Đối với hoạt động luyện tập, củng cố.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số biện pháp nâng cao hứng thú môn lịch sử trong dạy học trực tuyến ở trường THPT (Trang 32 - 35)

Củng cố và làm bài tập về nhà cũng là một trong các bước quan trọng của bài dạy. Tuy nhiên, rất nhiều GV hầu như không đi đến bước này, hoặc có củng cố bài học cũng chỉ nói một cách qua loa vì không đủ thời gian, không muốn thực hiện vì thấy không cần thiết.

Sau nhiều năm trực tiếp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi thấy rằng: củng cố và luyện tập sau giờ học là một việc làm không kém phần quan trọng so với các hoạt động khác. Đây là biện pháp để giáo viên kiểm tra kết quả học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức sau giờ dạy học đồng thời khơi gợi ở các em những hướng suy nghĩ, tư duy sáng tạo, những tìm tòi mới mẻ thông qua tiết học. Vì vậy khi thiết kế giáo án cho giờ lên lớp, tôi thường quan tâm đến việc tổ chức cho học sinh các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo ngay sau bài học.

Khi tiến hành trên lớp, với mỗi bài, tôi chọn lựa các hình thức phù hợp với đối tượng học sinh và đã thu được kết quả bước đầu. Trong phần này, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình về việc tổ chức các hình thức củng cố và luyện tập cho học sinh trong giờ dạy học lịch sử mà tôi đã áp dụng khi dạy học trực tuyến.

Ví dụ 1: Để củng cố lại kiến thức bài 16, Lịch sử lớp 10: Thời Bắc thuộc

và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh

hơn”.

- Mục đích: Củng cố các cuộc khởi nghĩa của nhân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Chuẩn bị: HS chuẩn bị giấy nháp và bút - Thời gian: 2 phút.

- Cách tiến hành:

Giáo viên bật màn hình cho cả lớp quan sát, cả lớp có 15 giây đọc các thông tin trên bảng. Sau khi giáo viên hô "1, 2, 3. Bắt đầu!" và tính giờ. Hết 2 phút HS chụp gửi qua zalo cho giáo viên. GV chọn 2-3 bài nối nhanh và đúng nhất để cho điểm.

A B

(Thời gian ) (Các cuộc khởi nghĩa)

Năm 40 Khởi nghĩa Lí Bí

Năm 248 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Năm 542 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Năm 550 Chiến thắng Bạch Đằng

Năm 722 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Năm 766 Khởi nghĩa Triệu Quang Phục Năm 905 Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ

Năm 931 Khởi nghĩa Bà Triệu

Năm 938 Khởi nghĩa Phùng Hưng

- Tác dụng của trò chơi này: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét nhanh bài của các đội.

Ví dụ 2: Sau khi học xong chương 1 và chương 2 Lịch sử Việt Nam lớp 10, Giáo

viên tổ chức ôn tập lại cho học sinh bằng trò chơi “Thử tài đoán nhanh”.

Câu 1: Chùa Một Cột được xây dựng vào năm nào? (1049)

Câu 2: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào? (năm 40)

Câu 3: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng vương là gì? (Đinh Tiên Hoàng)

Câu 4: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai năm 1076? (Lý Thường Kiệt)

Câu 5: Lý Huệ Tông truyền ngôi cho ai? (Lý Chiêu Hoàng)

Câu 6: Trường đại học đầu tiên ở nước ta? (Quốc Tử Giám)

Câu 7: Sau khi đánh đuổi quân Thanh vua Quang Trung ban bố chiếu gì? (khuyến nông)

Câu 8: Trong trận đánh đồn Đống Đa tướng giặc nào phải tự tử? (Sầm Nghi Đống)

Câu 9: Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào thời gian nào? (11/12/ 1993)

Câu 10: Bộ luật Hồng Đức do ai sáng lập? (Lê Thánh Tông)

- Tác dụng của trò chơi này: Trong một khoảng thời gian ngắn giáo viên có thể tổ chức cho nhiều học sinh cùng chơi, đặc biệt giáo án điện tử sẽ thuận tiện hơn

rất nhiều khi sử dụng trò chơi bằng hình thức thủ công, bởi khi thiết kế trò chơi giáo viên đã xây dựng và thiết kế đáp án ngay sau mỗi câu hỏi. Vì vậy sau khi học sinh trả lời giáo viên ấn ENTER ngay để kiểm tra kết quả.

Ví dụ 3: Trước khi dạy học bài 5 Các nước Châu Phi (lịch sử 12), giáo viên yêu

cầu học sinh vẽ và điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện sơ đồ tư duy về sự ra đời và quá trình phát triển thành viên của tổ chức ASEAN (mục I, 3 - bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ).

Sau khi học sinh đã hoàn thiện sơ đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động, sự phát triền thành viên của tổ chức hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với từ chìa khóa trung tâm. Đây chính là phần hiểu bài của học sinh mà giáo viên cần căn cứ vào đó để đánh giá, nhận xét.

HS chụp và gửi qua zalo cho GV.

Ví dụ 4: Khi học xong bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh

thế giới thứ 2 (1945-1949), ở phần củng cố, Giáo viên cho học sinh điền vào phần còn thiếu trong sơ đồ tư duy sau. Sau đó HS chụp và gửi qua zalo để GV nhận xét cho điểm (Chọn 3-5 HS nhanh, đẹp và đúng nhất).

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số biện pháp nâng cao hứng thú môn lịch sử trong dạy học trực tuyến ở trường THPT (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)