới thiệu các thông tin bằng các hình ảnh, lời giới thiệu, có tranh minh họa hoặc phác họa chân dung sau khi đọc tác phẩm ở nhà. Thay vì GV chuẩn bị, chúng tôi đã chuyển giao nhiệm vụ đó cho các nhóm thực hiện ở nhà, đến lớp HS giới thiệu. Cách làm này làm cho HS nhớ lâu thông tin và có ấn tượng tốt hơn với tác phẩm. Đặc biệt, góp phần phát triển năng khiếu hội họa, khả năng thuyết trình và khả năng hợp tác cho HS.

(Học sinh lớp 11D1 đang giới thiệu về tác giả Nguyễn Công Trứ và tác phẩm Bài ca ngất ngưởng qua sản phẩm của nhóm)

* Dạy học kết hợp với minh họa và tái hiện trên lớp

Ở bước này, GV vừa tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, vừa giới thiệu, minh họa trực tiếp bằng những hình ảnh, những tài liệu ngoài văn bản có liên quan bài học (đồ dùng dạy học). Dù thời lượng giờ học có hạn, chuyện văn chương lại vô cùng, việc sử dụng đồ dùng dạy học để minh họa cho bài dạy đối với môn Văn cũng không mấy thuận lợi nhưng vẫn có thể làm được. Chúng ta phải biết linh động và sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học. Với môn Văn, đồ dùng dạy học có khi không phải là những đồ vật cụ thể mà là những phi vật thể, có khi chỉ là một lời ca, một lời ru, một giọng kể xúc động. Song nếu biết sử dụng đúng lúc thì lại trở thành những phương tiện giảng dạy hữu hiệu. Điều này hoàn toàn phù hợp với việc dạy những VBTT giàu chất văn hóa như Bài ca ngất ngưởng.

Trong quá trình lên lớp, để “mã văn hóa Ca trù” không quá trừu tượng với HS, GV có thể hát cho các em nghe một vài làn điệu Ca trù quen thuộc. Với hình thức này đòi hỏi GV phải có ít nhiều tố chất nghệ sĩ, phải biết hát Ca trù. Tuy nhiên, nếu GV không có khả năng trên thì có thể sử dụng hình thức sân khấu hóa tại lớp. GV giao nhiệm vụ cho HS ở nhà tìm hiểu về các làn điệu Ca trù, lựa chọn một làn điệu mà các em yêu thích để tái hiện lại bằng chính giọng hát của mình. Khuyến khích HS sử dụng ngay văn bản mình được học.

- Trước khi đi vào tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, chúng tôi mời 1 học sinh có giọng hát tốt thể hiện bài hát Bài ca ngất ngưởng cho Gv và toàn thể các bạn trong lớp cùng nghe.

+ Đường linkhọc sinh lớp 11A4 hátCa trù Bài ca ngất ngưởng:

https://youtu.be/NrGTE6rl3Q0

Thiết nghĩ nếu chúng ta áp dụng tốt phương pháp này thì giờ học sẽ rất sinh động, các em có thể sẽ cảm nhận đúng đắn và sâu sắc hơn những gì mình đang học. Tiết học cũng sẽ tạo được niềm say mê, hứng thú trong HS và từ đó sẽ khơi gợi, hình thành và phát triển cho HS năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp cho các em. Và quan trọng hơn là thông qua cách thức này HS được giáo dục sâu sắc hơn về ý thức giữ gìn DSVH Ca trù của dân tộc.

* Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học

CNTT đã đi vào nhà trường và tạo nên sự thay đổi lớn trên nhiều phương diện. Nếu như trước đây, CNTT được xem như một phương tiện hỗ trợ, một yếu tố kết hợp thì nay, với định hướng phát triển năng lực nó còn là mục tiêu dạy học. Khi dạy học văn bản Bài ca ngất ngưởng hướng đến mục tiêu lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn DSVH Ca trù thì việc ứng dụng CNTT càng thể hiện được tính ưu việt của nó. Vận dụng CNTT vào dạy học văn bản Bài ca ngất ngưởng, cần tiến hành cho cả hai phía:

- Ứng dụng CNTT hỗ trợ HS tự học: Với những văn bản có chứa mã văn hóa như Bài ca ngất ngưởng, nếu HS không tìm hiểu trước thông tin văn hóa đó khó để hiểu hết các phương diện của nó, chứ đừng nói gì đến việc yêu mến, hay có ý thức giữ gìn, bảo lưu. Chính vì vậy, trước khi bài học diễn ra, GVgiao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu thông tin về văn hóa Ca trù qua mẫu Phiếu học tập GV cung cấp. Phiếu học tập này sẽ được sử dụng trong hoạt động dạy học trên lớp ở mục tìm hiểu tác giả - tác phẩm. Cụ thể như sau:

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh tìm kiếm, xử lí thông tin và thiết kế cho bài trình chiếu power point. Cụ thể như sau:

- Nhóm 1: Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm Ca trù- hát nói

- Nhóm 2: Giới thiệu mối quan hệ của Nguyễn Công Trứ với Ca trù

- Nhóm 3: Sưu tầm tranh ảnh, băng đĩa, video…liên quan đến DSVH Ca trù?

