Vượt qua những rào cản về tâm lí trong dạy – học trực tuyến

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP tổ CHỨC dạy học TRỰC TUYẾN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID 19 ở TRƯỜNG THPT lê lợi, HUYỆN tân kỳ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 - 36)

2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo: Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổ

2.9. Vượt qua những rào cản về tâm lí trong dạy – học trực tuyến

2.9.1. Đối với giáo viên

Khi thực hiện những điều mới hay áp dụng những phương pháp mới, chúng ta thường có tâm lý ngần ngại. Hơn nữa, khi trước nay, việc đứng lớp của giáo viên thường diễn ra trực tiếp, có nhiều người nghe thì giờ đây khi dạy online, việc phải nói một mình cũng rất dễ gây ra cảm giác ngại ngùng hay không có hứng thú. Vượt qua rào cản tâm lý chính là bước đầu giúp giáo viên có thể xây dựng được cách dạy học trực tuyến hiệu quả.

Theo cách dạy học truyền thống, thầy và trò thường đối mặt nhau, gặp gỡ trực tiếp với nhau - dù lâu nay, việc dạy học từ xa đã được thực hiện khá phổ biến nhưng nhiều người dạy vẫn chưa quen việc nói trước màn hình mà không biết có ai nghe không, còn người học thì chỉ nghe mà không biết rằng người nói liệu có hướng đến mình không... Do đó, người chưa từng dạy trực tuyến cần khắc phục rào cản tâm lý, sớm bỏ qua tâm lý ngại ngần khi “nói một mình”, còn người chưa từng học trực tuyến cũng không cần quan tâm nhiều đến việc có được “quan tâm” hay không.

Người dạy cần nói một cách rõ ràng nhất có thể, bởi trong cách dạy này, ngôn ngữ hình thể có thể không còn phát huy nhiều tác dụng khi người học có khi không quan tâm nhiều đến yếu tố “xem” mà chỉ chú trọng yếu tố “nghe”. Ngay cả trong trường hợp ít sử dụng bảng để viết các ghi chú thì cũng cần được thay thế bằng các cách diễn đạt khác phù hợp, như hình ảnh, video clip… Và, người dạy cũng cần vượt qua tâm lý “có hứng” khi nói trước nhiều người nghe, được sự khích lệ… mà phải chú tâm truyền đạt một cách tốt nhất có thể.

Đồng thời, việc dạy học trực tuyến ứng phó trong đại dịch covid- 19 trước hết chưa phải là nội dung chương trình, kỹ năng sư phạm hay khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của GV mà chính là những rào cảm lớn về mặt tâm lí của GV và HS, phụ huynh.

Về phía GV, là người tổ chức, định hướng cho HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng cần thiết qua giờ học. Vì thế hơn ai hết GV là người phải chủ động quyết liệt để thực hiện tốt nhất dạy học trực tuyến trong điều kiện cho phép của nhà trường, bản thân GV và HS. Thay vì tâm lí e ngại thay đổi theo kế hoạch chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo cũng như của nhà trường để ứng phó kịp thời

nâng cao tinh thần trách nhiệm, tôn trọng nhu cầu phát triển của HS: Đó là được học tập để nâng cao hiểu biết, rèn luyện kỹ năng, phát triển bản thân. Vì vậy, GV cần tích cực ứng dụng công nghệ số trong dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy học, đảm bảo phát triển năng lực HS.

GV cần nâng cao hiểu biết về dạy học trực tuyến. Ứng dụng nhiều phần mềm, các thiết bị máy tính, IPAD, internet… hỗ trợ tốt cho dạy học trực tuyến. Giúp cho giờ dạy học trực tuyến trở nên sinh động, hấp dẫn và phát huy khả năng tương tác giữa GV và HS. Qua đó GV nắm bắt tình hình học tập cũng như những vướng mắc, khó khăn của HS trong quá trình học tập để có những điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời.

2.9.2. Đối với phụ huynh và học sinh

Về phía phụ huynh và HS, sự thay đổi hình thức dạy học đã tạo tâm lí lo ngại về chất lượng học tập của con em.Vì trên thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin như mua sắm máy tính, điện thoại thông minh, kết nối mạng internet không phải gia đình nào cũng đủ khả năng, vùng miền nào củng đầy đủ, thuận lợi. Phụ huynh lo lắng, HS thì tham gia học tập không đồng đều do sự cố gặp phải trong quá trình học tập như máy hết pin, mạng yếu dán đoạn kết nối…Chưa kể đến HS của trường THPT Lê Lợi chủ yếu là ở miến núi, nông thôn nên nhiều khi tiết học trực tuyến bị dán đoạn vì các em phụ giúp việc nhà cho gia đình. Khiến cho chất lượng học tập của một số HS không đảm bảo, các em học tập cho có sĩ số và tương tác với GV còn hạn chế nhiều…Vì vậy, phụ huynh và hS cần ý thức rõ nhiệm vụ học tập của HS dù bằng hình thức trực tiếp hay trực tuyến thì cũng cần vượt qua rào cản tâm lí để tham gia học tập nghiêm túc. Chỉ có khi được tham gia vào môi trường lớp học sẽ có nhiều cơ hội phát triển năng lực, phẩm chất bản thân, nâng cao nhận thức về tri thức khoa học, phát triển đa dạng các kỹ năng phù hợp lứa tuổi HS. Học tập là nhu cầu chính đáng của HS mà phụ huynh cần tạo điều kiện hỗ trợ con em mình.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP tổ CHỨC dạy học TRỰC TUYẾN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID 19 ở TRƯỜNG THPT lê lợi, HUYỆN tân kỳ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 - 36)