CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
4. Kiến nghị, đề xuất
- Đối với giáo viên:
Với bộ môn Ngữ văn ở bậc THPT, việc vận dụng dạy học gắn với giáo dục ý thức giữ gìn DSVH dân tộc cho HS không chỉ với văn bản Bài ca ngất ngưởng của NCT mà cần được mở rộng với tất cả các văn bản có chứa “mã văn hóa”; mở rộng với tất cả đối tượng HS khắp mọi miền Tổ quốc. GV phải kết hợp khéo léo, tránh sa đà, biến giờ dạy Ngữ văn thành giờ dạy văn hóa, phải bám sát mục tiêu bài học theo chuẩn mà Bộ giáo dục đã đề ra. GV cần cho HS chuẩn bị bài ở nhà thật tốt
thông qua hình thức phiếu học tập, sưu tầm tài liệu liên quan đến “mã văn hóa” sẽ xuất hiện trong văn bản sẽ học.
- Đối với nhà trường:
Cần đầu tư, hỗ trợ tài chính cho GV in ấn, phô tô, trang bị các thiết bị dạy học như: bảng phụ, tranh ảnh, tư liệu,.. Đặc biệt, phối hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế những DSVH các vùng miền để HS hiểu, cảm nhận sâu sắc, hứng thú hơn trong học tập; huy động sự tham gia của cộng đồng thông qua việc mời các trí thức địa phương, nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng tham gia hoạt động giáo dục VHDT, truyền dạy VHTT cho HS.
- Đối với Sở Giáo Dục đào tạo:
Cần tăng cường bồi dưỡng để GV có cơ hội cọ xát, trao đổi và tiếp cận cụ thể nhất về các phương pháp dạy học mới, hướng dạy học phát triển năng lực. Cần tổ chức các Hội nghị, chuyên đề trao đổi về hiệu quả của việc áp dụng các PPDH theo định hướng phát triển năng lực để GV có thể học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng giáo dục.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Giáo dục ý thức giữ gìn DSVH Ca trù cho HS THPT qua dạy học văn bản
Bài ca ngất ngưởng”. Tuy các giải pháp đưa ra chưa thật sự đầy đủ nhưng bước
đầu đã có hiệu quả thiết thực góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Rất mong hội đồng khoa học đóng góp ý kiến để những nội dung mà chúng tôi đã trình bày được đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 1999.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII(3/2021), Nxb Chính trị Quốc gia
[3]. Nhiều tác giả (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb KH Xã hội, Hà Nội.
[4]. Huỳnh Như Phương (2009), “Văn hóa và văn hóa truyền thống”, Tạp chí Nhà văn, số 10.
[5]. Phan Trọng Luận (1999), Phương pháp dạy học Văn, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
[6]. Trần Lê Bảo, 2001: Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG, Hà Nội [7]. Trần Nho Thìn, 2018: Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu, giảng
dạy văn học, NXB Giáo dục.
[8]. Lê Nguyên Cẩn (2006), “Tính văn hoá của tác phẩm văn học”, Tạp chí khoa học, số 2.
[9]. TS. Lê Thị Ngọc Anh, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực người học, Khoa Ngữ Văn ĐHSP Huế, http://www.khoanguvandhsphue.org
[10]. PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh, Bình diện văn hóa của văn học và nghiên cứu văn học từ văn hóa học, Khoa Ngữ Văn ĐHSP Huế, http://www.khoanguvandhsphue.org
[11]. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CHÙM HÌNH ẢNH DẠY HỌC VĂN BẢN VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
1. Học sinh đang trình bày các sản phẩm ứng dụng CNTT khi học văn bản
2. Học sinh chia sẻ sản phẩm của nhóm qua zalo cho GV
PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
Giới thiệu: Kính gửi quý thầy/ cô giáo đang giảng dạy tại các trường THPT trên
địa bàn Quỳnh Lưu
Chúng tôi đang thực hiện đề tài sáng kiến “Giáo dục ý thức giữ gìn di sản văn hóa
Ca trù cho học sinh THPT qua dạy học văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công
Trứ”. Để có những đánh giá khách quan và chính xác về đề tài của mình, chúng tôi
xin gửi tới thầy/ cô bản khảo sát gồm 3 câu hỏi dưới đây. Chúng tôi rất mong thầy/ cô chọn chính xác đáp án của mình. Cảm ơn quý thầy cô!