Để tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ này, nhóm trưởng các nhóm sẽ phân công các thành viên trong nhóm tìm kiếm thông tin bằng các từ khóa như “Phần mềm tạo video clip”, “nguồn gốc”, “đặc điểm”, “ca trù”, “hát nói”, “Nguyễn Công Trứ”… để tìm kiếm thông tin, tranh ảnh, vi deo từ nguồn internet. Cùng với đó, HS tìm hiểu, tìm kiếm thông tin từ sách báo, tài liệu. Sau đó, nhóm trưởng sẽ tổ chức họp cả nhóm để biên tập lại nội dung: yêu cầu mỗi thành viên trình bày kết quả, hiểu biết của mình để từ đó các nhóm tiến hành thảo luận, trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất về sản phẩm cần hoàn thành. Đối với nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 vì đặc điểm của vấn đề được trình bày nên phần trình chiếu chỉ là những hình ảnh, ngữ liệu mang tính minh họa.

Sản phẩm cuối cùng của cả 3 nhóm sẽ được trình bày bởi 3 biên tập viên đại diện cho 3 nhóm, kết hợp lời của biên tập viên và phần trình chiếu nội dung, hình ảnh trên phần mềm power point hoặc gửi qua email, chia sẻ qua google drive, kiwi, chat, Zalo, facebook... Sự trao đổi, phản hồi giữa GV - HS, HS - HS qua internet bằng chức năng chat hoặc gửi mail, Zalo, messenger…. Quá trình thực hiện cần định hướng, chia sẻ tài nguyên, tạo nên những tài liệu học tập bổ ích đồng thời thúc đẩy PPDH tích cực “dạy học lấy HS làm trung tâm”.

Thông qua hoạt động này, sẽ giúp HS biết sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, hình thành và phát triển được năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ và văn học.

(Học sinh lớp 11D1 đang trình bày sản phẩm hoạt động của nhóm qua các slide)

- Ứng dụng CNTT hỗ trợ GV dạy học: Ứng dụng CNTT vào dạy văn bản Bài ca ngất ngưỡng gắn với giáo dục ý thức giữ gìn DSVH Ca trù có nhiều hình thức và tùy theo sự sáng tạo của mỗi GV:

+ Ứng dụng CNTT để hỗ trợ GV trong việc soạn giáo án, sưu tầm và in ấn tài liệu: GVcó thể thiết kế Bài giảng điện tử bằng các phần mềm Powerpoint, Violet, ELearning, tích hợp giảng dạy với sử dụng âm nhạc, phim ảnh, băng hình tư liệu ...có liên quan đến văn hóa Ca trù như phim tài liệu: Nghệ thuật Ca trù - Di sản còn lại; Giới thiệu nghệ thuật Ca trù - song ngữ Việt - Anh; Đặc điểm nguồn gốc và bài hát Ca trù nổi tiếng ….; cùng các video clip hát Ca trù của các nghệ sĩ nổi tiếng: Hồng hồng tuyết tuyết - Nghệ sĩ Quách Thị Hồ; Hương Sơn phong cảnh ca - Đào nương Vân Mai; Bài ca ngất ngưởng …[Phụ lục 5].

Kết hợp khéo léo giữa kênh nghe, kênh nhìn trong quá trình giảng dạy văn bản sẽ giúp HS tiếp cận gần hơn với văn hóa Ca trù, từ đó hình thành mong muốn được giữ gìn nét văn hóa truyền thống đó của dân tộc.

+ Ứng dụng CNTT vào toàn bộ quá trình dạy học: GV có thể sử dụng Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm trò chơi dạy học, các trang web,…hỗ trợ cho nhiệm vụ làm rõ thông tin văn hóa Ca trù.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN DI SẢN VĂN HÓA CA TRÙ CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN BẢN BÀI CA NGẤT NGƢỞNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ (Trang 25 - 29)