Một số kinh nghiệm rút ra 1 Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI TOÁN THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC MÔN TOÁN LỚP 10 (Trang 49 - 52)

C. 30,5 triệu đồng D 29,5 triệu đồng.

3. Một số kinh nghiệm rút ra 1 Đối với giáo viên

Cần chủ động, tích cực tìm hiểu, nghiên cứu chương trình GDPT mới năm 2018 thông qua việc học tập nghiêm túc các nội dung BDTX theo các Mô đun do Sở GD&ĐT tổ chức.

Tăng cường các hoạt động vận dụng kiến thức toán đã học vào giải các bài toán có nội dung thực tiễn.

Rèn luyện cho học sinh thói quen, tính kỉ luật trong việc thực hiện các kĩ năng giải toán thông qua việc luyện tập; nhằm khắc phục tính chủ quan, hình thành tính độc lập, tính tự giác ở người học, thông qua đó hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của các em học sinh.

Luôn tạo ra tình huống có vấn đề, kích thích hứng thú tìm tòi học tập ở học sinh.

Đặt ra câu hỏi gợi mở phù hợp với đối tượng học sinh.

Rèn luyện tư duy tương tự hóa, khái quát hóa và đặc biệt hóa cho học sinh, giúp các em có cách nhìn nhận vấn đề một cách bao quát, cụ thể, có tính hệ thống, và giải quyết vấn đề nhanh hơn, có tính lôgic cao hơn...

3.2. Đối với học sinh

Việc học tập theo định hướng trên giúp học sinh:

Không còn bỡ ngỡ, có cách tiếp cận và có kỹ năng tốt hơn trong việc giải các bài toán có nội dung thực tiễn, hình thành cho bản thân năng lực giải quyết vấn đề.

Biết cách xây dựng bài toán mới từ những kiến thức đã biết, hình thành cho bản thân khả năng sáng tạo.

4. Kiến nghị

Bài toán có nội dung gắn với thực tiễn chưa xuất hiện nhiều trong các SGK và SBT trong chương trình hiện hành nhưng lại rất được chú trọng trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Đề tài này góp phần hệ thống lại một số bài toán có nội gắn với thực tiễn và đưa ra một số hướng giúp các em học sinh xây dưng bài toán mới. Đề tài có thể đưa vào giảng dạy lồng ghép trong tiết tự chọn khi luyện tập về các chủ đề hàm số bậc hai và bất phương trình bậc hai, hệ phương trình bậc nhất ba ẩn, hệ thức lượng trong tam giác, phù hợp với đối tượng học sinh khá giỏi; góp phần nâng cao chất lượng kết quả bộ môn, tạo niềm đam mê học toán cho học sinh.

Tuy đã cố gắng nỗ lực, song do năng lực chuyên môn và thời gian thực hiện có hạn nên đề tài chỉ đạt được một số kết quả mang tính minh họa, các ví dụ còn chưa đa dạng. Bên cạnh đó, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp đặc biệt là các chuyên gia góp ý.

PHỤ LỤC

ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM Thời gian làm bài: 45 phút Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Dây truyền đỡ nền cầu

treo có dạng parabol ABC như hình

vẽ. Đầu cuối của dây được gắn chặt vào điểm AB trên trục AA và

BB với độ cao 25m. Chiều dài nhịp 180

A B   m. Độ cao ngắn nhất của dây truyền trên nền cầu là

4

OCm. Xác định tổng các chiều dài các dây cáp treo (thanh thẳng đứng nối nền cầu với dây truyền)?

Câu 2. Cho mô hình cân bằng thu nhập quốc dân:

 0 0 0 0 140 0,8 0,3 Y C I G C Y T T Y             .

Trong đó, Ylà tổng thu nhập quốc dân, G0 là chỉ tiêu cố định của chính phủ,

0

I là đầu tư của các hộ gia đình, Clà tiêu dùng của các hộ gia đình, Tlà thuế và các đại lượng Y G I T C, 0, , ,0 được tính theo cùng đơn vị đo.

a) Tìm trạng thái cân bằng khi I0 400,G0 1000.

b) Khi suy thoái kinh tế, ta chọn C140 0,6 YT. Giả sử I0 400. Hỏi

0

G bằng bao nhiêu thì ổn định được tổng thu nhập quốc dân?

Câu 3. Em hãy nêu một cách để tính diện tích của giếng nước lớn nhất Việt Nam minh họa như hình vẽ (chỉ được dùng máy tính cầm tay, thước đo độ và thước đo độ dài không quá 5m).

Câu 4. Một tàu đánh cá xuất phát từ cảng A, đi theo hướng S75oE với vận tốc 65 km/h. Đi được 120 phút thì động cơ của tàu bị hỏng nên tàu trôi tự do theo hướng nam với vận tốc 9 km/h. Sau 2 giờ 30 phút kể từ khi động cơ bị hỏng, tàu neo đậu được vào một hòn đảo.

a) Tính khoảng cách từ cảng A tới đảo nơi tàu neo đậu. b) Xác định hướng từ cảng A tới đảo nơi tàu neo đậu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Các bản mẫu sách giáo khoa môn Toán 10.

[2]. Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018.

[3]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

[4]. Polya G (1995), Giải một bài toán như thế nào. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Polya G (1997), Sáng tạo toán học (bản dịch), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[6]. SGK đại số 10 chương trình hiện hành. [7]. SGK hình học 10 chương trình hiện hành. [8]. Tài liệu từ Internet.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI TOÁN THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC MÔN TOÁN LỚP 10 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)