Câu 1: Khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực của thầy/ cô là? a. Có khả năng cao
b. Có khả năng c. Bình thường d. Không
Câu 2: Phương pháp mà thầy/ cô sử dụng khi dạy văn bản Bài ca ngất ngưỡng?
a. Phương pháp truyền thống b. Phương pháp mới
Câu 3: Mức độ quan tâm đến tín hiệu văn hóa trong văn bản của thầy/ cô khi dạy
Bài ca ngất ngưỡng”?
a. Quan tâm b. Thỉnh thoảng c. Chưa quan tâm
PHỤ LỤC 3: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH KHỐI 11
Để phục vụ cho việc nghiên cứu của Cô, mong các em vui lòng điền các thông tin đầy đủ về bản thân và cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách chọn câu trả lời em cho là đúng. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các em HS!
Họ và tên học sinh...
Lớp... Trường...
Câu 1: Trước khi học văn bản Bài ca ngất ngưởng của NCT em biết gì về văn hóa Ca trù?
b. Có nghe qua
c. Hoàn toàn không biết
Câu 2: Các em hãy cho biết ở trường THPT các em đang học, GV có sử dụng các phương pháp dạy học khác ngoài phương pháp thuyết trình, hỏi đáp không? a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng c. Rất ít khi d. Không bao giờ
Câu 3: Ở trường các em, khi GV sử dụng các phương pháp dạy học mới, các em cảm thấy?
a. Rất thích, hào hứng tham gia b. Thích
PHỤ LỤC 4: HƢỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ HỌC VĂN BẢN “ BÀI CA NGẤT NGƯỞNG”
(Nguyễn Công Trứ)
I. Với cả lớp
1. Đọc kĩ văn bản và phần chú thích (SGK, trang …) 2. Tìm đọc các thông tin về tác giả Nguyễn Công Trứ
3. Nghiên cứu các câu hỏi hướng dẫn học bài trong Sách giáo khoa
II. Các nhóm thực hiện các nội dung và nhiệm vụ nhƣ sau: 1. Tìm hiểu nội dung phần Tiểu dẫn
* Nhiệm vụ các nhóm:
NHÓM 1: Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm Ca trù- hát nói?
NHÓM 2: Giới thiệu mối quan hệ của Nguyễn Công Trứ với Ca trù?
NHÓM 3: Sưu tầm tranh ảnh, băng đĩa, video…liên quan đến DSVH Ca trù?
2. Tìm hiểu nội dung 6 câu đầu: Nguyễn Công Trứ “ ngất ngƣởng” khi làm quan
NHÓM 1: Em hãy cho biết ý nghĩa câu mở đầu của bài thơ? Nhận xét cách biểu đạt của nhà thơ? Tại sao ông coi việc làm quan là mất tự do vậy mà vẫn ra làm quan?
NHÓM 2:Trong thời gian làm quan, NCT đã thể hiện thái độ“ngất ngưởng”của mình như thế nào? Nhận xét nghệ thuật ( ngôn từ, các thủ pháp nghệ thuật) của đoạn thơ này?
3. Tìm hiểu nội dung 10 câu tiếp theo: Nguyễn Công Trứ “ngất ngƣởng” khi về hƣu
Các nhóm làm việc theo từng dãy bàn với các câu hỏi như sau:
+ Quãng đời về hưu, nhà thơ đã có cách sống và quan niệm sống như thế nào? + Nhận xét về cách sống và quan niệm sống của tác giả?
(Tích hợp kiến thức văn hóa Ca trù):
+ Theo em, niềm say mê với nghệ thuật Ca trù đã ảnh hưởng như thế nào đến lối sống và tâm hồn của NCT?
+ Trên cơ sở đã tìm hiểu về đặc điểm văn hóa Ca trù lý giải câu thơ “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng”?
PHỤ LỤC 5: LINK NHẠC VÀ VIDEO
1. Bài ca ngất ngưởng https://www.youtube.com/watch?v=4h2n7VFlSis 2. Bài hát Hồng hồng Tuyết tuyết - Quách Thị Hồ:
https://www.youtube.com/watch?v=XhAgzMVmY5w
3. Bài hát Hương Sơn phong cảnh ca - Đào Nương Vân Mai: https://www.youtube.com/watch?v=qEDc8Ajchpo
4. Phim tài liệu: Nghệ thuật Ca trù - Di sản còn lại: https://www.youtube.com/watch?v=W39INgvbla8 5. Giới thiệu Nghệ thuật Ca trù - Song ngữ Việt - Anh: https://www.youtube.com/watch?v=UqCLi1VR0EM
6. Bài viết về đặc điểm nguồn gốc ca trù và những bài hát Ca trù nổi tiếng: https://amthanhthudo.com/ca-tru-la-gi.html
7. Vi deo của học sinh hát Bài ca ngất ngưởng
https://youtu.be/NrGTE6rl3Q0
8. Sản phẩm ứng dụng CNTT của HS khi học văn bản Bài ca ngất ngưởng
https://www.canva.com/design/DAE-hczIwy8/PuzwSin6xsZjGF3J3Q1Qrw/edit (copy link dán vào trình duyệt google chrome)