PHẦN III KẾT LUẬN 3.1 Một số kết luận

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) CÔNG tác QUẢN lý và THÚC đẩy PHONG TRÀO NGHIÊN cứu KHOA học kỹ THUẬT tại TRƯỜNG THPT QUỲNH lưu 4 (Trang 39)

- Nơi nhận kế hoạc h: Ban giám hiệu; Ban chủ nhiệm; Các lớp có thành viên của CLB; Quản trị mạng xã hội.

5. Kết quả thực hiện:

PHẦN III KẾT LUẬN 3.1 Một số kết luận

3.1. Một số kết luận

Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và qua các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, thì việc định hướng học sinh tìm hiểu, nghiên cứu và sáng tạo khoa học kỹ thuật là không thể thiếu được.

Trong bối cảnh hiện nay, một nền giáo dục tiên tiến tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng đóng góp cho sự phát triển bền vững là mục tiêu mà Việt Nam đang nỗ lực hướng tới. Mục tiêu đó đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải khơi dậy sự say mê học tập, kích thích sự tò mò và khả năng sáng tạo ở người học để các em có khả năng thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của xã hội. Nguyên lý giáo dục Việt Nam đã được quy định trong Luật giáo dục như sau: “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Có thể khẳng định rằng: Định hướng học sinh tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu khoa học, công nghệ và sáng tạo khoa học kỹ thuật là việc thực sự rất cần thiết; Đã được Đảng, nhà nước và các bộ ngành quan tâm bằng việc tổ chức các cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho học sinh, sinh viên, lồng ghép giáo dục trải nghiệm, giáo dục STEM, ... Vì vậy công tác quản lý, tổ chức và thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học ở các trường phổ thông cũng thực sự cần thiết để đáp ứng các yêu cầu đó. Trong những năm gần đây, để đáp ứng các yêu cầu về giáo dục và tạo sân chơi lành mạnh cho các em học sinh thì sở giáo dục và đào tạo Nghệ An, sở khoa học và công nghệ, hiệp hội khoa học kỹ thuật, tỉnh đoàn Nghệ An, ... đã tổ chức nhiều cuộc thi liên quan đến KHKT đồng thời tuyển chọn các sản phẩm, dự án tham dự cuộc thi cấp trên và đã đạt được rất nhiều thành tích cao, đã có nhiều giải quốc gia, quốc tế.

Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích thực trạng về phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp quản lý, như vậy mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.

Đề tài đã được nghiên cứu dựa trên những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn làm công tác quản lý của trường THPT Quỳnh Lưu 4 trong những năm học qua. Những nội dung này có thể áp dụng với các trường THPT trong và ngoài tỉnh và nó có tác dụng trong nhiều năm học.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) CÔNG tác QUẢN lý và THÚC đẩy PHONG TRÀO NGHIÊN cứu KHOA học kỹ THUẬT tại TRƯỜNG THPT QUỲNH lưu 4 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)